Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục tăng nhẹ trong phiên vừa qua sau khi số liệu của Chính phủ Mỹ cho thấy lượng tồn trữ dầu thô ít hơn dự kiến, nhưng đà tăng giá bị cản trở bởi lo ngại về sự lây lan của dịch bệnh do virus corona gây ra ở bên ngoài Trung Quốc.
Kết thúc phiên này, dầu Brent tăng 19 US cent, tương đương 0,32%, lên 59,31 USD/thùng, dầu Tây Texas Mỹ (WTI) tăng 49 US cent (0,9%) lên 53,78 USD/thùng.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, trong tuần kết thúc ngày 14/2, tồn trữ dầu thô thương mại của nước này đã tăng 400.000 thùng so với tuần trước đó. Như vậy, tồn trữ dầu thô của Mỹ thấp hơn khoảng 2% so với mức trung bình cho thời điểm này của năm năm. Tồn trữ xăng của nước này giảm khoảng 2 triệu thùng trong tuần tới 14/2, trái với dự đoán là tăng 435.000 thùng.
Giá dầu tuần này cũng được hỗ trợ bởi Mỹ thông báo trừng phạt chi nhánh thương mại của công ty dầu mỏ Nga Rosneft do có quan hệ với công ty dầu PVDSA của Venezuela và cuộc xung đột ở Libya dẫn tới các cảng biển và giếng dầu bị phong tỏa. Nhà phân tích kỹ thuật của Reuters, ông Wang Tao, dự báo giá dầu Brent có thể tăng tiếp lên 60,22 USD/thùng.
Tuy nhiên, số ca nhiễm Covid-19 tăng ở Hàn Quốc và nước này có trường hợp tử vong đầu tiên do dịch bệnh này gây lo ngại sự lây lan của dịch bệnh ra toàn thế giới.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tăng lên mức cao nhất 7 năm do giới đầu tư lo ngại dịch bệnh Covid-19 phức tạp ở bên ngoài Trung Quốc nên tích cực mua tài sản an toàn vào.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng giao ngay tăng 0,44% lên 1.618,38 USD/ounce, trong phiên có thời điểm đạt mức cao nhất kể từ tháng 2/2013 là 1.623,45 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 4/2020 tăng 0,5% lên 1.620.50 USD/ounce.
Giá vàng kỳ hạn tăng phiên thứ sáu liên tiếp khi các nhà giao dịch chuyển hướng mua vào trong lúc lãi suất thấp, tạo đà đi lên cho kim loại quý này. Tuy nhiên, đà tăng của giá vàng bị hạn chế do đồng USD mạnh lên. Chỉ số đồng USD, đo giá trị của đồng tiền này so với sáu đồng tiền mạnh khác, tăng 0,2%, lên 99,83. Giá vàng thường có xu hướng diễn biến ngược chiều với đồng USD, có nghĩa nếu đồng USD tăng, giá vàng sẽ giảm, do vàng được định giá bằng đồng USD trở nên đắt hơn đối với các nhà đầu tư mua bằng các đồng tiền khác.
"Giá vàng đã vượt mốc 1.600 USD/ounce và nhiều nhà đầu tư cũng như các thương gia sẽ chuyển hướng tập trung vào vàng", chuyên gia Michael Matousek thuộc U.S. Global Investors cho biết.
Ngoài Covid-19, các chuyên gia cho rằng một số lý do khác đang hỗ trợ đắc lực cho giá vàng tăng, đó là việc ngân hàng trung ương một số nước giữ lãi suất âm và các vấn đề liên quan đến thuế quan giữa Trung Quốc và Châu Âu.
"Một khi chủ đề virus corona còn nóng thì giá vàng sẽ duy trì ở mức hiện tại, nếu tình hình xấu đi thì giá thậm chí có thể tăng thêm nữa", nhà phân tích Serge Raevskiy của SP Angel cho biết.
Về các kim loại quý khác, giá vàng giao tháng 3/2020 tăng 0,8 US cent, hay 0,04%, lên 18,319 USD/ounce; bạch kim giao tháng 4/2020 giảm 25,5 USD, hay 2,54%, xuống 979 USD/ounce, palađi giảm 0,7% xuống 2.694,08 USD/ounce.
Trên thị trường sắt thép giá tiếp tục tăng do dự đoán Bắc Kinh sẽ đưa ra nhiều biện pháp kích thích kinh tế và điều đó sẽ đẩy tăng nhu cầu nguyên vật liệu sản xuất và xây dựng. Lo ngại nguồn cung quặng sắt từ Australia và Brazil khan hiếm hơn càng đẩy giá tăng lên.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây kỳ hạn giao tháng 5 tăng 2,1% lên 3.460 CNY (493,38 USD)/tấn; thép cuộn cán nóng tăng 1,5% lên 3.455 CNY/tấn.
Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã hạ lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế. Một số trung tâm sản xuất của nước này bắt đầu nới lỏng những quy định về sự lưu thông của người và các phương tiện, trong khi nhiều doanh nghiệp trở lại sản xuất sau nhiều tuần tạm dừng.
Số ca nhiễm virus corona mới liên tiếp giảm trong mấy ngày gần đây cũng góp phần đẩy giá sắt thép tăng lên.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 4,2% lên 667 CNY/tấn, là phiên tăng giá thứ 8 liên tiếp và lấy lại gần hết những gì đã mất từ đầu năm đến nay. Quặng sắt trên sàn Singapore tăng 2,6% lên 89,3 USD/tấn. Quặng sắt hàm lượng 62% nhập khẩu hàng giao ngay trong phiên liền trước (18/2) đạt 90,5 USD/tấn, gần sát mức cao nhất 1 tháng là 91,5 USD/tấn đạt được hôm 17/2.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica giảm xuống mức thấp nhất 1 tuần do hoạt động bán tháo tiếp tục diễn ra và đồng real Brazil giảm xuống mức thấp kỷ lục so với USD.
Arabica kỳ hạn tháng 5/2020 đóng cửa phiên này giảm 4,05 US cent (0,37%) xuống 1,0495 USD/lb, sau khi có lúc chỉ 1,048 USD, thấp nhất trong vòng 1 tuần. Robusta giao cùng kỳ hạn cũng giảm 11 USD (0,85%) xuống 1.279 USD/tấn.
Tại Châu Á, giao dịch cà phê ở cả Việt Nam và Indonesia tuần này đều trầm lắng vì nông dân Việt Nam không muốn bán ra khi giá thấp, trong khi thị trường Indonesia chờ đợi cà phê vụ mới – sẽ có sau vài tháng tới.
Tại Tây Nguyên, cà phê nhân xô được bán giá 31.500 đồng/kg, nhích nhẹ so với 30.500-31.000 đồng tuần trước. Tuy nhiên, mức giá này vẫn thấp hơn mức 33.000 đồng mà các nhà trồng cà phê mong đợi.
Cà phê robusta loại 2 (5% đen và vỡ) xuất khẩu chào giá cộng 125 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn London, thấp hơn mức cộng 140 USD/tấn cách đây một tuần.
Trong khi đó, cà phê robusta Sumatra của Indonesia giá chào cao hơn 340 – 400 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn London, so với mức cộng 350-370 tuần trước.
Giá đường giảm trong phiên vừa qua, một phần do đồng real yếu đi. Đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 giảm 0,18 US cent (tương đương 1,2%) xuống 15,4 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 5 giảm 2,3 USD (0,55%) xuống 419,7 USD/tấn. Tuy nhiên, giá dầu tăng khiến các nhà máy xử lý mía của Brazil chuyển hướng sang tăng cường sản xuất ethanol sẽ ngăn giá đường giảm mạnh.
Giá cao su trên sà Tokyo tăng trong phiên vừa qua theo xu hướng giá ở Thượng Hải, là phiên tăng thứ 7 trong số 8 phiên giao dịch gần đây.
Lúc đóng cửa giao dịch, hợp đồng kỳ hạn tháng 7/2020 tăng 0,2 JPY lên 186,6 JPY/kg. Trên sàn Thượng Hải, giá cũng tăng 0,5% lên 11.700 CNY/tấn.

Giá hàng hóa thế giới sáng 21/2 (giờ VN)

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

53,78

+0,49

+0,92%

Dầu Brent

USD/thùng

59,31

+0,19

+0,32%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

39.790,00

+50,00

+0,13%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,91

-0,01

-0,68%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

165,26

-1,71

-1,02%

Dầu đốt

US cent/gallon

168,38

-1,38

-0,81%

Dầu khí

USD/tấn

519,00

+2,00

+0,39%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

56.980,00

+260,00

+0,46%

Vàng New York

USD/ounce

1.624,50

+4,00

+0,25%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.829,00

+71,00

+1,23%

Bạc New York

USD/ounce

18,38

+0,06

+0,33%

Bạc TOCOM

JPY/g

65,60

-0,10

-0,15%

Bạch kim

USD/ounce

981,77

+1,70

+0,17%

Palađi

USD/ounce

2.713,29

+14,50

+0,54%

Đồng New York

US cent/lb

259,75

+0,15

+0,06%

Đồng LME

USD/tấn

5.770,00

-3,00

-0,05%

Nhôm LME

USD/tấn

1.720,00

0,00

0,00%

Kẽm LME

USD/tấn

2.128,00

-17,00

-0,79%

Thiếc LME

USD/tấn

16.525,00

+25,00

+0,15%

Ngô

US cent/bushel

382,75

-2,50

-0,65%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

559,25

-3,25

-0,58%

Lúa mạch

US cent/bushel

299,50

-0,75

-0,25%

Gạo thô

USD/cwt

13,66

+0,01

+0,07%

Đậu tương

US cent/bushel

901,00

-4,50

-0,50%

Khô đậu tương

USD/tấn

298,30

-0,20

-0,07%

Dầu đậu tương

US cent/lb

30,47

-0,23

-0,75%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

468,00

+0,10

+0,02%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.860,00

+13,00

+0,46%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

104,95

-4,05

-3,72%

Đường thô

US cent/lb

14,94

-0,14

-0,93%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

100,30

-1,90

-1,86%

Bông

US cent/lb

69,37

-0,28

-0,40%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

463,00

+2,70

+0,59%

Cao su TOCOM

JPY/kg

188,10

+1,50

+0,80%

Ethanol CME

USD/gallon

1,35

-0,02

-1,75%

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg