Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 2/2018 xuất khẩu mặt hàng nguyên liệu dệt may như xơ, sợi dệt giảm so với tháng 1/2018, theo đó 34,2% về lượng và 33% về trị giá, nhưng tính chung hai tháng đầu năm 2018 xuất khẩu nhóm hàng này tăng so với cùng kỳ năm 2017, tăng 13,9% về lượng và 17,9% trị giá.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ lực chiếm tới 50% tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng, đạt 102,5 nghìn tấn, trị giá 287,6 triệu USD, tăng 5,92% về lượng và 11,35% trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất bình quân đạt 2805,63 USD/tấn, tăng 2,61%. Tính riêng tháng 2/2018 lượng xơ, sợi dệt của Việt Nam xuất sang Trung Quốc giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 44,03% và 43,42% tương ứng với 36,8 nghìn tấn, 202,5 triệu USD, giá xuất bình quân cũng tăng 1,09% đạt 2763,12 USD/tấn.
Thị trường xuất khẩu lớn đứng thứ hai là Hàn Quốc, đạt trên 12 nghìn tấn, 103,9 triệu USD, giá xuất bình quân 2485,05 USD/tấn trong tháng 2, giảm 12,19% về lượng và 8,88% về trị giá nhưng giá bình quân tăng 3,77% so với tháng trước. Tính chung 2 tháng đầu năm,xuất sang thị trường Hàn QUốc đạt 25,7 nghìn tấn, trị giá 62,8 triệu USD, giá xuất bình quân đạt 2436,95 USD/tấn, twang 22,78% về lượng, 3,2% về giá và 26,71% về trị giá so với cùng kỳ.
Ngoài hai thị trường chủ lực kể trên, các thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ, Thái Lan, Ấn Độ, Brazil…. cũng nhập khẩu xơ, sợi dệt từ thị trường Việt Nam. Nhìn chung, hai tháng đầu năm nay xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam sang thị trường đều có lượng và kim ngạch tăng trưởng, chiếm tới 70% và giá xuất bình quân sang các thị trường đều tăng chiếm tới 65%.
Đặc biệt, trong hai tháng đầu năm nay thị trường Mỹ tăng nhập khẩu xơ , sợi dệt từ Việt Nam, tuy chỉ đạt 5 nghìn tấn, 6,3 triệu USD nhưng so với cùng kỳ tăng gấp gần 2 lần cả lượng và trị giá. Ngược lại, xuất khẩu sang thị trường Philippines lại giảm mạnh, 54,24% về lượng và 48,97% về trị giá so với cùng kỳ, tương ứng với 1 nghìn tấn, trị giá 2,3 triệu USD.
Về giá xuất khẩu bình quân, thị trường Italia có giá xuất cao nhất trên 5.000 USD/tấn, nhưng so với cùng kỳ lại giảm 47,03%. Ngoài ra cũng phải kể đến các thị trường như Bangladesh, Indonesia, Nhật Bản, Ấn Độ cũng giá trên 3.000 USD/tấn.
  

Nguồn: Vinanet