Các thị trường chính cung cấp TĂCN & NL cho Việt Nam trong tháng 1/2020 vẫn là Argentina, Mỹ, Brazil và Trung Quốc... Trong đó, Argentina trở thành thị trường cung cấp lớn nhất cho Việt Nam với 73 triệu USD, giảm 47,52% so với tháng trước đó và giảm 33,76% so với cùng tháng năm ngoái, chiếm 33,1% thị phần.
Kế đến là thị trường Brazil với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 1/2020 đạt hơn 31 triệu USD, tăng 206,48% so với tháng 12/2019 song giảm 10,7% so với tháng 1/2019, chiếm 14,3% thị phần.
Đứng thứ ba là Mỹ với kim ngạch nhập khẩu hơn 26 triệu USD, giảm 33,77% so với tháng 12/2019 và giảm 69,79% so với tháng 1/2019, chiếm 11,9% thị phần.
Trong tháng 1/2020 Việt Nam đã chi hơn 222 triệu USD nhập khẩu TĂCN & NL, giảm mạnh 41,65% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, các thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh trong thời gian này là: Philippines với 2,4 triệu USD, tăng 102,07% so với cùng kỳ năm 2019, UAE với 3,9 triệu USD, tăng 87,44% so với cùng kỳ năm 2019, Malaysia với 2,1 triệu USD, tăng 19,33% so với cùng kỳ năm 2019, sau cùng là Nhật Bản với hơn 351 nghìn USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ.

Nhập khẩu TĂCN & NL tháng 1/2020 theo thị trường

(Vinanet tính toán từ số liệu công bố ngày 12/2/2020 của TCHQ)

ĐVT: nghìn USD

Thị trường

T12/2019

So với

T12/2019 (%)

T1/2020

So với T1/2019 (%)

Tổng KN

296.310

-25,0

222.101

-41,7

Argentina

140.256

-47,5

73.605

-33,8

Ấn Độ

4.173

13,8

4.747

-81,1

Anh

53

 

 

Áo

221

-15,8

186

-68,5

Bỉ

482

-4,1

462

-66,5

Brazil

10.342

206,5

31.698

-10,7

UAE

2.258

75,2

3.956

87,4

Canada

1.836

-41,2

1.080

-42,1

Chile

 

 

424

-38,1

Đài Loan (TQ)

5.898

-38

3.658

-30,6

Đức

579

4,5

605

-47,6

Hà Lan

922

-17,3

762

-64,8

Hàn Quốc

2.655

-1,4

2.618

-28,3

Mỹ

39.770

-33,8

26.338

-69,8

Indonesia

9.881

-60,4

3.911

-48,9

Italia

3.575

-21,2

2.819

-55,6

Malaysia

3.114

-31,3

2.139

19,3

Mexico

162

-34,0

107

-77,4

Nhật Bản

115

204,2

351

17,6

Australia

858

-29,6

604

-82,7

Pháp

1.646

-4,7

1.568

-56,2

Philippin

1.347

79,3

2.415

102,1

Singapore

2.740

-42,4

1.579

-33,2

Tây Ban Nha

717

12,6

807

-63,6

Thái Lan

8.268

-31,8

5.639

-48,6

Trung Quốc

16.376

-37,7

10.210

-56,9

Nhập khẩu nguyên liệu sản xuất TĂCN như lúa mì, ngô, đậu tương và dầu mỡ động thực vật tháng 1/2020.

Nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất TĂCN tháng 1/2020

Mặt hàng

T1/2020

So với T1/2019

Lượng (nghìn tấn)

Trị giá (nghìn USD)

Lượng (%)

Trị giá (%)

Lúa mì

377

95.244

42,2

26,8

Ngô

751

147.713

-17,9

-23,2

Đậu tương

89

37.104

-43,1

-39,8

Dầu mỡ động thực vật

 

57.783

 

-5

Nguồn: Vinanet tính toán từ số liệu sơ bộ của TCHQ

Lúa mì: Ước tính khối lượng nhập khẩu lúa mì trong tháng 1/2020 đạt 377 nghìn tấn với kim ngạch đạt 95 triệu USD, tăng 42,2% về khối lượng và tăng 26,78% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Thị trường nhập khẩu lúa mì chính trong tháng 1/2020 là Australia chiếm 29% thị phần; Nga chiếm 18%; Mỹ chiếm 11%; Brazil chiếm 11% và Canada chiếm 6%.
Hầu hết các thị trường nhập khẩu lúa mì đều giảm mạnh cả về khối lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019 là Nga và Australia. Trong tháng 1/2020, nhập khẩu lúa mì Nga giảm 45,29% về lượng và giảm mạnh 52,15% về trị giá so với cùng kỳ. Tiếp theo là Australia giảm 8,37% về lượng và giảm 16,82% về trị giá so với cùng kỳ. Trong khi đó, Mỹ tăng mạnh hơn 13 lần về lượng và hơn 12 lần về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Canada tăng 115,4% về lượng và tăng 113,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước đó.
Đậu tương: Ước khối lượng đậu tương nhập khẩu trong tháng 1/2020 đạt 89 nghìn tấn với trị giá hơn 37 triệu USD, giảm 43,06% về lượng và giảm 39,75% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Ngô: Ước tính khối lượng ngô nhập khẩu trong tháng 1/2020 đạt hơn 751 nghìn tấn với trị giá đạt 147 triệu USD, giảm 17,92% về khối lượng và giảm 23,24% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.
Nhập khẩu ngô trong tháng 1/2020 từ các thị trường chủ yếu đều giảm mạnh cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Argentina và Brazil là hai thị trường nhập khẩu ngô chính, chiếm lần lượt là 56% và 38% thị phần.

Nguồn: VITIC