Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2020 cả nước xuất khẩu 12.137 tấn chè các loại, đạt 19,89 triệu USD, giá 1.639 USD/tấn, giảm 11% về lượng, giảm 13,9% về kim ngạch và giảm 3% về giá so với tháng 10/2020.
Tính chung 11 tháng đầu năm 2020 xuất khẩu 123.851 tấn, tương đương 200,12 triệu USD, giá trung bình 1.615,8 USD/tấn, tăng 1,3% về lượng nhưng giảm 5,5% về kim ngạch và giảm 6,7% về giá so với cùng kỳ năm 2019.
Ước cả năm, xuất khẩu đạt 135.000 tấn chè; kim ngạch đạt 220 triệu US, xuất khẩu tiểu ngạch ước cả năm đạt 10 nghìn tấn.
Pakistan là thị trường tiêu thụ chè lớn nhất của Việt Nam đạt 39.810 tấn, tương đương 75,81 triệu USD, giá trung bình 1.904,3 USD/tấn, giảm 7.3% về lượng, giảm 10,9% về kim ngạch và giảm 3,9% về giá so với cùng kỳ năm 2019; chiếm 32% trong tổng khối lượng và chiếm 37,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước.
Thị trường lớn thứ 2 là Đài Loan, đạt 15.874 tấn, tương đương 24,67 triệu USD, chiếm gần 13% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước, giảm trên 10% cả về lượng và kim ngạch.
Tiếp đến thị trường Nga đạt 13.261 tấn, tương đương 20,15 triệu USD, chiếm trên 10% trong tổng khối lượng và tổng kim ngạch, giảm 3,9% về lượng và giảm 0,6% kim ngạch.
Nhìn chung trong 11 tháng năm 2020 kim ngạch xuất khẩu chè sang các thị trường chủ đạo bị sụt giảm so với cùng kỳ năm trước; tuy nhiên, xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ lại tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm trước, tăng 368% về lượng và tăng 300,6% kim ngạch, đạt 4.150 tấn, tương đương 4,96 triệu USD.
Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu chè, đứng thứ 7 về sản xuất chè toàn cầu. Sản phẩm chè của Việt Nam hiện đã được xuất sang 74 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, theo đánh giá, khoảng 90% sản lượng chè của nước ta xuất khẩu ở dạng thô, giá bán thấp và được tiêu thụ dưới thương hiệu của các nhà nhập khẩu. Cùng với đó, hoạt động sản xuất chè còn nhiều hạn chế bất cập... Về cơ bản sản xuất chè của Việt Nam vẫn là sản xuất nông hộ nhỏ, nguyên liệu chè cung cấp cho chế biến chủ yếu từ các giống chè có chất lượng thấp. Ðiều này khiến cho chất lượng sản phẩm chè của nước ta không đồng đều và khó đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra những sản phẩm chất lượng cao.

Xuất khẩu chè 11 tháng năm 2020

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 12/12/2020 của TCHQ)

 

Thị trường

11 tháng đầu năm 2020

So với cùng kỳ năm 2019 (%)

Tỷ trọng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

123.851

200.118.936

1,29

-5,54

100

100

Pakistan

39.810

75.809.402

-7,3

-10,93

32,14

37,88

Đài Loan (TQ)

15.874

24.672.470

-10,21

-10,53

12,82

12,33

Nga

13.261

20.145.380

-3,9

-0,6

10,71

10,07

Trung Quốc đại lục

7.302

10.782.791

-12,59

-54,83

5,9

5,39

Indonesia

7.924

7.503.251

-8,99

-11,48

6,4

3,75

Mỹ

4.655

6.019.949

-10,19

-6,1

3,76

3,01

Ấn Độ

4.150

4.960.746

368,4

300,61

3,35

2,48

Iraq

3.482

4.951.898

5,84

1,43

2,81

2,47

Saudi Arabia

1.659

4.080.124

-13,14

-15,24

1,34

2,04

Malaysia

3.611

2.669.240

-1,37

-4,91

2,92

1,33

U.A.E

1.552

2.559.263

1,5

4,72

1,25

1,28

Ukraine

1.650

2.557.705

21,95

12,46

1,33

1,28

Thổ Nhĩ Kỳ

540

1.088.843

128,81

115,82

0,44

0,54

Philippines

393

1.028.011

-57,65

-57,34

0,32

0,51

Đức

128

646.735

-16,88

-5,79

0,1

0,32

Ba Lan

321

524.391

-32,42

-23,23

0,26

0,26

Kuwait

26

69.340

-21,21

2,41

0,02

0,03

Theo Hiệp chè Việt Nam, sản xuất chè 11 tháng năm 2020 đạt 175.000 tấn, ước cả năm đạt 180.000 tấn, giảm khoảng 5.000 tấn so với năm 2019. Tiêu thụ chè trong nước ước cả năm duy trì ở mức 45.000 tấn, giá bán đạt 150.000 đồng/kg (7.000 USD/tấn). Hiện nay, một số dòng chè Shan, nhất là dòng chè Shan mới có giá bán cao, tiêu thụ ổn định. Doanh thu nội địa dự kiến đạt 315 triệu USD. Doanh thu xuất khẩu tiểu ngạch đạt 17 triệu USD. Tổng doanh thu toàn ngành đạt 552 triệu USD. Về cơ cấu sản phẩm gồm 51% chè đen, 48% chè xanh và 1% chè khác.

Hiệp hội chè Việt Nam nhận định, năm 2020 ngành chè gặp rất nhiều khó khăn, khi các hợp đồng xuất khẩu của các doanh nghiệp đã ký kết nhưng do dịch COVID -19 khiến nhiều hợp đồng bị giãn, hoãn, thậm chí một số hợp động còn bị yêu cầu giảm giá, trong khi đó, các hợp đồng mới gần như không có. Đáng chú ý, vấn đề chi phí vận tải cũng gây khó khăn cho nhiều ngành hàng nông sản, trong đó có ngành chè, mọi năm chi phí vận tải chỉ khoảng 700 – 900 USD/container thì năm nay lên tới 2.700 – 3.000 USD/container, cao gấp 3 lần, tạo sức ép rất lớn về chi phí, trong khi giá chè lại giảm.

Nguồn: VITIC