Nâng lượng cao su xuất khẩu 10 tháng đầu năm 2019 lên 1,3 triệu tấn, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước 1,76 tỷ USD, tăng 7,6% về lượng và 6,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Cao su của Việt Nam được xuất chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, các nước EU, Ấn Độ và Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc là thị trường có lượng cao su xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 66,32% tổng lượng xuất khẩu đạt 864,6 nghìn tấn, trị giá 1,15 tỷ USD, tăng 9,08% về lượng và 7,84% trị giá, giá xuất trung bình 1332,21 USD/tấn, giảm 1,14% so với cùng kỳ năm 2018.
Riêng tháng 10/2019, cũng đã xuất sang Trung Quốc 138,28 nghìn tấn, trị giá 177,20 triệu USD, tăng 33,7% về lượng và 33,06% trị giá, giá xuất bình quân 1281,47 USD/tấn, giảm 0,48% so với tháng 9/2019, nếu so sánh với tháng 10/2018 thì tăng 5,79% về lượng, 5,22% trị giá nhưng giá bình quân giảm 0,54%.
Sau thị trường Trung Quốc là Ấn Độ chiếm 8,28% đạt 108,06 nghìn tấn, trị giá 154,85 triệu USD, tăng 34,7% về lượng và 34,15% trị giá, giá xuất bình quân giảm 0,41% so với cùng kỳ năm 2018 đạt 1432,98 USD/tấn. Riêng tháng 10/2019 cũng đã xuất sang Ấn Độ 14,18 nghìn tấn, trị giá 19,74 triệu USD, giá bình quân 1392,51 USD/tấn, tăng 3,58% về lượng và tăng 2,07% trị giá, giá bình quân giảm 1,46% so với tháng 9/2019 và tăng 18,16% về lượng, 21,57% về trị giá so với tháng 10/2018.
Ngoài những thị trường kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu cao su sang các thị trường khác nữa như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Hàn Quốc, Malaysia…
Nhìn chung, 10 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su sang hầu hết các thị trường chính tăng so với cùng kỳ năm 2018. Như vậy, có thể thấy mặc dù căng thẳng thương mại chưa có nhiều tác động đến xuất khẩu cao su của Việt Nam, nhưng các doanh nghiệp cũng đã chủ động đa dạng hóa thị trường bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu sang Ấn Độ, Hàn Quốc.
Đặc biệt, 10 tháng đầu năm 2019 thị trường Séc tăng mạnh nhập khẩu cao su từ Việt Nam với mức tăng vượt trội gấp 2,1 lần (tức tăng 105,48%) về lượng và tăng 82,29% trị giá, đạt 787 tấn, trị giá 1,09 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, cao su của Việt Nam xuất khẩu sang Ukraine giảm mạnh 38,36% về lượng và 44,56% trị giá so với cùng kỳ, tương ứng với 225 tấn, tri giá 329,2 nghìn USD.
Đối với thị trường Ấn Độ, đây cũng là một trong những thị trường tăng mạnh nhập khẩu cao su từ Việt Nam trong 10 tháng đầu năm nay, chỉ đứng sau thị trường Séc.
Dẫn nguồn tin từ Tapchicaosu, tăng trưởng diện tích cao su cho khai thác tại Ấn Độ dự báo tăng 10% trong năm tài khóa 2019/20, đạt 750.000 tấn so với mức 648.000 tấn trong năm tài khóa 2018/19. Theo chủ tịch kiêm giám đốc điều hành Hội đồng Cao su Ấn Độ, diện tích cao su cho khai thác mủ tăng từ 640.000ha trong năm 2018/19 lên 665.000 tấn trong năm 2019/20, do các chính sách khuyến khích tăng sản xuất và Cơ chế Tạo động lực sản xuất cao su triển khai tại bang Kerala trong năm tài khóa 2019/20.
Tiêu dùng cao su tự nhiên tại Ấn Độ dự báo đạt 1,27 triệu tấn trong năm 2019/20, chủ yếu nhờ tăng trưởng kinh tế và tăng thuế nhập khẩu lẫn thuế chống bán phá giá đối với lốp xe. Tiêu dùng cao su tự nhiên tại Ấn Độ tăng từ 1.112.210 tấn trong năm tài khóa 2017/18 lên 1.211.940 tấn trong năm 2018/19.
Theo các ước tính sơ bộ, sản lượng cao su tự nhiên Ấn Độ trong năm tài khóa 2018/19 đạt 648.000 tấn, thấp hơn 6,6% so với năm tài khóa trước đó. Sản lượng cao su tự nhiên năm 2017/18 dạt 694.000 tấn và ước tính sơ bộ sản lượng năm 2018/19 đạt 730.000 tấn. Tuy nhiên, các mức sản xuất này thấp hơn dự báo trước đó do mưa nhiều và lũ lụt, dẫn đến mức độ rụng lá cao bất thường.
Trong năm 2018/19, nhập khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ tăng 24% và 70% lượng cao su nhập khẩu thông qua kênh chính ngạch trả thuế. Trong những năm trước, 81% nhập khẩu cao su của Ấn Độ là dạng cao su mủ khối. Các yếu tố chính dẫn tới sự thay đổi trong cơ cấu nhập khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ là chênh lệch giá giữa cao su mủ tờ nội địa và cao su mủ khối quốc tế, cộng với tình trạng thâm hụt cao su tự nhiên trên thị trường Ấn Độ. Nhập khẩu cao su tự nhiên trong năm tài khóa 2018/19 đạt 582.381 tấn và dự báo đạt 500.000 tấn trong năm 2019/20.
Một điểm đáng chú ý nữa là 10 tháng năm 2019 cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su của Việt Nam có thêm các thị trường như: Peru đạt 1,7 nghìn tấn; Bangladesh 7,9 nghìn tấn và Sri Lanka 9,95 nghìn tấn.
Thị trường xuất khẩu cao su 10 tháng năm 2019

Thị trường

10 tháng năm 2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Trung Quốc

864.695

1.151.954.615

9,08

7,84

Ấn Độ

108.067

154.858.230

34,7

34,15

Hàn Quốc

37.228

53.631.012

28,62

25,32

Malaysia

31.667

42.325.569

-38,24

-36,28

Mỹ

26.792

35.592.045

-4,29

-6,32

Đài Loan

24.678

35.831.476

-3,93

-7,23

Đức

23.036

32.667.736

-26,89

-31,26

Thổ Nhĩ Kỳ

22.957

31.230.260

5,38

3,03

Indonesia

13.651

21.349.508

-2,83

3,85

Brazil

11.879

13.153.193

25,45

12,81

Italy

10.475

13.148.374

-9,93

-17,07

Nhật Bản

9.289

14.623.828

-5,99

-7,42

Tây Ban Nha

9.092

11.674.137

-13,05

-19,32

Hà Lan

8.742

10.907.625

-5,74

-2,91

Nga

6.662

9.129.830

-8,12

-9,06

Pakistan

5.085

6.819.058

25,62

19,61

Canada

4.332

6.336.484

-14,18

-14,36

Bỉ

3.811

3.751.198

-20,5

-28,42

Mexico

3.399

4.573.867

35,63

38,36

Pháp

3.132

4.728.418

10,71

10,83

Anh

2.392

2.900.995

25,1

8,24

Thụy Điển

1.814

2.492.115

0

-3,26

HongKong (TQ)

1.457

2.037.839

-19,46

-21,9

Achentina

1.433

2.052.167

-11,87

-14,42

Phần Lan

1.391

2.042.190

2,96

-4,95

Séc

787

1.090.161

105,48

82,29

Ukraine

225

329.249

-38,36

-44,56

Singapore

132

193.789

18,92

19,67

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)

Nguồn: VITIC