Trên thị trường năng lượng, giá dầu giảm trong bối cảnh các công ty dầu mỏ đưa công nhân trở lại các cơ sở sản xuất ngoài khơi do ảnh hưởng của cơn bão nhiệt đới Barry dịu đi.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent Biển Bắc giao dịch ở mức 66,48 USD/thùng, giảm 24 UScent; trong khi dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 63 US cent (1,1%) xuống 59,58 USD/thùng. Trong tuần trước, hai loại dầu chủ chốt này đều ghi nhận mức tăng lớn nhất tính theo tuần trong ba tuần nhờ lượng dầu tại các kho của Mỹ giảm và căng thẳng ngoại giao tại khu vực Trung Đông.
Đã có những dấu hiệu cho thấy tác động của cơn bão nhiệt đới Barry tới sản lượng và hoạt động lọc dầu ở bờ biển dọc theo Vịnh Mexico của Mỹ chỉ diễn ra rất ngắn. Trong khi đó, các số liệu kinh tế quý II của Trung Quốc đã làm mờ triển vọng nhu cầu dầu thô.
Edward Moya, nhà phân tích lâu năm tại OANDA ở New York, cho hay giá dầu thô đi xuống trong bối cảnh các công ty dầu mỏ đưa công nhân trở lại các cơ sở sản xuất ngoài khơi do ảnh hưởng của cơn bão nhiệt đới Barry dịu đi. Do không có thiệt hại lớn, sản lượng dầu dự kiến sẽ được khôi phục và chứng kiến giá dầu thô giảm dần từ mức tăng của tuần trước.
Một nhà máy lọc dầu ở bờ biển vùng Vịnh duyên hải Mexico của Mỹ đã hoạt động trở lại sau khi phải đóng cửa do cảnh báo về cơn bão nhiệt đới Barry, trong khi các nhà máy khác nằm dọc “tuyến đường” cơn bão này đi qua vẫn tiếp tục hoạt động.
Bên cạnh đó, số liệu từ Trung Quốc cho thấy sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ tháng 6/2019 của nước này đã vượt dự báo. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế quý II/2019 chỉ đạt 6,2%, mức thấp nhất trong 27 năm càng nêu bật tác động của căng thẳng thương mại với Mỹ, qua đó làm gia tăng khả năng nước này sẽ tiến hành các biện pháp kích thích để hỗ trợ nền kinh tế.
Số liệu chính thức cũng cho thấy lượng dầu thô tiêu thụ của Trung Quốc đã tăng lên mức cao kỷ lục 13,07 triệu thùng/ngày trong tháng Sáu, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước, sau khi hai nhà máy lọc dầu lớn mới được đưa vào hoạt động.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm 12/7 cho biết, sự gia tăng về sản lượng dầu của Mỹ sẽ vượt qua nhu cầu thế giới, vốn đang suy yếu, và dẫn đến lượng tồn kho lớn trên toàn cầu trong 9 tháng tới,
Báo cáo từ EIA dường như dự báo sự cần thiết để OPEC và các đồng minh giảm sản xuất nhằm cân bằng thị trường mặc dù đã gia hạn thoả thuận hiện tại.
"Sự chặt chẽ của thị trường không phải là một vấn đề ở thời điểm hiện tại và bất kỳ sự tái cân bằng nào có vẻ sẽ cần thiết trong tương lai xa", theo IEA trong báo cáo hàng tháng.
"Rõ ràng, điều này đặt ra một thách thức lớn đối với những người đảm nhận nhiệm vụ quản lý thị trường", báo cáo cho biết, khi đề cập đến OPEC và các đồng minh như Nga.
Nhu cầu đối với dầu thô của OPEC vào đầu năm 2020 có thể xuống còn 28 triệu thùng/ngày, với nhu cầu đối với các nước ngoài OPEC vào năm 2020 tăng 2,1 triệu thùng/ngày, trong đó2 triệu thùng/ngày dự kiến đến từ Mỹ.
Ở mức sản lượng hiện tại của OPEC là 30 triệu thùng/ngày, IEA dự đoán dự trữ dầu toàn cầu có thể tăng 136 triệu thùng vào cuối quí I/2020.
Cơ quan quốc tế duy trì dự báo nhu cầu dầu mỏ cho phần còn lại của năm 2019 và 2020, trích dẫn sự cải thiện dự kiến trong quan hệ thương mại Mỹ -Trung Quốc và tăng trưởng kinh tế Mỹ như yếu tố khích lệ, nhưng bị suy yếu ở những nơi khác.
"Có những dấu hiệu cho thấy hoạt động sản xuất và thương mại xấu đi. Dữ liệu gần đây cho thấy sản lượng sản xuất toàn cầu năm 2019 đã giảm lần đầu tiên kể từ cuối năm 2012 và các đơn đặt hàng mới đã giảm với tốc độ nhanh", IEA cho biết.
IEA cho biết các thị trường dầu trở thành mối quan tâm với căng thẳng leo thang giữa Iran và phương Tây về việc tàu chở dầu rời khỏi Vịnh, tuy nhiên những sự cố trong các tuyến vận chuyển của khu vực đã bị lo ngại về nguồn cung che lấp.
Việc Mỹ siết chặt các biện pháp trừng phạt đối với dầu thô của Iran đã làm xuất khẩu của Tehran trong tháng 6 giảm 450.000 thùng/ngày xuống 530.000 thùng/ngày, gần mức thấp trong ba thập kỉ.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm trong bối cảnh các thị trường chứng khoán tăng điểm do các nhà đầu tư quan tâm đến một vài số liệu kinh tế lạc quan từ Trung Quốc. Trong khi đó, đồng USD lên giá tiếp tục gây sức ép lên kim loại quý này.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngày giảm khoảng 0,3% xuống 1.411,95 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng giao sau nhích nhẹ 0,1% lên 1.413,50 USD/ounce.
Tăng trưởng GDP quý II của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất của 27 năm qua là 6,2% như dự báo. Song sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ của Trung Quốc lại tăng vượt dự đoán. Theo Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc, sản lượng công nghiệp của nước này tăng 6,3% trong tháng 6/2019, tăng từ mức thấp nhất 17 năm qua của tháng 5/2019. Còn doanh số bán lẻ trong tháng 6/2019 tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2018.
Thị trường chứng khoán thế giới hướng đến mức tăng cao nhất của 18 tháng theo sau các số liệu tích cực của Trung Quốc, qua đó làm giảm sức hấp dẫn của vàng. Còn đồng USD tăng giá so với rổ tiền tệ chính khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn cho các nhà đầu tư nắm giữ đồng tiền tệ khác.
Các nhà đầu tư cũng đang chờ đợi thêm các số liệu khác trong tuần này, trong đó có doanh số bán lẻ và sản lượng công nghiệp của Mỹ để tìm kiếm thêm manh mối về sức khỏe của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ công bố “Sách Be” vào ngày 17/7.
Kim loại quý này đã tăng 1,1% trong tuần trước nhờ đồn đoán ngân hàng trung ương Mỹ sẽ cắt giảm lãi suất.
Về những kim loại quý khác, giá palladium giao ngay tăng khoảng 1,2% lên 1.563,30 USD/ounce. Giá bạc tăng 0,8% lên 15,34 USD/ounce, sau khi chạm mức cao của gần hai tuần là 15,36 USD/ounce lúc đầu đầu phiên. Giá bạch kim giao ngay tăng khoảng 1,2% lên 837 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại cơ bản, giá đồng chạm mức cao hai tuần do sản lượng công nghiệp và đầu tư của Trung Quốc mạnh hơn dự kiến đã thúc đẩy tâm lý tiêu dùng, mặc dù mức tăng bị hạn chế bởi tranh chấp thương mại Mỹ- Trung. Giá thép, quặng sắt và than đá của Trung Quốc cũng tăng cao do nhu cầu tiêu thụ gia tăng và nguồn cung thấp.
Giá đồng tham khảo trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn (LME) chốt phiên tăng 0,8% lên mức 5.983 USD/ tấn, sau khi đạt 6.020 USD, mức cao nhất kể từ 1/7/2019 vào phiên sáng.
Sản lượng công nghiệp tháng 6 của Trung Quốc đã tăng 6,3% so với một năm trước đó sau khi tăng 5% trong tháng 5, mức thấp nhất 17 năm và cao hơn mức dự đoán của các nhà phân tích Reuters là 5,2%. Đầu tư vào tài sản cố định trong nửa đầu năm tăng 5,8% so với một năm trước đó, cao hơn dự báo là 5,5%.
Đồng thời, giá nickel cũng chạm mức 13.615 USD, mức cao nhất kể từ 7/3/2019, do lo ngại về nguồn cung sau khi nhà sản xuất lớn Indonesia cho biết họ sẽ có kế hoạch tái áp dụng lệnh cấm xuất khẩu quặng từ năm 2022. Giá niken kỳ hạn 3 tháng đã tăng 1,4% đạt 13.660 USD/tấn.
Giá quặng sắt giao tháng 9/2019 trên Sàn Đại Liên chốt phiên tăng 2,3% đạt 895 CNY(130,22 USD)/tấn, gần với mức cao kỷ lục 911,5 CNY đạt được vào ngày 3/7/2019.
Tồn kho quặng sắt nhập khẩu tại các cảng của Trung Quốc chạm gần mức thấp nhất kể từ đầu năm 2017, giảm còn 115,35 triệu tấn tính đến ngày 12/7/2019, từ mức 115,6 triệu tấn một tuần trước đó, theo SteelHome.
Nhu cầu tiêu thụ quặng sắt có thể tăng lên khi nguồn dự trữ của các nhà máy thép giảm. Sản xuất thép ở Trung Quốc vẫn tăng nhanh chóng, mặc dù sản lượng hạn chế ở một số khu vực sản xuất thép chính trong bối cảnh nhu cầu tương đối lớn từ các dự án cơ sở hạ tầng.Sản lượng thép thô hàng ngày của Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục trong tháng 6/2019, theo tính toán của Reuters.
Giá than cốc kỳ hạn của Đại Liên đã tăng 2,8% lên 2.167,50 CNY/tấn, sau khi đạt 2.172,50 CNY/tấn vào đầu ngày, mức cao nhất trong gần 5 tuần.
Giá thanh cốt thép xây dựng giao tháng 10/2019 tại Thượng Hải đóng cửa cao hơn gần 1% đạt mức 4.030 CNY/tấn, sau khi giảm 1,8% đầu phiên giao dịch. Giá thép cuộn cán nóng, nguyên liệu sử dụng trong sản xuất ô tô và đồ gia dụng, cũng tăng hơn 1,2% đạt mức 3.898 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá giá cà phê arabica giao tháng 9/2019 trên sàn New York tăng 3,6 UScent tương đương 3,4% lên 1,1025 USD/lb, trong khi robusta giao cùng kỳ hạn tăng 10 USD tương đương 0,7% lên 1.434 USD/tấn.
Giá đường thô chạm mức thấp nhất 6 tuần do tiềm năng giao hàng lớn trước khi hết hạn hợp đồng đường trắng kỳ hạn tháng 8/2019 vào ngày mai(17/7).
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2019 chốt phiên giảm 12,80 USD, tương đương 4,2%, xuống còn 294 USD. Trong khi giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2019 giảm 0,24 cent, gần 2%, xuống còn 12,06 cent/lb. Trong phiên, có lúc đã chạm mức thấp là 11,95 cent/lb.
Giá ngô giảm nhẹ vào cuối phiên giao dịch sau khi đạt mức cao nhất 5 năm trong khi đậu tương cao nhất 1 tuần do dự kiến mưa gây ra bởi cơn bão Barry tại các vùng trồng trọt lớn của Mỹ sẽ làm giảm bớt lo ngại thời tiết khô, nóng.
Tại Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 9/2019 đã giảm 13-1/2 cent, tương đương 2,8% xuống mức 4,41 USD/ bushel sau khi đạt mức 4,64-3/4 cent, mức cao nhất kể từ 6/2014.
Giá đậu tương kỳ hạn tháng 8/2019 tại đây cũng giảm 11-1/2 cent, tương đương 1,2% xuống 9,01-3/4 USD/bushel, giảm khỏi mức cao nhất kể từ tháng 6/2018 là 9,36-1/2 USD/bushel.

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

59,58

-0,63

-1,1%

Dầu Brent

USD/thùng

66,48

-0,24

 

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

41.350,00

-970,00

-2,29%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,40

-0,01

-0,46%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

192,84

-0,19

-0,10%

Dầu đốt

US cent/gallon

195,25

+0,09

+0,05%

Dầu khí

USD/tấn

596,50

-4,00

-0,67%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

59.300,00

-1.000,00

-1,66%

Vàng New York

USD/ounce

1.414,90

+1,40

+0,10%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.891,00

+4,00

+0,08%

Bạc New York

USD/ounce

15,37

+0,01

+0,03%

Bạc TOCOM

JPY/g

53,30

+0,90

+1,72%

Bạch kim

USD/ounce

839,55

-3,49

-0,41%

Palađi

USD/ounce

1.561,17

-4,37

-0,28%

Đồng New York

US cent/lb

271,25

+0,15

+0,06%

Đồng LME

USD/tấn

5.983,00

+48,00

+0,81%

Nhôm LME

USD/tấn

1.842,00

+20,00

+1,10%

Kẽm LME

USD/tấn

2.444,00

+6,00

+0,25%

Thiếc LME

USD/tấn

17.900,00

-300,00

-1,65%

Ngô

US cent/bushel

445,00

-2,00

-0,45%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

506,50

-1,25

-0,25%

Lúa mạch

US cent/bushel

282,75

-1,25

-0,44%

Gạo thô

USD/cwt

11,85

-0,04

-0,34%

Đậu tương

US cent/bushel

915,75

-4,25

-0,46%

Khô đậu tương

USD/tấn

317,20

-1,00

-0,31%

Dầu đậu tương

US cent/lb

28,76

-0,03

-0,10%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

445,90

-1,00

-0,22%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.420,00

-83,00

-3,32%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

110,25

+3,60

+3,38%

Đường thô

US cent/lb

12,06

-0,24

-1,95%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

101,25

-2,15

-2,08%

Bông

US cent/lb

63,66

-0,29

-0,45%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

336,60

-12,00

-3,44%

Cao su TOCOM

JPY/kg

175,80

+0,50

+0,29%

Ethanol CME

USD/gallon

1,56

-0,04

-2,26%

Nguồn: VITIC/Bloomberg, Reuters

 

 

 

Nguồn: Vinanet