Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu nhóm hàng dệt may liên tục sụt giảm trong 3 tháng liên tiếp; tháng 9/2019 giảm 15,6%, tháng 10 giảm 5,6%, tháng 11 giảm tiếp 3,9% đạt 2,58 tỷ USD, nhưng cộng chung cả 11 tháng đầu năm kim ngạch vẫn tăng 7,9% so với cùng kỳ năm 2018, đạt trên 29,87 tỷ USD, chiếm 12,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại của cả nước.
Trong đó, xuất khẩu hàng dệt may của doanh nghiệp có vốn FDI đạt 17,6 tỷ USD, chiếm 58,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước.
Mỹ luôn đứng đầu về tiêu thụ hàng dệt may của Việt Nam, đạt 13,46 tỷ USD, chiếm 45% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2018; xuất sang EU đứng thứ 2 về kim ngạch, đạt 3,88 tỷ USD, chiếm 13%, tăng 4,2%; tiếp đến thị trường Nhật Bản đạt 3,62 tỷ USD, chiếm 12,1%, tăng 4,1% và sang Hàn Quốc đạt 3,12 tỷ USD, chiếm 10,4%, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2018.
Hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm 4,9% trong tổng kim ngạch, đạt 1,46 tỷ USD, tăng 4,9%; thị trường Đông Nam Á chiếm 4,5%, đạt 1,33 tỷ USD, tăng 22,2% so với cùng kỳ năm trước.
Thị phần xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường
Trong 11 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu hàng dệt may sang đa số các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái; trong đó, xuất khẩu sang Nigeria tăng mạnh nhất 221,5%, đạt 28,7 triệu USD, Ấn Độ tăng 59,6%, đạt 93,37 triệu USD, Nga tăng 44,9%, đạt 236,3 triệu USD; Indonesia tăng 43%, đạt 250,99 triệu USD; Bỉ tăng 41,1%, đạt 321,32 triệu USD.
Ngược lại, xuất khẩu hàng dệt may sang Senegal giảm mạnh nhất 77,1%, đạt 0,91 triệu USD; Hungary cũng giảm 66,5%, đạt 1,07 triệu USD và Bờ Biển Ngà giảm 62,6%, đạt 2,18 triệu USD.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2019 đạt 39 tỷ USD, tăng 7,75% so với năm 2018. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 30,85 tỷ USD (tăng 7,38%); xuất khẩu vải đạt 2,14 tỷ USD (tăng 21,6%); xuất khẩu sợi ước đạt 4,09 tỷ USD (tăng 1,61%); xuất khẩu vải không dệt đạt 600 triệu USD (tăng 13,21%); xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt 1,32 tỷ USD (tăng 8,22%).
Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may năm 2019 ước đạt 22,38 tỷ USD (tăng 2,21%) so với năm 2018. Trong đó, nhập khẩu vải đạt 13,5 tỷ USD (tăng 5,68%); nhập khẩu phụ liệu dệt may đạt 3,86 tỷ USD (tăng 4,5%); nhập khẩu bông đạt 2,6 tỷ USD (giảm 13,65%), nhập khẩu sợi đạt 2,42 tỷ USD (tăng 0,04%).
Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng may mặc chủ lực ước đạt từ 1 tỷ USD trở lên. Đó là mặt hàng áo thun (6,71 tỷ USD), áo jacket (6,54 tỷ USD), quần (5,62 tỷ USD), quần áo trẻ em (2,19 tỷ USD), áo sơ mi (1,71 tỷ USD)...
Theo ông Cẩm, năm 2019 là năm các doanh nghiệp sản xuất sợi tiếp tục gặp khó khăn do nhu cầu tiêu thụ không tăng, giá giảm. Tuy vẫn duy trì sản xuất, xuất khẩu nhưng nhiều doanh nghiệp chịu lỗ. Nguyên nhân là do mặt hàng sợi, vải của Trung Quốc nằm trong gói 200 tỷ USD bị Mỹ áp thuế 10% từ ngày 24/9/2018 và ngày 10/5/2019 bị nâng lên 25%. Trong khi đó, khoảng 60% sợi xuất khẩu ra nước ngoài của Việt Nam là xuất sang Trung Quốc.
Đối với thị trường xuất khẩu, trong năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ ước đạt 15,2 tỷ USD (tăng 8,9%) và chiếm tỷ trọng 38,97%. Trong khi đó, kim ngạch xuất nhập khẩu sang thị trường EU năm 2019 dự báo đạt 4,4 tỷ USD (tăng 2,23%) chiếm tỷ trọng 11.28%. Đứng thứ 3 là thị trường Nhật Bản với kim ngạch xuất nhập khẩu dự báo đạt 4,2 tỷ USD (tăng 479%) chiếm tỷ trọng 10,77%.
Bước sang năm 2020, Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo tình hình kinh tế thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phúc tạp, khó lường. Tăng trưởng kinh tế, thương mại quốc tế tiếp tục xu hướng giảm; bảo hộ thương mại gia tăng; xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn chưa có điểm dừng... Theo dự báo các thị trường may mặc trên thế giới từ nay đến năm 2020 hầu hết đều có mức tăng trưởng cả về số tuyệt đối và tỷ lệ tăng trưởng. Quy mô tại một số thị trường lớn nhất phải kể đến Trung Quốc (dự báo 2020 là 325 tỷ USD), Mỹ (284 tỷ USD), Ấn Độ (77 tỷ USD)...Tốc độ tăng trưởng đến năm 2022 dự báo đứng đầu là Ấn Độ tăng 8,7%; Ukraina tăng 7,8%; Argentina tăng 6,3%... Việt Nam được dự báo tăng 5%. Một số nước không tăng hoặc giảm như Nhật Bản, Chile, Hàn Quốc. Đức, Ý và Pháp. Trong năm 2020, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 42 tỷ USD và 60 tỷ USD trong năm 2025.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam năm 2019 đạt 39 tỷ USD, tăng 7,75% so với năm 2018; trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc đạt 30,85 tỷ USD (tăng 7,38%); xuất khẩu vải đạt 2,14 tỷ USD (tăng 21,6%); xuất khẩu sợi ước đạt 4,09 tỷ USD (tăng 1,61%); xuất khẩu vải không dệt đạt 600 triệu USD (tăng 13,21%); xuất khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt 1,32 tỷ USD (tăng 8,22%).
Tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may năm 2019 ước đạt 22,38 tỷ USD (tăng 2,21%) so với năm 2018. Trong đó, nhập khẩu vải đạt 13,5 tỷ USD (tăng 5,68%); nhập khẩu phụ liệu dệt may đạt 3,86 tỷ USD (tăng 4,5%); nhập khẩu bông đạt 2,6 tỷ USD (giảm 13,65%), nhập khẩu sợi đạt 2,42 tỷ USD (tăng 0,04%).
Trong năm 2019, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng may mặc chủ lực ước đạt từ 1 tỷ USD trở lên. Đó là mặt hàng áo thun (6,71 tỷ USD), áo jacket (6,54 tỷ USD), quần (5,62 tỷ USD), quần áo trẻ em (2,19 tỷ USD), áo sơ mi (1,71 tỷ USD)...
Năm 2019 là năm các doanh nghiệp sản xuất sợi tiếp tục gặp khó khăn do nhu cầu tiêu thụ không tăng, giá giảm. Tuy vẫn duy trì sản xuất, xuất khẩu nhưng nhiều doanh nghiệp chịu lỗ. Nguyên nhân là do mặt hàng sợi, vải của Trung Quốc nằm trong gói 200 tỷ USD bị Mỹ áp thuế 10% từ ngày 24/9/2018 và ngày 10/5/2019 bị nâng lên 25%. Trong khi đó, khoảng 60% sợi xuất khẩu ra nước ngoài của Việt Nam là xuất sang Trung Quốc.
Đối với thị trường xuất khẩu, trong năm 2019, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Mỹ ước đạt 15,2 tỷ USD (tăng 8,9%) và chiếm tỷ trọng 38,97%. Trong khi đó, kim ngạch xuất nhập khẩu sang thị trường EU năm 2019 dự báo đạt 4,4 tỷ USD (tăng 2,23%) chiếm tỷ trọng 11.28%. Đứng thứ 3 là thị trường Nhật Bản với kim ngạch xuất nhập khẩu dự báo đạt 4,2 tỷ USD (tăng 479%) chiếm tỷ trọng 10,77%.
Bước sang năm 2020, Hiệp hội Dệt may Việt Nam dự báo tình hình kinh tế thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phúc tạp, khó lường. Tăng trưởng kinh tế, thương mại quốc tế tiếp tục xu hướng giảm; bảo hộ thương mại gia tăng; xung đột thương mại giữa các nền kinh tế lớn chưa có điểm dừng... Theo dự báo các thị trường may mặc trên thế giới từ nay đến năm 2020 hầu hết đều có mức tăng trưởng cả về số tuyệt đối và tỷ lệ tăng trưởng. Quy mô tại một số thị trường lớn nhất phải kể đến Trung Quốc (dự báo 2020 là 325 tỷ USD), Mỹ (284 tỷ USD), Ấn Độ (77 tỷ USD)...Tốc độ tăng trưởng đến năm 2022 dự báo đứng đầu là Ấn Độ tăng 8,7%; Ukraina tăng 7,8%; Argentina tăng 6,3%... Việt Nam được dự báo tăng 5%. Một số nước không tăng hoặc giảm như Nhật Bản, Chile, Hàn Quốc. Đức, Ý và Pháp. Trong năm 2020, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu 42 tỷ USD và 60 tỷ USD trong năm 2025.
10 thị trường lớn nhất tiêu thụ hàng dệt may của VN 11 tháng đầu năm 2019
ĐVT: USD
Thị trường
|
Tháng 11/2019
|
So tháng tháng 10/2019 (%)*
|
11 tháng đầu năm 2019
|
So cùng kỳ năm trước (%)*
|
Tổng kim ngạch XK
|
2.581.889.408
|
-3,91
|
29.871.030.993
|
7,85
|
XKcủa DN có vốn FDI
|
1.522.663.848
|
-3,67
|
17.596.445.056
|
6
|
Mỹ
|
1.119.919.410
|
-1,33
|
13.455.365.651
|
8,04
|
EU
|
357.345.481
|
1,84
|
3.875.432.108
|
4,17
|
Nhật Bản
|
368.028.411
|
5,73
|
3.623.466.735
|
4,05
|
Hàn Quốc
|
192.671.565
|
-40,76
|
3.115.489.594
|
2,26
|
Trung Quốc
|
135.633.965
|
-3,1
|
1.456.764.587
|
4,9
|
Đông Nam Á
|
129.398.455
|
-2,75
|
1.331.835.321
|
22,22
|
Đức
|
74.672.476
|
12,52
|
730.837.805
|
2,33
|
Canada
|
66.086.235
|
5,5
|
730.111.763
|
22,5
|
Anh
|
60.864.180
|
3,38
|
708.772.233
|
1,87
|
Hà Lan
|
63.203.333
|
14,56
|
625.269.735
|
13,62
|
Pháp
|
51.680.043
|
-3,74
|
557.413.701
|
-1,64
|
(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)
Nguồn: VITIC