Là thị trường có vị trí và khoảng cách địa lý không xa đối với Việt Nam, từ lâu Trung Quốc đã trở thành thị trường chủ lực cho xuất-nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây, tốc độ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này đang gặp nhiều khó khăn đặc biệt là nhóm hàng nông sản.
Đơn cử như mặt hàng rau quả, xuất khẩu kim ngạch sụt giảm lần đầu tiên sau nhiều năm tăng trưởng. Nếu như năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc tăng 5,03% so với năm 2017 đạt 2,78 tỷ USD. Tuy nhiên, những tháng đầu năm 2019, xuất khẩu của ngành hàng này sang Trung Quốc sụt giảm, kéo theo kim ngạch xuất khẩu chung toàn ngành giảm. Theo thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, tính đến hết tháng 7/2019 kim ngạch chỉ đạt 1,6 tỷ USD, giảm 7,16% so với cùng kỳ năm 2018, riêng tháng 7/2019 đạt 144,29 triệu USD, giảm 19,88% so với tháng 6/2019 và giảm 43,61% so với tháng 7/2018. Trước đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sang thị trường này liên tục được ghi nhận sự tăng trưởng ở mức hai con số, bình quân trên 32% trong giai đoạn 2011-2016.
Theo Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, những nguyên nhân dẫn tới tình trạng sụt giảm trong xuất khẩu sau quả sang Trung Quốc thời gian gần đây là do kể từ tháng 6/2019, trung Quốc dừng xuất khẩu rau quả Việt Nam theo đường tiểu ngạch mà yêu cầu chính ngạch. Khi Trung Quốc không còn dễ tính, viêc siết chặt truy xuất nguồn gốc, kiểm dịch an toàn cũng làm giảm khối lượng hàng hóa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Một số mặt hàng trước đây Việt Nam xuất khẩu tiểu ngạch lớn như bưởi, sầu riêng... đang bị hạn chế, làm giảm kim ngạch sang nước này.
Bên cạnh đó, Trung Quốc đang vào vụ thanh long. Cùng thời điểm, Việt Nam cũng đạt sản lượng cao và đang đẩy mạnh xuất khẩu loại quả trên. Do đó, khả năng tiêu thụ của thị trường Trung Quốc đối với thanh long của Việt Nam hạn chế trong thời gian này, trong khi khoảng 70% thanh long sản xuất trên cả nước được đưa sang Trung Quốc. Ngoài ra, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng khiến Bắc Kinh mong muốn xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu.
Lãnh đạo Hiệp hội Rau quả đánh giá xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2019 sẽ khó khăn khi Trung Quốc yêu cầu xuất khẩu chính ngạch, lượng hàng đạt tiêu chuẩn cũng hạn chế hơn trước. Tuy nhiên, vượt qua 2 - 3 tháng này, khi các quả như thanh long, dưa hấu của Việt Nam không "đụng" thời điểm thu hoạch của Trung Quốc, tình hình xuất khẩu có thể sẽ được cải thiện hơn.
Không chỉ hàng rau quả, các mặt hàng Trung Quốc giảm nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2018 gồm: gạo, cá đông lạnh, cao su thiên nhiên, xơ sợi, máy vi tính và linh kiện, thủy tinh, giấy, nhựa, sắt thép, kim loại thường. Trong đó, điện thoại và gạo ảnh hưởng nhiều nhất với mức giảm lần lượt là 770 triệu USD và 332 triệu USD so với cùng kỳ, đặc biệt xuất khẩu gạo giảm 67,5%.
Ngoài ra, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng quá thấp một phần do nhu cầu nhập khẩu giảm khi kinh tế nước này những tháng đầu năm không khởi sắc. Xung đột thương mại Mỹ - Trung làm nhiều doanh nghiệp Trung Quốc không có đơn hàng mới, phải cắt giảm nhân công, tác động mạnh đến thu nhập và sức tiêu dùng. Ngoài ra, đồng nhân dân tệ yếu đi cũng làm hàng hóa nước ngoài đắt lên tương đối.
Trong 7 tháng đầu năm 2019 những mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá xuất khẩu tăng nhiều nhất là mặt hàng chè, với giá mức bình quân 3334,20 USD/tấn, tăng gấp 2,5 lần (tức tăng 145,02%) đã kéo kim ngạch tăng 62,91% so với 7 tháng năm 2018, mặc dù lượng chè xuất khẩu giảm 33,51% chỉ đạt 4,4 nghìn tấn, trị giá 14,79 triệu USD. Ngược lại, sắn và các sản phẩm từ sắn, mặc dù giá xuất khẩu tăng 5,17% đạt 389,33 USD/tấn, nhưng đều sụt giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 14,26% và 9,83% tương ứng với 1,19 triệu tấn, trị giá 466,25 triệu USD.
Ngoài ra, xuất khẩu hạt điều tăng cả lượng và trị giá, tăng tương ứng 58,71% và 30,73% đạt 34,5 nghìn tấn, trị giá 268,27 triệu USD, nhưng giá xuất bình quân giảm 17,63% xuống còn 7775,16 USD/tấn.
Tuy nhiên, xuất khẩu sang Trung Quốc nhóm hàng công nghiệp lại tăng trưởng khá, đặc biệt là mặt hàng sắt thép, tuy kim ngạch chỉ đạt 38,76 triệu USD với 75,4 nghìn tấn, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 17,5 lần về lượng (tức tăng 1656,03%) và tăng gấp 6 lần về trị giá (tức tăng 500,26%), tuy nhiên giá xuất bình quân sụt giảm so với cùng kỳ 2018, giảm 65,82% xuống còn 513,88 USD/tấn. Bên cạnh đó, xuất khẩu clanker và xi măng, hóa chất, sản phẩm từ sắt thép cũng tăng khá, tăng lần lượt 71,94%; 63,68% và 56,22% đạt lần lượt 272,26 triệu USD; 297,83 triệu USD và 54 triệu USD.
Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc 7 tháng năm 2019
Mặt hàng
|
7 tháng năm 2019
|
+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*
|
Lượng (Tấn)
|
Trị giá (USD)
|
Lượng
|
Trị giá
|
Tổng
|
|
19.844.930.302
|
|
-0,57
|
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện
|
|
4.703.823.217
|
|
8,54
|
Điện thoại các loại và linh kiện
|
|
2.085.399.450
|
|
-26,96
|
Hàng rau quả
|
|
1.600.136.405
|
|
-7,16
|
Xơ, sợi dệt các loại
|
531.230
|
1.372.729.619
|
18,94
|
8,05
|
Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện
|
|
1.063.233.204
|
|
0,15
|
Giày dép các loại
|
|
955.154.711
|
|
17,62
|
Hàng dệt, may
|
|
876.019.296
|
|
10,21
|
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác
|
|
819.523.809
|
|
-1,46
|
Cao su
|
498.542
|
677.110.916
|
9,62
|
6,05
|
Gỗ và sản phẩm gỗ
|
|
641.888.922
|
|
1,8
|
Hàng thủy sản
|
|
592.701.404
|
|
6,68
|
Sắn và các sản phẩm từ sắn
|
1.197.580
|
466.255.150
|
-14,26
|
-9,83
|
Dầu thô
|
838.016
|
433.126.358
|
21,9
|
11,51
|
Hóa chất
|
|
297.833.777
|
|
63,68
|
Clanhke và xi măng
|
6.978.027
|
272.266.047
|
54,27
|
71,94
|
Hạt điều
|
34.504
|
268.274.160
|
58,71
|
30,73
|
Dây điện và dây cáp điện
|
|
245.558.567
|
|
-21,9
|
Chất dẻo nguyên liệu
|
247.772
|
245.495.048
|
-32,01
|
-13,79
|
Xăng dầu các loại
|
295.346
|
209.481.794
|
6,43
|
10,51
|
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
|
|
175.407.711
|
|
2,47
|
Gạo
|
318.146
|
159.445.952
|
-65,68
|
-67,53
|
Phương tiện vận tải và phụ tùng
|
|
157.118.489
|
|
-1,47
|
Sản phẩm hóa chất
|
|
119.028.890
|
|
60,29
|
Thức ăn gia súc và nguyên liệu
|
|
116.810.172
|
|
-12,38
|
Kim loại thường khác và sản phẩm
|
|
113.532.350
|
|
43,25
|
Giấy và các sản phẩm từ giấy
|
|
97.773.215
|
|
-39,24
|
Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù
|
|
90.115.729
|
|
-2,31
|
Sản phẩm từ chất dẻo
|
|
80.312.847
|
|
35,2
|
Quặng và khoáng sản khác
|
1.347.374
|
55.056.971
|
-18,47
|
25,39
|
Sản phẩm từ sắt thép
|
|
54.031.346
|
|
56,22
|
Cà phê
|
23.318
|
52.704.228
|
1,01
|
-8,89
|
Sản phẩm từ cao su
|
|
45.942.457
|
|
-9,55
|
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc
|
|
40.054.580
|
|
-1,02
|
Sắt thép các loại
|
75.439
|
38.766.775
|
1,656,03
|
500,26
|
Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận
|
|
27.162.938
|
|
17,53
|
Chè
|
4.436
|
14.790.490
|
-33,51
|
62,91
|
Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh
|
|
13.945.291
|
|
-33,56
|
Sản phẩm gốm, sứ
|
|
11.275.307
|
|
41,97
|
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ
|
|
10.322.282
|
|
39,73
|
Sản phẩm mây, tre, cói và thảm
|
|
6.577.953
|
|
-6,9
|
Vải mành, vải kỹ thuật khác
|
|
6.331.454
|
|
-10,37
|
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)