Riêng tháng 7/2018, kim ngạch đạt gần 5,56 tỷ USD, tăng nhẹ 4,1% so với tháng trước đó và tăng 16,1% so với tháng 7/2017.

Kim ngạch nhập khẩu hàng Trung Quốc tăng khá mạnh trong thời điểm Trung Quốc và Mỹ đang trả đũa nhau về kinh tế, nhiều loại hàng hoá Trung Quốc phải tìm kiếm thị trường khác thay thế. Một lo ngại khác là trong tháng 7/2018, thâm hụt thương mại Việt Nam với Trung Quốc đạt 2 tỷ USD và 7 tháng đầu năm, mức thâm hụt này là 15,8 tỷ USD.

Hiện, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc chiếm hơn 1/4 tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại của cả nước. Trung Quốc đứng vị trí số 1 về lượng hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam, đứng vị trí thứ 2 trong danh sách những nước mà Việt Nam thâm hụt thương mại, sau Hàn Quốc.

Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam nổi lên các loại hàng có kim ngạch trên 2 tỷ USD như: Điện thoại,  vải, sắt thép, máy vi tính, máy móc thiết bị.

Trong đó, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt kim ngạch lớn nhất 6,51 tỷ USD, chiếm trên 18,2% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa các loại từ thị trường này, tăng 4,1% so với 7 tháng đầu năm ngoái.

Nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện đứng thứ 2 về kim ngạch, với 4,33 tỷ USD, chiếm 12,1%, tăng 11,2%; tiếp đến nhóm hàng vải may mặc 4,05 tỷ USD, chiếm 11,3%, tăng 18%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 3,95 tỷ USD, chiếm 10,6%, tăng 3,5%; sắt thép 2,77 tỷ USD, chiếm 7,8%, tăng 10%.

Hầu hết các loại hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc 7 tháng đầu năm nay đều tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó tăng mạnh ở các nhóm hàng sau: Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 165,3%, đạt 474,3 triệu USD. Xăng dầu tăng 99,2%, đạt 608,6 triệu USD. Sản phẩm từ kim loại thường tăng 88,4%, đạt 369,57 triệu USD. Dầu mỡ động thực vật tăng 65,6%, đạt 10,5 triệu USD; than tăng 52,2%, đạt 168,03 triệu USD

Ngược lại, nhóm hàng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ Trung Quốc 7 tháng đầu năm nay sụt giảm mạnh 90,7% về kim ngạch, chỉ đạt 14,97 triệu USD; nhập khẩu bông cũng giảm mạnh 37,7%, đạt 0,83 triệu USD; dược phẩm giảm 39,5%, đạt 21,85 triệu USD.

Thời điểm hiện nay, Trung Quốc và Mỹ đang đối đầu về thương mại, liên tiếp trả đũa nhau về thuế, nếu Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ, hàng hoá Trung Quốc ngày càng rẻ đi sẽ có lợi khi vào các thị trường khác nhau. Trong đó đặc biệt là các hàng hoá nguyên liệu sản xuất, gia công xuất khẩu như vải, dệt, da giày cũng như các sản phẩm hàng hoá thương mại như máy móc, thiết bị, sắt thép thành phẩm.

Trong trường hợp Trung Quốc hạ giá mạnh đồng tiền CNY, doanh nghiệp Việt Nam sẽ hưởng lợi khi bỏ ít tiền hơn để nhập hàng về. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức buộc các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh với hàng giá rẻ từ Trung Quốc.

Đồng thời, nếu nhập nguyên liệu sản xuất từ Trung Quốc cho ngành dệt may, da giày để gia công xuất khẩu, lạm dụng vấn đề này rủi ro rất lớn mà Mỹ có thể sẽ đánh thuế đối với hàng Việt Nam vào thị trường nước này do nghi ngờ mượn xuất xứ và giả nguồn gốc hàng hoá.

Nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc 7 tháng đầu năm 2018

             ĐVT: USD

Nhóm hàng

T7/2018

+/- so với T6/2018 (%)*

7T/2018

+/- so với cùng kỳ (%)*

Tổng kim ngạch NK

5.556.078.651

4,1

35.730.338.541

13,1

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

1.014.053.990

1,08

6.511.722.700

4,1

Điện thoại các loại và linh kiện

701.104.372

38,76

4.331.744.166

11,24

Vải các loại

619.817.913

-1,83

4.050.152.962

17,96

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

655.286.228

6,57

3.950.981.169

3,53

Sắt thép các loại

456.959.254

1,06

2.773.909.820

10

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

175.781.017

-4,01

1.237.703.781

3,78

Sản phẩm từ chất dẻo

166.638.661

6,31

1.155.645.941

17,1

Hóa chất

134.298.151

-2,85

905.602.658

26,65

Sản phẩm từ sắt thép

126.746.437

2,88

815.091.987

30,01

Sản phẩm hóa chất

115.321.878

9,82

776.217.212

22,34

Kim loại thường khác

127.083.365

25,33

721.604.584

45,49

Xơ, sợi dệt các loại

101.189.685

-10,87

695.133.120

43,12

Chất dẻo nguyên liệu

90.055.647

-3,45

619.172.878

20,85

Xăng dầu các loại

73.907.592

-32,93

608.062.171

99,21

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

86.332.666

9,79

474.303.530

165,29

Sản phẩm từ kim loại thường khác

53.613.302

-20,92

369.566.984

88,43

Linh kiện, phụ tùng ô tô

63.104.593

5,51

356.664.823

-5,74

Dây điện và dây cáp điện

47.929.368

-3,82

347.560.621

-6,94

Hàng điện gia dụng và linh kiện

32.748.530

-10,3

290.211.202

25,17

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

40.057.724

12,93

279.737.130

6

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

41.177.604

5,3

270.353.568

-15,32

Gỗ và sản phẩm gỗ

37.859.226

4,15

224.155.750

7,53

Phân bón các loại

32.851.281

-4,25

206.210.073

-27,94

Hàng rau quả

55.693.347

72,13

198.638.385

48,34

Giấy các loại

27.019.133

4,21

192.107.782

3,39

Khí đốt hóa lỏng

19.479.766

-28

184.333.549

11,75

Than các loại

12.553.375

-70,79

168.025.291

52,16

Sản phẩm từ giấy

23.201.420

-4,35

162.733.535

3,61

Sản phẩm từ cao su

23.233.668

7,53

148.823.950

13,8

Nguyên phụ liệu dược phẩm

23.331.336

32,65

148.303.996

24,35

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

22.358.232

2,92

134.157.361

50,57

Hàng thủy sản

8.031.872

-42,63

66.156.881

-2,82

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

13.852.486

128,7

52.911.680

-0,88

Sản phẩm khác từ dầu mỏ

8.891.194

22,62

50.545.737

50,65

Nguyên phụ liệu thuốc lá

2.877.407

-53,91

47.379.104

-25,95

Quặng và khoáng sản khác

5.724.505

3,25

42.537.328

35,6

Cao su

4.745.777

-23,78

42.036.376

-29,24

Chất thơm, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh

4.615.707

4,14

34.400.948

17,2

Chế phẩm thực phẩm khác

3.664.977

8,06

24.763.207

5,32

Dược phẩm

3.079.628

-24,46

21.851.671

-39,47

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

2.217.619

-22,77

16.216.859

46,48

Ô tô nguyên chiếc các loại

4.008.176

152,01

14.965.283

-90,74

Dầu mỡ động, thực vật

522.011

-20,04

10.497.265

65,55

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

2.160.239

114,25

9.855.436

38,14

Bông các loại

104.599

-60,45

825.497

-37,7

*Vinanet tính toán từ số liệu của TCHQ)

 

Nguồn: Vinanet