Nhật Bản luôn là đối tác thương mại truyền thống quan trọng bậc nhất của Việt Nam. Hiện nay, Nhật Bản đứng thứ 4 trong tổng số hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam (sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Mỹ). Nhật Bản là nhà đầu tư số 1 tại Việt Nam năm 2017 với tổng vốn đăng ký đạt trên 9 tỷ USD. Đầu tư của Nhật Bản chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, năng lượng, phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ thương mại, chế biến hàng nông sản…
Nhật Bản cũng là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam trong số 10 đối tác thương mại thuộc Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Năm 2017 kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Nhạt Bản đạt 33,4 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 16,8 tỷ USD và nhập khẩu 16,6 tỷ USD;
Trong 4 tháng đầu năm 2018, tổng trị giá kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt gần 5,75 tỷ USD, tăng gần 13,6% so với cùng kỳ 2017. Đáng chú ý, 4 tháng đầu năm đã có nhóm hàng đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản đạt trị giá 1 tỷ USD đó là dệt may, trong khi cùng kỳ năm ngoái chưa có nhóm hàng nào.
Nhóm hàng dệt may đạt kim ngạch 1,11 tỷ USD, chiếm 19,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các loại sang Nhật, tăng 18,8% so với cùng kỳ 2017. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dệt may sang Nhật Bản cao hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của nước ta sang thị trường này và cũng cao hơn mức tăng trưởng chung của ngành dệt may (tăng trưởng chung của dệt may hết tháng 4 cũng chỉ 14,5%).
Nhóm hàng đạt kim ngạch lớn thứ 2 là phương tiện vận tải đạt 756,35 triệu USD, chiếm 13,2%, tăng 14,5%; tiếp đến máy móc thiết bị phụ tùng 572,26 triệu USD, chiếm 10%, tăng 5,4%; thủy sản 376,36 triệu USD, chiếm 6,5%, tăng trên 4,7%; gỗ và sản phẩm gỗ 350,67 triệu USD, chiếm 6%, tăng 2,3%.
Trong 4 tháng đầu năm nay, hầu hết các nhóm hàng hóa xuất khẩu sang Nhật đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó có rất nhiều nhóm hàng tăng trên 100% kim ngạch như: Sắt thép tăng 486,9%, đạt 26,93 triệu USD; nguyên liệu nhựa tăng 339%, đạt 13,45 triệu USD; sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 263,9%, đạt 2,42 triệu USD; điện thoại tăng 110,4%, đạt 194,58 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu sụt giảm ở mức 2 con số ở một vài nhóm như: Hạt tiêu giảm 23,5%, đạt 4,99 triệu USD; dầu thô giảm 30,8%, đạt 116,69 triệu USD; phân bón giảm 22,2%, đạt 0,35 triệu USD; cao su giảm 22%, đạt 5,93 triệu USD.
Trong 4 tháng đầu năm 2018, Việt Nam vẫn xuất siêu sang Nhật 81 triệu USD. Đây là điều được duy trì trong nhiều năm gần đây khi khoảng cách thâm hụt thương mại giữa 2 nước không đáng kể.

Xuất khẩu sang Nhật Bản 4 tháng đầu năm 2018

ĐVT: USD

Mặt hàng

T4/2018

% tăng giảm so với T3/2018

4T/2018

% tăng giảm so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch XK

1.413.998.070

-13,93

5.750.238.552

13,6

Hàng dệt, may

257.246.823

-19,42

1.112.109.881

18,83

Phương tiện vận tải và phụ tùng

175.786.817

-18,39

756.348.407

14,48

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

145.842.258

-13,47

572.259.125

5,42

Hàng thủy sản

112.795.934

7,97

376.356.467

4,66

Gỗ và sản phẩm gỗ

85.647.541

-9,71

350.665.575

2,33

Giày dép các loại

39.953.443

-41,45

268.435.958

17,74

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

52.567.963

-16,06

232.544.242

-1,43

Sản phẩm từ chất dẻo

52.990.710

-8,65

199.246.679

13,24

Điện thoại các loại và linh kiện

50.445.911

0,63

194.583.103

110,37

Sản phẩm từ sắt thép

32.400.724

-8,08

127.822.951

32,15

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

28.905.076

-13,31

124.400.026

1,38

Dầu thô

66.994.061

33,99

116.690.089

-30,78

Hóa chất

30.527.929

11,12

111.754.300

20,6

Dây điện và dây cáp điện

27.389.867

-14,82

105.692.570

28,49

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

25.314.972

-26,99

96.616.803

33,27

Cà phê

21.452.249

-8,29

82.706.309

14,88

Kim loại thường khác và sản phẩm

19.497.376

-16,51

75.173.947

18,8

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

6.376.160

-28,98

47.369.640

85,57

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

9.404.874

3,15

43.953.204

52

Sản phẩm từ cao su

9.944.291

-15,21

39.670.479

14,22

Than các loại

4.791.240

-61,35

36.919.758

4,22

Hàng rau quả

8.200.433

-26,62

36.551.098

15,88

Sản phẩm hóa chất

7.878.086

-18,64

32.286.084

6,05

Sản phẩm gốm, sứ

6.924.761

-9,76

28.404.922

16,04

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

5.457.718

-50,65

27.989.166

-12,17

Giấy và các sản phẩm từ giấy

6.035.860

-15,97

27.279.220

1,97

Sắt thép các loại

4.863.250

-4,61

26.929.442

486,85

Xơ, sợi dệt các loại

6.088.980

-18,59

23.766.280

4,83

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

5.557.387

5,93

19.925.598

5,55

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

4.740.586

-13

18.276.346

19,42

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

3.412.780

-13,11

13.551.916

4,65

Chất dẻo nguyên liệu

2.058.323

-37,5

13.454.766

338,97

Vải mành, vải kỹ thuật khác

2.919.988

-12,23

11.695.688

-5,21

Hạt điều

3.033.758

15,1

10.808.429

65,54

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

2.276.578

-33,1

9.809.513

55,98

Cao su

1.251.658

-19,39

5.925.001

-21,97

Hạt tiêu

1.194.697

-7,83

4.992.213

-23,45

Quặng và khoáng sản khác

1.306.298

-20,39

4.550.991

10,54

Sắn và các sản phẩm từ sắn

 

-100

2.419.418

263,92

Phân bón các loại

54.118

-68,26

351.463

-22,2

 (Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)

 

Nguồn: Vinanet