Riêng tháng 6/2019, xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam đạt kim ngạch 53,48 triệu USD, giảm 11,7% so với tháng 5/2019.
Mặt hàng này của Việt Nam đã có mặt trên 20 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với vị trí địa lý và khoảng cách không xa với Việt Nam, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch 34,65 triệu USD, chiếm 10,5% tỷ trọng đạt 34,65 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm 2018 giảm 5,37%, riêng tháng 6/2019 giảm 19,97% so với tháng 5/2019 và giảm 10,6% so với tháng 6/2018 tương đương với 5,38 triệu USD.
Thị trường chiếm tỷ trọng đứng thứ hai là Mỹ, đạt 31,13 triệu USD, tăng 19,91% so với cùng kỳ 2018, riêng tháng 6/2019 đạt 5,85 triệu USD, tăng 3,88% so với tháng 5/2019 và tăng 28,93% so với tháng 6/2018.
Kế đến là các thị trường Campuchia, Nhật Bản, Hàn Quốc với kim ngạch đạt lần lượt 28,27 triệu USD; 22,17 triệu USD; 21,16 triệu USD.
Ngoài những thị trường trên, thì các thị trường như Singapore, Philippines, Lào, Ghana... cũng nhập khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc của Việt Nam.
Nhìn chung, nửa đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc sang các thị trường phần lớn đều tăng trưởng chiếm 75,86%, trong đó xuất sang thị trường Séc tăng vượt trội, tuy kim ngạch chỉ đạt 1,58 triệu USD nhưng so với cùng kỳ 2018 tăng gấp 5,1 lần (tức tăng 414,01%), riêng tháng 6/2019 kim ngạch chỉ đạt 233,13 nghìn USD, giảm 5,01% so với tháng 5/2019 nhưng tăng gấp 4,7 lần (tức tăng 371,6%) so với tháng 6/2018. Bên cạnh đó, xuất sang thị trường Lào cũng có tốc độ tăng khá trên 78% đạt 7,58 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, xuất khẩu bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc sang thị trường Indonesia giảm mạnh 27,5% tương ứng với 5,77 triệu USD, riêng tháng 6/2019 tăng 2,09% so với tháng 5/2019 và tăng 92,23% so với tháng 6/2018 đạt 1,13 triệu USD.
Thị trường xuất khẩu bánh kẹo và sản phẩm từ ngũ cốc nửa đầu năm 2019
Thị trường
|
Tháng 6/2019 (USD)
|
+/- so với tháng 5/2019 (USD)*
|
6 tháng năm 2019
|
+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*
|
Trung Quốc
|
5,381,127
|
-19.97
|
34,652,344
|
-5.37
|
Hoa Kỳ
|
5,853,836
|
3.88
|
31,138,368
|
19.91
|
Campuchia
|
4,568,550
|
-1.99
|
28,277,244
|
10.71
|
Nhật Bản
|
4,169,581
|
-6.71
|
22,172,850
|
7.78
|
Hàn Quốc
|
3,299,632
|
-8.03
|
21,168,168
|
-16.62
|
Đức
|
1,897,848
|
-6.72
|
14,406,311
|
8.26
|
Pháp
|
2,056,083
|
-16.79
|
13,983,721
|
14.56
|
Anh
|
2,094,844
|
-0.82
|
11,974,689
|
39.21
|
Hà Lan
|
2,099,747
|
1.51
|
11,803,397
|
20.11
|
Đài Loan
|
1,718,763
|
-17.08
|
11,662,592
|
-10.79
|
Philippines
|
1,544,065
|
-31.38
|
11,478,031
|
-5.38
|
Australia
|
1,813,800
|
-28.37
|
10,669,903
|
0.56
|
Thái Lan
|
973,814
|
-41.01
|
7,920,058
|
-20.72
|
Lào
|
1,375,452
|
-17.06
|
7,587,878
|
78.63
|
Ba Lan
|
1,229,502
|
-9.84
|
7,140,902
|
-4.09
|
Myanmar
|
897,977
|
-30.48
|
6,931,046
|
25.53
|
Nga
|
929,862
|
-24.15
|
6,790,561
|
8.7
|
Singapore
|
996,007
|
-6.96
|
5,949,473
|
6.2
|
Malaysia
|
699,734
|
-36.56
|
5,912,250
|
0.7
|
Indonesia
|
1,134,875
|
2.09
|
5,777,604
|
-27.5
|
UAE
|
1,398,761
|
12.65
|
5,742,523
|
23.79
|
Canada
|
681,912
|
-12.21
|
5,049,522
|
5.85
|
Hồng Kông (TQ)
|
445,450
|
-8.79
|
3,145,988
|
0.65
|
Nam Phi
|
326,620
|
54.4
|
1,678,130
|
8.45
|
Senegal
|
347,888
|
46.34
|
1,635,157
|
|
Séc
|
233,139
|
-5.01
|
1,580,587
|
414.01
|
Saudi Arabia
|
79,993
|
-73.41
|
1,369,443
|
53.34
|
Ghana
|
185,804
|
-13.95
|
661,742
|
13.85
|
Ấn Độ
|
129,940
|
59.16
|
516,074
|
38.17
|
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Ngược lại, Việt Nam nhập khẩu bánh kẹo chủ yếu từ các thị trường Indonesia, Thái Lan và Hàn Quốc – đây là những thị trường đều chiếm tỷ trọng lớn, chiếm lần lượt 21,9%; 15,53%; 10,18% đạt tương ứng 33,9 triệu USD; 29,9 triệu USD; 15,73 triệu USD.
Đáng chú ý, thời gian này Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu từ thị trường Hà Lan tuy chỉ đạt 1,58 triệu USD, nhưng tăng gấp 8,4 lần (tức tăng 739,52%) so với cùng kỳ năm 2018. Bên cạnh đó, nhập từ thị trường Trung Quốc cũng có mức tăng khá, tăng gấp hơn 2 lần (tức tăng 111,18%) đạt 16,23 triệu USD. Ngược lại, giảm mạnh nhập khẩu từ thị trường Malaysia, giảm 14,84% tương ứng với 14,53 triệu USD.
Nguồn: VITIC