Cụ thể, ngay đầu tháng 11/2018 giá khí gas đã được các doanh nghiệp kinh doanh gas điều chỉnh giảm 40.000 đồng/bình 12 kg. Theo đó giá khí gas bán lẻ đến người tiêu dùng dao động quanh mức 339.000 – 354.000 đồng/bình 12 kg tùy theo thương hiệu. Nguyên nhân giá giảm theo một số doanh nghiệp do giá gas thế giới tháng 11/2018 hiện giao dịch ở mức 540 USD/tấn, so với tháng 10 giá gas thế giới đã giảm 122,5 USD/tấn.
Như vậy, sau 6 tháng tăng giá liên tục với tổng cộng hơn 70.000 đồng/bình 12 kg, giá gas trong nước mới được điều chỉnh giảm.
Diễn biến điều chỉnh giữa giá khí thế giới và giá bán lẻ trong nước từ đầu năm đến tháng 11/2018

 

Được biết, sản xuất LPG trong nước được cung cấp từ Nhà máy GPP Dinh Cố và Nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng hơn 750.000 tấn/năm, mới chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu LPG, do đó hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn LPG để đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, sản lượng khai thác khí đốt thiên nhiên dạng khí tháng 11/2018 ước đạt 850 triệu m3, tăng 16,4% so với tháng 11/2017, tính chung 11 tháng đầu năm 2018 đạt khoảng 9136,7 triệu m3, tăng 1,7% so với cùng kỳ. Cùng với đó, sản lượng khí hóa lỏng (LPG) ước đạt 76,4 nghìn tấn trong tháng 11/2018, tăng 12,5% so với tháng 11/2017, tính chung 11 tháng năm 2018 đạt 821,5 nghìn tấn, tăng 22,4% so với cùng kỳ.
Theo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), sản lượng khai thác dầu khí 11 tháng qua đạt 22,1 triệu tấn, vượt 5,4% so với kế hoạch 11 tháng và bằng 96,8% kế hoạch năm. Theo đó, sản lượng khai thác dầu 11 tháng đạt 12,84 triệu tấn, vượt 5,6% so với kế hoạch 11 tháng. Sản lượng khai thác khí 11 tháng đạt 9,26 tỷ m3, vượt 5,2% kế hoạch 11 tháng.
Tại Hội thảo: Thách thức và triển vọng thị trường gas do Tập chí Kinh tế và Dự báo, Tổng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức trong tháng 11/2018 vừa qua đã đề cập đến nhiều vấn đề của lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khí tại Việt Nam.
Phó trưởng phòng Phân phối hang hóa và Dịch vụ thương mại, Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương), Đỗ Trọng Hiếu cho biết, thị trường khí hóa lỏng (LPG) nước ta liên tục tăng trưởng trên 12% trong 5 năm trở lại đây, với 2 trụ cột tiêu thụ chính, gồm: cơ sở công nghiệp và giao thông vận tải chiếm 35% và 65% là các cơ sở thương mại, dịch vụ, hộ tiêu thụ dân dụng. Trong khi đó, sản xuất LPG trong nước được cung cấp từ Nhà máy GPP Dinh Cố và Nhà máy lọc dầu Dung Quất với sản lượng khoảng 750.000 tấn/năm, mới chỉ đáp ứng được 45% nhu cầu LPG của Việt Nam.
Theo số liệu từ TCHQ, lượng khí nhập khẩu trong tháng 11/2018 giảm 0,6% về lượng và 15,9% trị giá so với tháng 10/2018 tương ứng với 114,5 nghìn tấn, trị giá 62,5 triệu USD. Tính chung 11 tháng năm 2018 Việt Nam đã nhập khẩu 1,34 triệu tấn khí hóa lỏng, trị giá 793,9 triệu USD, tăng 3,4% về lượng và 19% trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Trung Quốc là thị trường chủ lực cung cấp cho Việt Nam mặt hàng này, chiếm 36,58% thị phần đạt 490,2 nghìn tấn, trị giá 300,76 triệu USD, giảm 5,13% về lượng nhưng tăng 8,65% trị giá so với cùng kỳ, do giá nhập bình quân từ thị trường trung Quốc tăng 14,53% đạt 613,52 USD/tấn. Riêng tháng 11/2018 đã nhập 38,6 nghìn tấn khí từ Trung Quốc với 23,78 triệu USD, giảm 23,42% về lượng và giảm 33,43% so với tháng 10/2018, nhưng nếu so với tháng 11/2017 thì cũng đều sụt giảm cả lượng (28,48%) và trị giá (31,12%).
Đặc biệt, Việt Nam nhập khẩu khí từ thị trường Qatar tăng đột biến, tuy lượng nhập chỉ đứng thứ hai sau thị trường Trung Quốc 182,91 nghìn tấn, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 8,1 lần (tức tăng 711,99%) và trị giá 109,47 triệu USD, tăng gấp 9,6 lần (tức tăng 861,35%).
Kế đến là thị trường Thái Lan cũng tăng mạnh gấp 2,5 lần về lượng (tăng tăng 145,34%) và 2,6 lần trị giá (tức tăng 164,83%) đạt lần lượt 162,46 nghìn tấn, trị giá 100,17 triệu USD.
Ngoài ba thị trưởng kể trên có lượng khí nhập đạt ở mức cao, Việt Nam còn nhập khẩu khí hóa lỏng từ các thị trường như Cô Oét, Indonesia…. Đáng chú ý, nhập khẩu khí từ thị trường Malaysia tuy chỉ đạt 43,6 nghìn tấn, trị giá 27 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm 2017 thì tốc độ tăng trưởng nhập từ thị trường này chỉ đứng sau thị trường Qatar, cụ thể tăng gấp 4,4 lần về lượng (tức tăng 344,06%) và gấp trên 4 lần trị giá (tức tăng 397,43%). Ngược lại, Việt Nam lại giảm mạnh nhập khẩu từ thị trường UAE, giảm 67,26% về lượng và 62,62% trị giá so với cùng chỉ với 125,5 nghìn tấn 70,56 triệu USD.
Thị trường cung cấp khí hóa lỏng 11 tháng năm 2018

Thị trường

11T/2018

+/- so với cùng kỳ 2017 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Trung Quốc

490.229

300.765.165

-5,13

8,65

Qatar

182.917

109.474.994

711,99

861,35

Thái Lan

162.467

100.172.554

145,34

164,83

UAE

125.588

70.566.039

-67,26

-62,62

Saudi Arabia

57.893

31.046.560

-36,84

-25,47

Australia

57.188

37.303.779

29,76

52,02

Malaysia

43.602

27.098.032

344,06

397,43

Kuwait

33.502

17.433.619

46,22

56,02

Indonesia

23.834

13.877.065

-39,38

-34,66

Hàn Quốc

5.690

4.368.088

191,5

106,88

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Nguồn cung trong nước còn hạn chế, phụ thuộc 55% vào nhập khẩu. Nhu cầu tiêu dùng LPG ngày càng lớn, trong khi nguồn cung tại chỗ chưa theo kịp, nhập khẩu LPG tiếp tục là giải pháp để bù đắp lượng thiếu hụt trong những năm tới.

Nguồn: Vinanet