Trên thị trường năng lượng, giá dầu ít biến động trong bối cảnh thị trường quan ngại căng thẳng thương mại
sẽ làm giảm đà tăng trưởng kinh tế thế giới và ảnh hưởng đến nhu cầu năng lượng trên toàn cầu.
Kết thúc phiên giao dịch, dầu Brent tăng 0,15 USD lên 73,22 USD/thùng, dầu thô ngọt nhẹ (WTI) vững ở 68,26 USD/thùng.
Kết thúc cuộc họp hai ngày tại Buenos Aires, Argentina cuối tuần qua, Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương G20 đã kêu gọi tăng cường đối thoại để khắc chế căng thẳng thương mại và địa chính trị nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Các cuộc họp diễn ra trong bối cảnh các tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, leo thang.
Theo thông tin từ nhà cung cấp Genscape dự trữ dầu thô của Mỹ tại kho cảng Cushing, Oklahoma tăng trong 4 tuần gần đây. Dựa theo số liệu hàng tuần, dự trữ tại kho cảng này giảm 10 tuần liên tiếp. Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes cho biết số giàn khoan dầu tại Mỹ đã giảm 5 giàn trong tuần tính đến ngày 20/7/2018, đưa tổng số giàn khoan dầu đang hoạt động ở nước này xuống 858 giàn.
Saudi Arabia và các nhà sản xuất lớn khác đang tăng cường sản xuất bù cho thiếu hụt từ Iran, do khả năng thời hạn chót vào tháng 11/2018 các nước phải tuân theo các lệnh trừng phạt của Mỹ với việc bán dầu của Iran.
Thị trường này cũng bị áp lực giảm bởi những lo ngại về tác động của tranh chấp thương mại leo thang giữa Mỹ và các đối tác thương mại tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu năng lượng.
Các Bộ trưởng Tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã kết thúc cuộc hợp tại Buenos Aires vào cuối tuần qua, đang kêu gọi đối thoại nhiều hơn để ngăn chặn căng thẳng thương mại và địa chính trị làm tổn hại tới tăng trưởng.
Các cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới leo thang. Hai nước đã đánh thuế giá trị 34 tỷ hàng hóa của nhau.
Tăng trưởng kinh tế và nhu cầu dầu tương ứng với các nền kinh tế đang mở rộng hỗ trợ tiêu thụ nhiên liệu cho thương mại và du lịch, cũng như đối với ô tô.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm xuống mức thấp nhất 1 năm do USD mạnh lên so với các đồng tiền chủ chốt khác. Giá vàng giao ngay giảm 0,5% xuống 1.224,67 USD/ounce, gần mức thấp của ngày 19/7/2018 là 1.211,08 USD/ounce, trong khi vàng giao tháng 8/2018 giảm 0,4% xuống 1.225,60 USD/ounce.
Giá vàng đã giảm 10% giá trị kể từ giữa tháng 4/2018 do đồng bạc xanh mạnh lên khiến vàng, vốn được giao dịch bằng đồng tiền này, trở nên đắt đỏ hơn cho những khách hàng nắm giữ đồng tiền tệ khác.
Tuần trước, giá vàng đã có lúc “lấy lại sức” khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đồng USD mạnh lên là điều không tốt đối với nền kinh tế, qua đó đẩy đồng tiền này rời khỏi mức “đỉnh” của một năm. Tuy nhiên, xu hướng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn.
Theo kết quả khảo sát của hãng tin Reuters, giá vàng sụt giảm trong những tháng gần đây đã khiến nhiều ngân hàng và trung tâm môi giới hạ dự báo giá vàng trung bình cho năm nay và năm 2019. Dù vậy vẫn có chuyên gia dự báo kim loại quý này sẽ phục hồi về mức 1.300 USD/ounce.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,85% xuống 15,34 USD/ounce sau khi rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 7/2017 trong tuần trước. Các chuyên gia tham gia khảo sát của Reuters dự báo giá bạc sẽ phục hồi và ở mức trung bình 16,70 USD/ounce trong năm nay. Giá bạch kim giao ngay không đổi, giao dịch ở mức 826,50 USD/ounce sau khi chạm “đáy” kể từ năm 2008 trong tuần trước, còn giá palladium giao ngay phục hồi từ mức thấp trong một năm của tuần trước và tăng 2,2% lên 913,5 USD/ounce. Giá bạch kim và palladium có thể phục hồi từ các mức hiện nay, trong đó giá bạch kim được dự báo giao dịch ở mức trung bình 922 USD/ounce trong năm nay, còn palladium ở mức trung bình 1.000 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá nhôm bật tăng do giao dịch mua lại của các nhà đầu tư lúc giá giảm sau khi một quan chức Mỹ nâng cao triển vọng dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với công ty Susal của Nga.
Giá nhôm giao sau 3 tháng tăng mạnh nhất trên sàn giao dịch kim loại London, tăng 2% khi đóng cưa lên 2.069 USD/tấn.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Steven Mnuchin nói với Reuters rằng Bộ Tài chính đã bỏ ngỏ việc loại bỏ Rusal khỏi danh sách trừng phạt của Hoa Kỳ và ông thêm rằng mục tiêu đã là "không đưa Rusal ra khỏi kinh doanh". Việc hủy bỏ lệnh trừng phạt đối với Rusal, nhà sản xuất nhôm lớn nhất thế giới bên ngoài Trung Quốc, sẽ làm giảm bớt lo ngại về tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Tuy nhiên, theo nhà phân tích Carsten Menke của Julius Baer một số nhà đầu tư đã đặt các lệnh bán trước với kỳ vọng lệnh trừng phạt được dỡ bỏ và nay đã mua vào để thanh lý chúng.
Nhôm đã từng vọt lên mức cao nhất trong 7 năm là 2.718 USD vào tháng 4 sau các lệnh trừng phạt nhằm vào Rusal, nhưng đã quay đầu giảm sau khi Mỹ lần đầu tiên nói rằng lệnh trừng phạt có khả năng sẽ được dỡ bỏ. Giá nhôm tiếp tục giảm trong hai tháng qua do lo ngại nhu cầu yếu hơn bởi căng thẳng thương mại và sự giảm tốc của nước tiêu thụ kim loại hàng đầu Trung Quốc.
Lo ngại về nhu cầu từ Trung Quốc đang khiến thị trường kim loại chao đảo. Trong tháng qua, khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang, tín hiệu này đang chuyển đỏ. Giá đồng đã giảm hơn 17%, tương đương 1.250 USD/tấn, trong khi chỉ số LME, theo dõi sự thể hiện của 6 kim loại công nghiệp chủ lực, đã giảm hơn 15%.
Kể từ khi chạm đỉnh vào đầu tháng 6, thị trường kim loại đã bị ảnh hưởng bởi làn sóng bán tháo. Các chuyên gia phân tích cho biết sự suy thoái mới nhất là do các quỹ và nhà đầu cơ đặt cược vào thị trường giá xuống.
Ông Oliver Nugent, chuyên gia phân tích tại ING, Amsterdam, cho biết rất khó để nói rằng việc bán tháo đồng và các kim loại khác trên sàn giao dịch như Comex và LME đã đi quá xa vì có rất ít sự hỗ trợ từ thị trường giao ngay, nơi người tiêu dùng công nghiệp lớn thu mua kim loại.
“Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung thực sự gây ra nhiều lo ngại", ông Richard Fu, người đứng đầu tại châu Á của công ty môi giới AMT, London, cho biết. "Trung Quốc đang diễn ra khủng hoảng nợ, và nếu chiến tranh thương mại gây hại nhiều hơn cho các ngành công nghiệp và doanh nghiệp sản xuất, nó có thể làm cho vấn đề thậm chí trở nên tồi tệ hơn", ông cho biết thêm.
Các kim loại như đồng và kẽm thường là những đối tượng đầu tiên đối mặt với sự thay đổi trong nền kinh tế vì phạm vi sử dụng rộng rãi của chúng từ sản xuất và công nghiệp nặng. Vì vậy, chúng được coi là một thước đo tốt của tăng trưởng toàn cầu.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết tăng trưởng đã trở nên "ít đồng bộ" hơn khi các thị trường mới nổi gặp khó khăn với việc giá dầu tăng, đồng tiền suy yếu và căng thẳng thương mại. Điều này khiến IMF giảm dự báo tăng trưởng của mình đối với Argentina, Brazil và Ấn Độ.
"Trung Quốc không có gì đáng ngại, nhưng tôi lo ngại về các thị trường mới nổi. Giá dầu đã tăng đáng kể trong điều kiện đòng tiền tệ địa phương và dòng đầu tư tại các thị trường này đang tháo chạy khá nhanh chóng, điều này ảnh hưởng tới đầu tư", ông Colin Hamilton, chuyên gia phân tích tại BMO Capital Markets cho biết.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê arabica kỳ hạn trên sàn ICE tăng phiên thứ 3 liên tiếp do các nhà đầu tư tăng cường mua vào mặc dù mức tăng bị hạn chế bởi lo lắng về đồng nội tệ của Brazil suy yếu. Cà phê arabica tháng 9 chốt phiên tăng 1 US cent, tương đương 0,9%, lên mức 1,1165 USD/lb sau khi tăng lên 1,13 USD/lb, mức cao nhất kể từ ngày 12/7. Tuy nhiên, mức tăng bị giảm đi khi đồng real của Brazil suy yếu so với đồng USD. Các đại lý cho biết sự tăng giá gần đây có thể khiến các quỹ bắt đầu bán ra để kiếm lợi nhuận lớn. Cà phê robusta tháng 9 tăng 3 USD, tương đương 0,2%, lên 1.686 USD/tấn.
Giá đường thô giao tháng 10 giảm 0,02 US cent hay 0,4% xuống mức 11,08 cent/lb. Thị trường ban đầu đã được thúc đẩy bởi những lo ngại rằng hạn hán ở khu vực trung tâm phía nam của Brazil có thể làm giảm sản lượng đường trong năm nay và ảnh hưởng đến triển vọng của vụ thu hoạch năm tới.
"Những lo ngại về thời tiết ở Brazil dường như đang gia tăng. Diễn biến gần đây của vụ mùa (2018) và tiến triển của vụ mùa tiếp theo có vẻ như có thể bị tổn hại", một đại lý cho biết.
Các đại lý cũng đưa ra những dẫn chứng lo ngại rằng thời tiết nóng, khô có thể làm tổn hại triển vọng cho cây trồng ở Bắc Âu mặc dù mức độ cắt giảm sản xuất hiện không rõ ràng.
Tuy nhiên, bất kỳ sự tăng giá đáng kể nào có thể kích thích doanh số bán ra của Ấn Độ, nước có thặng dư đường lớn và không kinh tế để xuất khẩu ở mức giá hiện tại.
Giá đường trắng tháng 10 chốt phiên tăng 1,80 USD, tương đương 0,6%, ở mức 324 USD/tấn.
Giá cao su kỳ hạn trên sàn giao dịch Tokyo giảm phiên thứ ba liên tiếp, xuống mức thấp nhất hai tuần rưỡi, do đồng yên tăng sau bình luận của Tổng thống Mỹ về sức mạnh của đồng USD và các báo cáo rằng ngân hàng trung ương Nhật Bản đang tranh luận để giảm kích thích tiền tệ.
Đồng yên tăng lên mức cao nhất hai tuần so với đồng USD, thúc đẩy bởi bình luận của Tổng thống Trump chỉ trích sức mạnh của đồng USD, điều này trở lại ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán Nhật Bản.
Ngân hàng Nhật Bản đối mặt với lạm phát thấp, đang trong các cuộc thảo luận tích cực bất thường trước khi quyết định chính sách trong tháng này, với những thay đổi về mục tiêu lãi suất và kỹ thuật mua dự trữ trên bàn đàm phán.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 12 trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) đóng cửa giảm 2,8 yên hay 1,6% xuống 168,0 yên/kg. Giá đã chạm mức thấp nhất kể từ ngày 5/7 tại 167,3 yên trong đầu phiên.
Hợp đồng cao su giao tháng 9 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 140 NDT xuống 10.160 NDT/tấn. Giá đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ 19/6 tại 10.110 NDT trong đầu phiên.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
Giá
|
+/-
|
+/- (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
68,26
|
+0,01
|
0,03%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
73,22
|
+0,15
|
+0,21%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
49.070,00
|
+480,00
|
+0,99%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,72
|
-0,01
|
-0,22%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
208,86
|
-0,28
|
-0,13%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
211,65
|
-0,15
|
-0,07%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
646,50
|
-4,25
|
-0,65%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
66.760,00
|
+320,00
|
+0,48%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.223,50
|
-2,10
|
-0,17%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.370,00
|
-15,00
|
-0,34%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
15,41
|
-0,01
|
-0,10%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
54,90
|
-0,50
|
-0,90%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/ounce
|
831,45
|
-0,68
|
-0,08%
|
Palladium giao ngay
|
USD/ounce
|
912,98
|
-1,97
|
-0,22%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
275,75
|
+1,10
|
+0,40%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
6.130,00
|
-17,50
|
-0,28%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.069,00
|
+40,00
|
+1,97%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.555,00
|
-20,00
|
-0,78%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
19.475,00
|
-10,00
|
-0,05%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
367,50
|
-3,75
|
-1,01%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
512,50
|
-1,25
|
-0,24%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
238,75
|
+1,00
|
+0,42%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,97
|
-0,02
|
-0,17%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
858,25
|
-4,50
|
-0,52%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
324,20
|
-1,20
|
-0,37%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
28,25
|
-0,07
|
-0,25%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
485,20
|
-1,50
|
-0,31%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.299,00
|
-23,00
|
-0,99%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
111,65
|
+1,00
|
+0,90%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
11,08
|
-0,04
|
-0,36%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
167,85
|
-3,10
|
-1,81%
|
Bông
|
US cent/lb
|
86,70
|
-0,11
|
-0,13%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
477,30
|
-8,50
|
-1,75%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
166,70
|
-1,30
|
-0,77%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,43
|
+0,00
|
+0,14%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg