Nâng kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm tính từ đầu năm đến hết tháng 7/2019 lên 606,80 triệu USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm chủ yếu từ New Zealand, các nước Đông Nam Á và EU, tỷ trọng từ các thị trường này chiếm lần lượt 28,96%; 23,78% và 17,62% trong 7 tháng năm 2019. So sánh với cùng kỳ năm trước, thì thời gian này nhập khẩu từ New Zeland và các nước Đông Nam Á đều sụt giảm lần lượt 5,41% và 0,98%, nhưng tăng ở các nước EU tới 11%.
Ngoài ba thị trường chủ lực kể trên, Việt Nam còn nhập khẩu từ các thị trước khác nữa như Singapore, Mỹ, Thái Lan, Đức….
Như vậy, 7 tháng đầu năm 2019 sữa và sản phẩm từ sữa xuất xứ New Zealand chiếm thị phần lớn, đạt 175,76 triệu USD, so với cùng kỳ năm 2018 giảm 5,42% nhưng trong tháng 7/2019 kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này tăng 89,28% so với tháng 6/2019 và tăng 38,31% so với tháng 7/2018 đạt 25,46 triệu USD.
Đứng thứ hai về kim ngạch là thị trường Singapore đạt 79,83 triệu USD, tăng 4,92% so với cùng kỳ năm trước, riêng tháng 7/2019 đạt 12,85 triệu USD, tăng 28,02% so với tháng 6/2019 và tăng 34,19% so với tháng 7/2018.
Kế đến là thị trường, mặc dù trong tháng kim ngạch giảm 69,43% so với tháng 6/2019 và giảm 55,87% so với tháng 7/2018 chỉ có 4,24 triệu USD, nhưng tính chung từ đầu năm đến hết tháng 7/2019 đạt 75,16 triệu USD, tăng 14,49% so với 7 tháng năm 2018.
Nhìn chung, 7 tháng đầu năm 2019, kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường hầu hết đều tăng trưởng, số thị trường này chiếm 72,22%, trong đó Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu từ Bỉ, tuy chỉ đạt 5,1 triệu USD, chiếm 0,8% tỷ trọng nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 2,3 lần (tương ứng 129,92%), riêng tháng 7/2019 cũng đã nhập từ Bỉ 2,3 triệu USD, tăng gấp 2,9 lần (tương ứng 186,13%) so với tháng 6/2019 và tăng gấp 2,6 lần (tương ứng 155,43%) so với tháng 7/2018.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng tăng mạnh nhập từ thị trường Australia đạt 31,71 triệu USD, tăng 85,17%, riêng tháng 7/2019 cũng đã nhập từ Australia 4,86 triệu USD, tăng gấp 2,2 lần (tương ứng 115,21%) so với tháng 6/2019 và tăng 20,32% so với tháng 7/2018.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập từ thị trường Ba Lan, giảm 23,48% chỉ với 10,60 triệu USD, nhưng trong tháng nhập từ Ba Lan lại tăng 50,47% so với tháng 6/2019 đạt 2,42 triệu USD và igamr 23,9% so với tháng 7/2018.
Thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm 7 tháng năm 2019

Thị trường

Tháng 7/2019 (USD)

+/- so với tháng 6/2019 (%)*

7 tháng năm 2019 (USD)

+/- so với cùng kỳ năm 2018 (%)*

New Zealand

25.462.091

89,28

175.766.478

-5,42

Singapore

12.850.040

28,02

79.832.584

4,92

Hoa Kỳ

4.243.547

-69,43

75.164.661

14,49

Thái Lan

5.649.818

7,44

35.015.482

13,48

Australia

4.864.310

115,21

31.718.642

85,17

Đức

4.084.168

4,36

27.152.045

-22,46

Nhật Bản

4.933.723

55,88

26.115.575

40,7

Malaysia

4.317.052

34,43

25.483.670

22,18

Pháp

2.170.054

-39,57

24.333.820

25,09

Hà Lan

1.969.881

-22,6

19.237.888

-9,79

Ireland

3.052.867

12,39

11.346.096

15,69

Ba Lan

2.429.061

50,47

10.605.835

-23,48

Thụy Sỹ

1.387.728

-32,21

9.600.892

 

Tây Ban Nha

950.435

71,92

7.809.385

41,96

Hàn Quốc

1.250.559

23,62

7.552.893

-11

Bỉ

2.308.604

186,13

5.172.908

129,92

Philippines

679.734

13,61

4.008.268

59,4

Đan Mạch

266.630

64,81

1.263.203

65,49

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Dẫn nguồn tin từ HQ Online, được biết Bộ Cong Thương vừa có thông báo đến Tổng cục Hải quan sẽ áp dụng phương thức kiểm tra chặt về an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm Anhydrous Milk Fat nhập khẩu từ New Zealand.
Việc áp dụng phương thức quản lý an toàn thực phẩm ở mức cao nhất đối với nguyên liệu thực phẩm trên xuất phát từ việc, ngày 1/8/2019, Bộ Công Thương nhận được thông báo của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 về việc lô sản phẩm nguyên liệu thực phẩm Anhydrous Milk Fat do Công ty TNHH Sản xuất Thương mại An Khải nhập khẩu từ New Zealand không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Công Thương cho biết, các cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm NK do Bộ Công Thương chỉ định sẽ áp dụng phương thức kiểm tra chặt về an toàn thưc phẩm đối với nguyên liệu thực phẩm Anhydrous Milk Fat nhập khẩu từ New Zealand.
Phương thức kiểm tra chặt được Bộ Công Thương áp dụng từ ngày 5/8/2019 cho đến thời điểm ngừng áp dụng phương thức kiểm tra chặt và chuyển sang phương thức kiểm tra thông thường.
Thông báo về phương thức kiểm tra nhà nước đối với nguyên liệu thực phẩm Anhydrous Milk Fat nhập khẩu từ New Zealand sẽ được thông báo tới các đơn vị hải quan địa phương để tăng cường các biện pháp quản lý hải quan.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 17 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, kiểm tra chặt áp dụng đối với lô hàng, mặt hàng nhập khẩu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó;
b) Lô hàng, mặt hàng không đạt yêu cầu trong các lần thanh tra, kiểm tra (nếu có);
c) Có cảnh báo của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc của cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất.
Chuyển từ phương thức kiểm tra chặt sang phương thức kiểm tra thông thường trong các trường hợp sau đây:
a) Đối với trường hợp quy định tại điểm a, b khoản 3 Điều này, nếu sau khi áp dụng phương thức kiểm tra chặt 3 (ba) lần liên tiếp mà kết quả đạt yêu cầu nhập khẩu;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 3 Điều này, khi có văn bản thông báo ngừng kiểm tra chặt của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Bộ Công Thương của Việt Nam”.

Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet