Da giày là một trong những mặt hàng xuất khẩu mang lại kim ngạch cao của Việt Nam. Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu da giày đạt trên 16 tỷ USD, riêng xuất khẩu giày dép đạt 13 tỷ USD, chiếm 9% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam,  và là ngành có giá trị xuất khẩu lớn thứ tư của cả nước chỉ sau điện thoại và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.

Chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu giày dép đạt 11,82 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2016.

Việt Nam xuất khẩu giày dép nhiều nhất sang thị trường Mỹ, chiếm 35,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước, đạt gần 4,17 tỷ USD, tăng 13,7% với cùng kỳ năm 2016.

Thị trường Trung Quốc đứng thứ 2 về kim ngạch với gần 929,09 triệu USD (tăng 30,3%, chiếm 7,9%); tiếp đến thị trường Đức 792,88 triệu USD (chiếm 6,7%, tăng 35%); Bỉ đạt 722,98 triệu USD (chiếm 6%, tăng 9,6%); Nhật 604,76 triệu USD (tăng 8,4%, chiếm 5%).

Xuất khẩu giày dép sang các nước EU nói chung đạt 3,68 tỷ USD, chiếm 31,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của cả nước, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Xuất sang các nước Đông Nam Á đạt 210,79  triệu USD, chiếm 1,8%, tăng 23,3%.

Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu giày dép sang phần lớn các thị trường đều đạt mức tăng kim ngạch so với 10 tháng đầu năm 2016; trong đó, xuất khẩu giày dép sang thị trường Indonesia tăng mạnh nhất 53% so với cùng kỳ năm trước, đạt 35,62 triệu USD. Bên cạnh đó, xuất khẩu giày dép cũng tăng trưởng mạnh ở một số thị trường như: Singapore tăng 45%; Ba Lan tăng 33%; Ấn Độ tăng 33,7%; Bồ Đào Nha tăng 31%; Hungari tăng 34%.

Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam dự báo, năm 2017, sản xuất của ngành da giày sẽ tăng trưởng 5% so với năm 2016, và kim ngạch xuất khẩu đạt gần 18 tỷ USD (cả giày dép và túi xách), tăng trên 10%. Theo mục tiêu, kim ngạch xuất khẩu của ngành đến năm 2020 sẽ từ 24 - 26 tỷ USD, năm 2025 là 35 - 38 tỷ USD và năm 2035 đạt 50 - 60 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu bình quân trong giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng từ 10 - 11%/năm.

Hiện EU là thị trường xuất khẩu da giày lớn thứ hai của Việt Nam, sau Hoa Kỳ. Năm 2016, xuất khẩu da giầy của Việt Nam vào EU đạt gần 5 tỷ USD; trong đó xuất khẩu giày dép đạt 4,16 tỷ USD và xuất khẩu túi xách các loại đạt gần 0,84 tỷ USD.

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU, dự kiến sẽ ký chính thức trong năm 2018, mở ra một chặng đường mới trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU. Xuất khẩu da giày của Việt Nam sang các nước thuộc EU sẽ có cơ hội tăng trưởng mạnh, do hầu hết các dòng thuế nhập khẩu ba lô-túi-cặp và hơn 40% các dòng thuế nhập khẩu giày dép vào thị trường EU sẽ được giảm về 0% và toàn bộ các dòng thuế giày dép cắt giảm về 0% trong vòng 7 năm sau khi hiệp định có hiệu lực.

Đối với xuất khẩu da giày của Việt Nam, để được hưởng cắt giảm thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường EU, các DN phải đáp ứng các quy định về nguồn gốc xuất xứ đối với sản phẩm da giày. Các DN cũng cần hiểu biết rõ về các rào cản kỹ thuật trong thương mại, nhất là các quy định về hạn chế hóa chất độc hại, quy định về an toàn sản phẩm tiêu dùng và các biện pháp phòng vệ (chống bán phá giá, chống trợ cấp giá…) được áp dụng tại EU.

Một trong những vấn đề đang được khá nhiều người quan tâm liên quan đó là các biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp. Theo Giáo sư Sangeeta Khorana – Chuyên gia quốc tế - Dự án EU-Mutrap cho biết, thuế chống bán phá giá là để chống lại việc “bán phá giá”, đánh vào hàng nhập khẩu đang bán với giá thấp hơn giá trị hợp lý của sản phẩm.

Phương pháp để xác định liệu hàng hóa có bị bán phá giá hay không được dựa vào so sánh giá cả ở thị trường các nước thứ 3, ước tính chi phí sản xuất hoặc ước tính chi phí sản xuất của các công ty nước ngoài.

Xuất khẩu giày dép 10 tháng đầu năm 2017. ĐVT: USD

Thị trường XK

T10/2017

T10/2017 so với T9/2017 (%)

10T/2017

% so sánh 10T/2017 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch XK

1.182.186.202

13,41

11.821.896.449

13

Mỹ

409.276.368

0,92

4.169.626.281

13,74

Trung Quốc

106.131.181

33,92

929.093.109

30,29

Đức

85.198.152

27,77

792.884.920

35,02

Bỉ

83.457.973

72,24

722.976.686

9,57

Nhật Bản

52.340.922

3,9

604.764.032

8,37

Anh

58.270.945

4,96

571.088.352

12,25

Hà Lan

40.606.656

-2,82

460.841.546

-2,64

Pháp

34.143.122

0,89

408.631.119

13,34

Hàn Quốc

21.396.204

-17,3

317.632.927

18,31

Italy

24.734.390

30,67

240.606.769

-8,86

Mexico

28.910.683

94,95

240.151.742

17,49

Canada

22.704.055

25,53

232.292.522

17,96

Tây Ban Nha

23.717.745

38,64

204.766.506

-4,64

Australia

21.933.242

31,56

184.404.760

11,16

Brazil

13.090.002

9,91

139.262.327

7,46

Hồng Kông

11.526.758

3,81

137.347.850

4,21

Chile

16.096.576

79,02

112.886.859

11,58

Đài Loan

6.593.839

-39,82

105.952.820

8,41

Các tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất

7.827.449

-20,19

103.448.762

9,94

Panama

5.960.195

-45,4

96.593.803

7,15

Nam Phi

7.038.946

16,99

89.781.741

-11,82

Nga

11.061.601

45,65

81.489.972

-0,08

Slovakia

8.314.357

142,97

78.978.130

13,76

Achentina

6.212.566

2,25

61.007.634

19,48

Singapore

6.732.616

19,61

52.926.695

44,96

Ấn Độ

4.705.135

8,99

49.449.301

33,71

Philippines

5.288.320

-3,64

44.615.205

17,32

Thụy Điển

2.613.096

-2,33

42.051.309

22,05

Malaysia

3.387.610

-11,73

40.603.519

-0,22

Thái Lan

2.157.322

-39,98

37.019.992

13,91

Indonesia

3.087.082

-10,76

35.620.185

53

Séc

599.440

-36,34

34.710.443

-4,48

Israel

4.198.870

1,54

34.450.561

19,65

Đan Mạch

2.541.018

7,46

34.002.516

-11,11

Áo

2.440.232

86,3

27.237.047

0,97

Thổ Nhĩ Kỳ

3.283.462

-29,63

27.095.727

-20,09

Hy Lạp

4.274.484

30,99

25.322.183

-6,33

Ba Lan

2.839.291

107,31

23.602.128

32,97

New Zealand

3.039.959

111,84

23.005.387

2,82

Thụy Sỹ

1.853.899

57,75

15.712.879

12,26

Phần Lan

2.742.962

106,76

13.670.233

-1,11

Na Uy

633.692

-19,19

13.322.243

6,8

Ukraine

1.149.614

175,43

5.984.922

3,1

Bồ Đào Nha

40.265

-26,01

1.662.799

30,91

Hungary

171.860

1.284.523

33,78


Nguồn: Vinanet