Ba lan là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam tại Đông Âu, nhưng Việt Nam đang xuất siêu sang Ba Lan ngày càng tăng, trong 7 tháng đầu năm 2018 Việt Nam xuất siêu sang Ba Lan 647,14 triệu USD, tăng 12%. Cụ thể, Việt Nam xuất sang thị trường Ba Lan đạt 809,42 triệu USD, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái; nhập khẩu từ thị trường này đạt 162,27 triệu USD, tăng 8,9%.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Ba Lan chưa cao; trong đó nhiều nhất là dược phẩm chiếm 18,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại từ thị trường này, đạt 30,07 triệu USD, tăng 4,4%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng chiếm 17,1%, đạt 27,69 triệu USD, giảm 14,7%; Sữa và sản phẩm sữa chiếm 6,5%, đạt 10,61 triệu USD, giảm 23,5%
Chế phẩm thực phẩm là nhóm hàng nhập khẩu tăng mạnh nhất từ thị trường này, tăng 50%, đạt 2,35 triệu USD; ngược lại nhập khẩu sắt thép sụt giảm mạnh nhất 47,5%, đạt 0,07 triệu USD.
Nhằm tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam - Ba Lan trong bối cảnh Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) đã được ký kết, các doanh nghiệp (DN) Ba Lan đang thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại để đưa hàng hóa của Ba Lan vào thị trường Việt Nam, nhất là mặt hàng thịt bò, trái cây.
Ông Grzegorz Rybarski - Tham tán thương mại Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam - cho biết, nhiều DN Ba Lan trong các lĩnh vực như thực phẩm tươi và chế biến, trái cây tươi và đóng hộp, chiết xuất trái cây đậm đặc, thịt bò, thịt gà, thit gia cầm… đang tìm cơ hội thâm nhập thị trường Việt Nam. Chiến dịch quảng bá nông sản chất lượng cao của Ba Lan tại Việt Nam kéo dài 3 năm và bắt đầu thực hiện từ tháng 8/2019.
Theo ông Piotz Ziemann - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà giết mổ thịt và chế biến thịt nguội Ba Lan - ưu thế của Ba Lan là có thể sản xuất thịt bò với chi phí thấp hơn 17% chi phí trung bình của toàn EU nhưng chất lượng vẫn đứng Top đầu châu lục. 85% thịt bò Ba Lan là dành cho xuất khẩu, tỉ lệ này lần lượt là 55% cho thịt gà và 17% cho thịt heo. Trong khi thịt heo Ba Lan đã xuất hiện ở thị trường Việt Nam, thịt bò và thịt gà vẫn còn mới mẻ dù đã quen mặt ở các thị trường khó tính châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc. Vì thế Hiệp hội sẵn sàng mời các cơ quan chức năng và DN Việt Nam sang tham quan và trực tiếp kiểm tra quy trình sản xuất, chế biến thịt bò tại Ba Lan. Trong thời gian qua, một số cơ quan của Ba Lan cũng đã thăm Việt Nam và bày tỏ mong muốn được xuất khẩu thịt bò sang Việt Nam.
Bên cạnh đó, các món ăn, ẩm thực của Việt Nam cũng được kinh doanh khá rộng rãi tại Ba Lan và được chế biến hoàn toàn bằng nguồn nguyên liệu tại Ba Lan nhưng vẫn giữ được nguyên bản của các món ăn. Chính vì thế khi đưa các mặt hàng thực phẩm của Ba Lan vào Việt Nam, người tiêu dùng cũng hoàn toàn yên tâm vì có thể sử dụng nguồn nguyên liệu này để chế biến món ăn Việt Nam mà vẫn đảm bảo được hương vị đặc sắc của món ăn Việt.
Mở ra nhiều cơ hội hợp tác
Theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), thuế nhập khẩu đối với thịt bò sẽ về 0% sau 3 năm hiệp định có hiệu lực. Như vậy, thời điểm chiến dịch quảng bá nông sản của Ba Lan kết thúc cũng là lúc Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết bỏ thuế nhập khẩu với thịt bò EU. Các DN Ba Lan tin rằng, với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện tại, tương lai gần Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiềm năng cho các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao của Ba Lan, trong đó có thịt bò.
Ông Piotr Harasimowicz - Trưởng Văn phòng đại diện Cục Đầu tư và Thương mại Ba Lan tại TP. Hồ Chí Minh - cho biết, năm 2018 kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ba Lan đạt gần 1,6 tỷ USD, tăng gần 60% so với năm trước đó, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan đạt gần 1,33 tỷ USD, tăng gần 72%. Thêm vào đó, việc EVFTA được ký kết sẽ mở ra cơ hội thuận lợi để Việt Nam - Ba Lan đẩy mạnh hợp tác thương mại trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, cả Việt Nam và Ba Lan đều là nhà sản xuất và xuất khẩu lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông sản cũng là nhóm hàng chính trong cơ cấu trao đổi thương mại song phương. Mặc dù cùng phát triển nông nghiệp nhưng Việt Nam - Ba Lan không cạnh tranh trực tiếp mà sẽ hỗ trợ hiệu quả cho nhau. Cụ thể, Việt Nam đang tập trung cải tiến công nghệ nông nghiệp, bao gồm đầu tư vào nông nghiệp chuyên ngành, phân bón và máy móc. Ở góc độ này, với kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bằng công nghệ cao nhiều năm, Ba Lan có thể hỗ trợ cho Việt Nam về công nghệ cũng như kỹ thuật.

Nhập khẩu hàng hóa từ Ba Lan 7 tháng đầu năm 2019

ĐVT: USD

Nhóm hàng

Tháng 7/2019

+/- so với tháng 6/2919 (%) *

7 tháng đầu năm 2019

+/- so với cùng kỳ (%) *

Tổng kim ngạch NK

28.057.259

29,08

162.274.628

8,92

Dược phẩm

7.755.643

90,43

30.067.672

4,38

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

3.174.537

-0,12

27.685.956

-14,71

Sữa và sản phẩm sữa

2.429.061

50,47

10.605.835

-23,48

Hàng thủy sản

1.177.685

244,79

4.152.056

-5,9

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

395.631

-38,03

3.842.704

15,29

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

472.543

-0,41

3.684.946

 

Cao su

410.382

-26,78

3.415.893

 

Chế phẩm thực phẩm khác

483.690

62,21

2.348.748

49,97

Sản phẩm từ sắt thép

231.300

-63,09

2.062.064

-11,04

Phế liệu sắt thép

250.119

36,08

1.996.261

 

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

170.607

3,46

1.722.923

 

Kim loại thường khác

 

 

84.315

0,73

Sắt thép các loại

 

 

66.580

-47,5

Hàng hóa khác

11.106.063

15,9

70.538.673

 

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)

 

 

Nguồn: Vinanet