Cụ thể, tháng 3/2019 tăng 20,9% về lượng và tăng 25,9% về kim ngạch; tháng 4/2019 tăng 2,6% về lượng và tăng 2,1% về kim ngạch và tháng 5/2019 tăng tiếp 7% về lượng và tăng 4% về kim ngạch, đạt 609.447 tấn, tương đương 388,85 triệu USD, giá xuất khẩu 638 USD/tấn, giảm 2,3% so với tháng 4/2019.
Tính chung cả 5 tháng đầu năm 2019 lượng sắt thép xuất khẩu đạt 2,93 triệu tấn, thu về 1,89 tỷ USD, giá trung bình 643,4 USD/tấn, tăng 24,1% về khối lượng, tăng 7,4% về kim ngạch nhưng giảm 13,4% về giá so với 5 tháng đầu năm 2018.
Campuchia là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại sắt thép của Việt Nam chiếm 25,3% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước và chiếm 23,5% trong tổng kim ngạch, đạt 741.126 tấn, tương đương 443,21 triệu USD, giá 598 USD/tấn, tăng mạnh 51% về lượng, tăng 40,7% về kim ngạch nhưng giảm 6,8% về giá so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sắt thép sang Indonesia trong tháng 5/2019 sụt giảm mạnh 49% cả về lượng và kim ngạch so với tháng liền kề trước đó, đạt 31.899 tấn, tương đương 21,39 triệu USD; cộng chung cả 5 tháng đầu năm, xuất khẩu sang thị trường này đạt 310.491 tấn, tương đương 207,55 triệu USD, giá trung bình 668,5 USD/tấn, tăng 3,3% về lượng nhưng giảm 12% về kim ngạch và giảm 14,8% về giá so với cùng kỳ, chiếm gần 11% trong tổng lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép của cả nước, .
Xuất khẩu sang Mỹ - đứng thứ 3 thị trường mặc dù tháng 5/2019 tăng mạnh 47,5% về lượng và tăng 32,5% về kim ngạch so với tháng 4/2019, đạt 63.766 tấn, tương đương 44,92 triệu USD, nhưng tính chung cả 5 tháng đầu năm vẫn sụt giảm cả về lượng, giá và kim ngạch, với mức giảm tương ứng 31,5%, 7,7% và 36,8% so với cùng kỳ, đạt 252.128 tấn, tương đương 195,91 triệu USD, giá 777 USD/tấn, chiếm 8,6% trong tổng lượng và chiếm 10,4% trong tổng kim ngạch.
Xuất khẩu sắt thép sang thị trường Malaysia tăng 4,4% về lượng nhưng giảm 8,7% về giá và giảm 4,7% kim ngạch, đạt 304.780 tấn, tương đương 186,48 triệu USD, giá 611,9 USD/tấn, chiếm 10% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Thị trường Đông Nam Á nói chung chiếm 60% trong tổng lượng sắt thép xuất khẩu của cả nước và chiếm 56,8% trong tổng kim ngạch, đạt 1,76 triệu tấn, tương đương 1,07 tỷ USD, tăng 31,3% về lượng và tăng 15,5% về kim ngạch so với cùng kỳ.
Trong 5 tháng đầu năm nay xuất khẩu sắt thép sang đa số các thị trường bị sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm trước; trong đó sụt giảm mạnh ở các thị trường sau: Đức sụt giảm mạnh nhất 94,3% về lượng và giảm 95,5% về kim ngạch, đạt 69 tấn, tương đương 125.728 USD; Anh giảm 65,8% về lượng và giảm 68,8% về kim ngạch, đạt 15.635 tấn, tương đương 11,16 triệu USD; U.A.E giảm 25,8% về lượng và giảm 66,1% về kim ngạch, đạt 4.631 tấn, tương đương 3,29 triệu USD; Bangladesh giảm 67,6% về lượng và giảm 65,2% về kim ngạch, đạt 804 tấn, tương đương 0,56 triệu USD .
Tuy nhiên, xuất khẩu sắt thép sang thị trường Trung Quốc lại tăng vượt trội gấp 17,2 lần về lượng và tăng gấp 6,3 lần về kim ngạch, đạt 66.037 tấn, tương đương 34,02 triệu USD;
Xuất khẩu sang Saudi Arabia cũng tăng mạnh 304% về lượng và tăng 344,5% về kim ngạch, đạt 4.805 tấn, tương đương 3,28 triệu USD; Brazil tăng 131% về lượng và tăng 153,7% về kim ngạch, đạt 1.902 tấn, tương đương 1,75 triệu USD; Nhật Bản tăng 229,5% về lượng và tăng 131,8% về kim ngạch, đạt 130.445 tấn, tương đương 69,36 triệu USD.
Tiêu thụ tôn, thép tháng 5 giảm mạnh
Tình hình tiêu thụ thép xây dựng trong nước tháng 5/2019 tăng trưởng thấp, thậm chí sản phẩm tôn còn giảm sâu. Cụ thể, tiêu thụ thép thô của các doanh nghiệp là thành viên của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đạt 1.390.041 tấn, tăng 4% so với tháng 4 và tăng 24% so với cùng kỳ năm 2018. Tính chung 5 tháng đầu năm 2019, sản lượng thép thô tiêu thụ đạt 6.354.277 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2018.
Tuy nhiên, nếu tính riêng sản phẩm thép xây dựng thì tiêu thụ trong tháng 5 chỉ đạt 916.519 tấn, giảm nhẹ 0,7% so với tháng 4, nhưng so với cùng kỳ lại giảm tới 12,4%. Theo dự báo, trong vòng 1 đến 2 tháng tới, bước vào mùa mưa nên sản lượng thép xây dựng tiêu thụ sẽ còn giảm tiếp, kết quả đó sẽ gây thêm nhiều áp lực cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép xây dựng. Không những vậy, sự cạnh tranh trong nước sẽ ngày càng gay gắt do các đơn vị mới sắp đưa vào hoạt động như thép Hòa Phát - Dung Quất, thép Tung Hoo, thép Nghi Sơn.
Đối với sản phẩm thép cuộn cán nóng, tháng 5/2019 tiêu thụ đạt 372.680 tấn, tăng 1,26% so với tháng trước và tăng 31,4% so với cùng kỳ năm 2018. Có thể nói, sản phẩm thép cuộn cán nóng đang là lợi thế rất lớn khi không chỉ sản xuất mà tiêu thụ cũng tăng trưởng rất cao. Nguyên nhân bởi các doanh nghiệp trong nước gần như chưa sản xuất được và chủ yếu là Formosa sản xuất, cung cấp ra thị trường.
Ngược lại, tiêu thụ thép cuộn cán nguội từ đầu năm tới nay giảm mạnh so với cùng kỳ, tháng 5/2019, tiêu thụ chỉ đạt 183.868 tấn, giảm 22,41% so với tháng trước, trong đó xuất khẩu đạt 69.045 tấn, tăng 3,4% so với cùng kỳ năm trước.
Đối với sản phẩm tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, tháng 5 tiêu thụ 300.187 tấn, giảm nhẹ 2,83% so với tháng 4 và giảm 18,6% so với cùng kỳ năm 2018. Trong số sản lượng tôn tiêu thụ thì dẫn đầu vẫn là tôn Hoa Sen chiếm tới 31% thị phần, tôn Đông Á chiếm 18,4%, tôn Nam Kim chiếm 13,8%...
Sản phẩm ống thép hàn, những tháng trước đây tiêu thụ sụt giảm thì nay lại cân đối được sức bật tăng trưởng, tiêu thụ tháng 5 đạt 224.315 tấn, tăng 11,92% so với tháng trước, nhưng so với cùng kỳ năm 2018 lại giảm 1,7%. Trong đó, xuất khẩu 29.200 tấn, tăng 58,48% so với tháng 4 và tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Mặc dù tiêu thụ tôn và thép xây dựng giảm mạnh - đây lại là 2 sản phẩm chủ lực của các doanh nghiệp sản xuất trong nước, song, hàng nhập khẩu lại gia tăng chóng mặt. Nếu tính trong 4 tháng đầu năm 2019, Việt Nam nhập khẩu thép thành phẩm các loại tới 4,8 triệu tấn, trong đó sản phẩm thép dài chiếm 425.000 tấn, tăng tới 51,3%; thép hình chiếm 83.000 tấn, tăng 23%. Riêng trong tháng 4, lượng tôn mạ kim loại và sơn phủ màu nhập khẩu tăng 24%, trong đó tôn màu tăng 55%, tôn mạ kẽm khoảng 25%. Đáng chú ý, sản lượng nhập khẩu cao nhất vẫn là từ Trung Quốc, chiếm tới 39,1%; Hàn Quốc 14,44%... Từ kết quả trên cho thấy, sức ép tiêu thụ sản phẩm tôn, thép trong nước sụt giảm mạnh trong thời gian gần đây do tác động mạnh từ việc nhập khẩu về nhiều, một phần thêm sản phẩm từ doanh nghiệp mới đầu tư, doanh nghiệp mở rộng…
Theo dự báo của các chuyên gia, cứ đà này thời gian tới sức bật trong tiêu thụ của ngành thép là hoàn toàn không thể, thậm chí khó khăn còn kéo dài cho các năm tới. Mặc dù được biết các doanh nghiệp sản xuất tôn, thép trong nước đã tiết giảm chi phí tối đa, hiện đại hóa công nghệ… nhưng không tránh khỏi sức ép của hàng nhập khẩu với giá rẻ.

Xuất khẩu sắt thép 5 tháng đầu năm 2019

 

Thị trường

5 tháng/2019

+/- so với cùng kỳ (%)*

Lượng

(tấn)

Trị giá

(USD)

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

2.933.179

1.887.178.735

24,06

7,38

Campuchia

741.126

443.205.020

50,96

40,72

Indonesia

310.491

207.553.162

3,29

-12,03

Mỹ

252.128

195.912.475

-31,49

-36,76

Malaysia

304.780

186.483.090

4,41

-4,67

Thái Lan

174.051

101.746.031

52,78

24,13

Hàn Quốc

118.484

79.722.986

13,23

20,19

Philippines

149.160

74.201.882

163,35

119,65

Nhật Bản

130.445

69.361.789

229,46

131,82

Bỉ

89.425

58.391.025

-34,29

-43,85

Italia

69.133

41.347.392

48,42

-9,23

Lào

54.853

38.983.159

-5,55

-9,27

Đài Loan (TQ)

59.985

37.953.152

-21,85

-8,97

Ấn Độ

48.976

36.894.680

41,34

17,78

Trung Quốc đại lục

66.037

34.024.048

1,619,27

527,89

Pakistan

31.191

15.246.366

162,51

115,7

Tây Ban Nha

20.175

15.131.430

-13,81

-13,85

Australia

18.429

14.659.608

-23,26

-20,09

Myanmar

17.157

12.812.275

-23,57

-18,14

Anh

15.635

11.161.465

-65,82

-68,78

Singapore

11.206

7.859.847

39,46

-2,88

U.A.E

4.631

3.289.963

-25,82

-66,11

Saudi Arabia

4.805

3.279.751

304,12

344,5

Nga

2.987

3.077.870

-10,81

-15,88

Brazil

1.902

1.746.499

131,11

153,67

Thổ Nhĩ Kỳ

907

1.278.858

14,81

4,4

Ai Cập

1.395

930.714

-48,28

-50,08

Achentina

400

901.232

 

 

Bangladesh

804

561.054

-67,58

-65,21

Hồng Kông (TQ)

78

211.567

-34,45

-36,89

Đức

69

125.728

-94,28

-95,5

Kuwait

20

21.000

 

 

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)

 

 

Nguồn: Vinanet