Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm do số liệu cho thấy xuất khẩu hàng hóa của Trung Quốc giảm tháng thứ 4 liên tiếp gây lo ngại nhu cầu dầu trê toàn cầu sẽ giảm.
Kết thúc phiên này, dầu Brent Biển Bắc giảm 14 US cent (0,22%) xuống 64,25 USD/thùng; dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 17 US cent (0,24%) xuống 59,02 USD/thùng.
Hải quan Trung Quốc công bố số liệu cho thấy xuất khẩu hàng hóa của nước này trong tháng 11/2019 giảm 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái, trái với mức dự báo tăng 1% của các chuyên gia trong cuộc khảo sát của Reuters.
Mỹ và Trung Quốc đang nỗ lực để đạt được một thỏa thuận thương mại nhằm chấm dứt các hành động áp thuế qua lại lẫn nhau. Ngày 9/12/2019, trợ lý Bộ Thương mại Trung Quốc Ren Hongbin cho biết Bắc Kinh hy vọng có thể đạt được một thỏa thuận với Mỹ sớm nhất có thể. Trước đó, ngày 6/12/2019, Trung Quốc đã thể hiện sự nhượng bộ trong việc giải quyết tranh chấp thương mại với Mỹ khi thông báo miễn thuế đối với một số đậu tương và thịt lợn nhập khẩu từ Mỹ.
Tuy nhiên, nỗ lực của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) trong việc kiềm chế nguồn cung có thể sẽ kéo giá dầu sớm tăng trở lại. Ngày 6/12/2019, OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng thêm 500.000 thùng/ngày lên mức 1,7 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 1,7% sản lượng toàn cầu. Ngân hàng Goldman Sachs nhận định quyết định này sẽ tạo ra một sự thay đổi quan trọng trong chiến lược quản lý sự mất cân bằng giữa nguồn cung và nhu cầu trong ngắn hạn. Do đó, Goldman Sachs đã điều chỉnh nâng dự báo giá dầu Brent giao ngay lên 63 USD/thùng trong năm 2020, so với ước tính trước đó là 60 USD/thùng.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng vững trong bối cảnh thị trường quan ngại về tiến trình đàm phán thương mại Mỹ - Trung khi thời hạn Mỹ kích hoạt mức thuế mới đang đến gần (ngày 15/12/2019),
Cuối phiên này, giá vàng giao ngay ồn định ở mức 1.459,52 USD/ounce; vàng giao tháng 12/2019 cũng vững ở 1.464,90 USD/ounce. Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự báo nhu cầu đầu tư vàng có thể tăng trong thời gian tới do lo ngại về suy thoái và bất ổn chính trị. Ngân hàng này dự báo giá vàng sẽ đạt mức 1.600 USD/ounce trong 3-12 tháng tới.
Về các kim loại quý khác, giá bạch kim cuối phiên vừa qua giảm 0,1%, xuống 894,72 USD/ounce; trong khi bạc tăng nhẹ 0,1%, lên 16,58 USD/ounce.
Giá palađi có lúc áp sát mức 1.900 USD/ounce, trước khi giảm nhẹ về 1.883,29 USD/ounce, vẫn cao hơn 0,3% so với phiên trước đó. Nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu tăng cao là nhân tố chính đẩy giá palađi tăng gần 50% kể từ đầu năm 2019.
Các quy định về khí thải ngày càng nghiêm ngặt trên toàn cầu đang tăng palađi trong chất xúc tác cho ô tô chạy bằng xăng và năm 2020 có thể thấy nhiều quy định mới. Palađi đã tăng gần 50% trong năm nay do nguồn cung thiếu hụt đáng kể và liên tục phá kỷ lục mặc dù lĩnh vực ô tô toàn cầu đang suy yếu.
Thị trường kim loại quý đang chờ đợi cuộc họp chính sách kéo dài hai ngày của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng tăng lên mức cao nhất 4,5 tháng do hy vọng tăng trưởng và nhu cầu của Trung Quốc vẫn cao.
Lúc đóng cửa giao dịch trên sàn London, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng tăng 1,4% lên 6.075 USD/tấn.
Nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc tháng 11/2019 bất ngờ tăng 0,3% so với một năm trước, lần tăng đầu tiên kể từ tháng 4/2019. Nhập khẩu đồng trong tháng 11 của Trung Quốc lên 483.000 tấn, tăng 12,1% so với tháng trước và đạt mức cao nhất trong hơn một năm.
Hoạt động sản xuất của nước này cũng có những dấu hiệu cải thiện trong tháng 11, với mức tăng cao nhất trong gần 3 năm, theo một khảo sát khu vực tư nhân.
Đối với nhóm hàng sắt thép, giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng lên mức cao nhất hơn 2 tháng sau khi Chính phủ nước này cam kết hỗ trợ nền kinh tế giữa lúc xuất khẩu các khoáng sản từ các nhà khai thác mỏ hàng đầu thế giới sụt giảm.
Quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Đại Liên tăng 5,6% lên 653 CNY/tấn, cao nhất kể từ 16/9. Giá thép cũng theo xu hướng tăng, với thép cây kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Thượng Hải tăng 2,8% lên 3.511 CNY/tấn, trong khi thép cuộn cán nóng kỳ hạn tháng 1/2020 tăng 1,6% lên 3.677 CNY/tấn.
Kể từ ngày 9/12/2019, Trung Quốc bắt đầu giao dịch hợp đồng quyền chọn quặng sắt trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên nhằm tăng công cụ phòng tránh rủi ro cho các nhà sản xuất quặng sắt, các nhà giao dịch và nhà sản xuất quặng thép. Hợp đồng quặng sắt quyền lựa chọn tháng 5/2020 trên sàn giao dịch Đại Liên giao dịch với khối lượng 53.350 lô và giá biến động khoảng 26%.
Trung Quốc đang cố gắng gia tăng vai trò trong việc định giá các nguyên liệu sản xuất thép. Sau khi mở hợp đồng quặng sắt kỳ hạn cho các nhà đầu tư nước ngoài từ tháng 5/2018, sàn Đại Liên đã bổ sung các thương hiệu cho hợp đồng quặng sắt tương lai và bắt đầu một nền tảng giao dịch cơ bản trong năm nay.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 3,6 US, cent hay 2,9%, lên 1,284 USD/lb, cao nhất kể từ tháng 10/2018. Lượng cà phê arabica lưu kho trên sàn New York giảm từ 2,5 triệu bao trong tháng 3/2019 xuống khoảng 2,1 triệu bao hiện nay.
Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) dự báo thị trường cà phê toàn cầu sẽ thiếu hụt 502.000 tấn trong niên vụ này.
Với mặt hàng đường, giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 cuối phiên tăng 0,20 US cent, hay 1,5%, lên 13,38 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 4,1 USD hay 0,9% lên 351,6 USD/tấn.
Uttar Pradesh, bang sản xuất đường hàng đầu của Ấn Độ, đã giữ nguyên giá thu mua mía trong vụ này nhằm hạn chế lượng dư thừa đường của quốc gia này.
Cao su biến động trái chiều giữa các thị trường trong phiên vừa qua, với hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Tokyo tăng 0,3 JPY lên 197,3 JPY (1,82 USD)/kg. Trong khi đó, kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 35 CNY xuống 13.200 CNY (1.875 USD)/tấn. Một số thông tin đang tác động tới thị trường cao su, đó là: (1) tăng trưởng việc làm của Mỹ tháng 11/2019 mạnh nhất 10 tháng, là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ không có nguy cơ đình trệ; (2) xuất khẩu của Trung Quốc trong tháng 11/2019 giảm tháng thứ 4 liên tiếp, cho thấy ảnh hưởng với các nhà sản xuất từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, nhưng tăng trưởng nhập khẩu có thể là một dấu hiệu cho thấy các biện pháp kích thích của Bắc Kinh đang thúc đẩy nhu cầu. Nhập khẩu cao su của Trung Quốc, nước tiêu thụ lớn nhất thế giới, giảm 5,6% trong tháng 11/2019 so với tháng 11/2018.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

59,02

-0,17

-0,24%

Dầu Brent

USD/thùng

64,25

-0,14

-0,22%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

40.140,00

+170,00

+0,43%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,24

+0,01

+0,40%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

165,30

-0,18

-0,11%

Dầu đốt

US cent/gallon

194,26

-0,16

-0,08%

Dầu khí

USD/tấn

585,50

-0,75

-0,13%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

56.970,00

+170,00

+0,30%

Vàng New York

USD/ounce

897,68

+2,34

+0,26%

Vàng TOCOM

JPY/g

1.886,35

+4,34

+0,23%

Bạc New York

USD/ounce

16,65

+0,01

+0,05%

Bạc TOCOM

JPY/g

58,20

+0,20

+0,34%

Bạch kim

USD/ounce

897,68

+2,34

+0,26%

Palađi

USD/ounce

1.886,35

+4,34

+0,23%

Đồng New York

US cent/lb

275,20

-0,65

-0,24%

Đồng LME

USD/tấn

6.075,00

+85,00

+1,42%

Nhôm LME

USD/tấn

1.757,00

-8,00

-0,45%

Kẽm LME

USD/tấn

2.239,00

+1,00

+0,04%

Thiếc LME

USD/tấn

17.125,00

+50,00

+0,29%

Ngô

US cent/bushel

376,25

+0,50

+0,13%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

522,25

-0,50

-0,10%

Lúa mạch

US cent/bushel

296,75

+1,50

+0,51%

Gạo thô

USD/cwt

12,47

+0,02

+0,12%

Đậu tương

US cent/bushel

899,50

+2,25

+0,25%

Khô đậu tương

USD/tấn

298,40

-0,10

-0,03%

Dầu đậu tương

US cent/lb

31,50

-0,09

-0,28%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

459,70

+0,60

+0,13%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.601,00

-6,00

-0,23%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

128,40

+3,60

+2,88%

Đường thô

US cent/lb

13,38

+0,20

+1,52%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

97,15

+2,00

+2,10%

Bông

US cent/lb

65,50

+0,12

+0,18%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

399,40

-6,70

-1,65%

Cao su TOCOM

JPY/kg

198,20

+0,90

+0,46%

Ethanol CME

USD/gallon

1,36

-0,01

-0,87%

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg