Năng lượng: Giá dầu giảm sau 7 tuần tăng liên tiếp
Mặc dù khởi động khá thuận lợi từ đầu tuần, song xu hướng đi xuống vào cuối tuần đã khiến giá dầu thô ngọt nhẹ dứt chuỗi bảy tuần tăng liên tiếp. Tuy nhiên, giá dầu Brent vẫn duy trì được đà tăng nhẹ cho cả tuần để ghi nhận tuần đi lên thứ năm liên tiếp.
Phiên cuối tuần, giá dầu kỳ hạn mất gần 3% khi giới đầu tư nhận thấy sự thiếu chắc chắn về nguồn cung liên quan đến lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với OPEC để giảm giá dầu.
Kết thúc phiên này, tại thị trường New York, giá dầu ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 6/2019 giảm 1,91 USD (2,9%), xuống 63,3 USD/thùng. Trong khi đó, tại thị trường London, giá dầu Brent Biển Bắc giao cùng kỳ hạn cũng mất 2,2 USD (khoảng 3%), xuống 72,15 USD/thùng.
Tính chung cả tuần qua, giá dầu WTI giảm 1,2%, sau khi chứng kiến bảy tuần tăng giá liên tiếp. Trong khi đó, giá dầu Brent vẫn tăng 0,3%, đánh dấu tuần tăng thứ 5 liên tiếp.
Tuy nhiên, giá dầu vẫn thoát khỏi cảnh đóng cửa ở mức thấp nhất phiên sau khi Tổng thư ký OPEC Mohammed Barkindo nói rằng ông không thảo luận với ông Trump và , cũng như Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih.
James Williams, Chuyên gia kinh tế năng lượng tại WTRG Economics nhận đinh, thị trường đang phản ứng thái quá trước những phát biểu được đăng tải trên mạng xã hội của Tổng thống Donald Trump, bởi ông Trump có thể gia hạn quy chế miễn trừ trừng phạt và cũng có thể bán bớt dầu từ kho Dự trữ dầu mỏ chiến lược của Mỹ (USPR).
Động thái mới nhất của Mỹ đã làm dấy lên mối quan ngại về nguy cơ thắt chặt nguồn cung dầu toàn cầu, cho dù các nguồn tin cho thấy Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sẵn sàng nâng sản lượng nếu cần thiết trước khi xuất hiện bất kỳ sự thiếu hụt nào sau quyết định rút lại quy chế miến trừ của Washington đối với các khách hàng mua dầu Tehran. Thậm chí Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tái khẳng định mục tiêu của Washington là đưa xuất khẩu dầu thô của Iran xuống mức 0 và không có kế hoạch cấp tiếp quy chế miễn trừ sau tháng Năm.
Công ty cung cấp dữ liệu Refinitiv cho biết, trước khi bị tái áp đặt các lệnh trừng phạt vào năm 2018, Iran là nhà sản xuất dầu lớn thứ tư trong OPEC, với sản lượng khoảng 3 triệu thùng dầu/ngày. Tuy nhiên, xuất khẩu dầu thô của nước này trong tháng Tư đã giảm xuống dưới 1 triệu thùng/ngày.
Kim loại quý: Giá vàng tăng
Phiên giao dịch cuối tuần (ngày 26/4), giá vàng tiếp tục mạnh lên nhờ đồng USD mất giá và rời khỏi ngưỡng cao nhất hai năm vừa xác lập gần đây.
Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,7%, lên 1.286,41 USD/ounce, sau khi có thời điểm chạm mức cao nhất kể từ ngày 16/4 là 1.288,59 USD/ounce. Tính chung cả tuần qua, giá vàng tăng gần 1%, ghi dấu tuần tăng đầu tiên kể từ tuần kết thúc ngày 22/3. Trong khi đó, giá vàng giao tháng 6/2019 tăng 9,1 USD (0,7%), lên 1.288,80 USD/ounce, nâng mức tăng cả tuần lên 1%.
Cụ thể, chỉ số đồng USD – thước đo giá trị đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác – giảm 0,2% xuống 97,977.
Báo cáo cùng ngày của Bộ Thương mại Mỹ cho hay, tăng trưởng kinh tế Mỹ đạt 3,2% trong ba tháng đầu năm 2019, cao hơn so với dự báo tăng 2,3%, sau khi ghi nhận mức tăng 2,2% trong quý IV/2018.
Chuyên gia kinh tế hàng đầu Paul Ashworth tại Capital Economics nhận định rằng kết quả trên đã đẩy lùi những đồn đoán trước đó về việc nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại do sự thu hẹp dần các biện pháp kích thích tài chính.
Tuy nhiên, doanh số mua hàng nội địa cuối cùng chỉ tăng 1,4%, mức tăng thấp nhất trong hơn 3 năm qua, còn tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng, chiếm hơn 2/3 hoạt động kinh tế của Mỹ, đã giảm xuống 1,2% từ mức tăng 2,5% trong quý IV/2018.
Do vậy, ông Ashworth dự báo tăng trưởng GDP của Mỹ sẽ chậm lại trong năm nay, qua đó buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tính đến khả năng giảm lãi suất vào trước cuối năm. Điều này giúp cho các tài sản an toàn như vàng hưởng lợi.
Cũng trong phiên cuối tuần, giá bạc giao tháng 5 tăng 0,9% lên 15,005 USD/ounce và tăng 0,3% trong tuần qua.
Giá bạch kim giao tháng 7/2019 tăng 1,6% lên 903.60 USD/ounce, song vẫn mất 10 xu trong tuần qua. Giá palladi giao tháng 6/2019 tiến 2,9% lên 1.447,20 USD/ounce. Tính chung trong tuần qua, giá mặt hàng này đã tăng 3,5%.
Kim loại công nghiệp: Giá quặng sắt đi xuống
Giá quặng sắt và thép Trung Quốc đều giảm trong phiên giao dịch cuối tuần. Giá quặng sắt giảm phiên thứ 4 liên tiếp bất chấp nhu cầu tiêu thụ tăng từ các nhà máy thép. Tỷ lệ sử dụng công suất hàng tuần tại các nhà máy trên toàn quốc tiếp tục tăng trong tuần này, tăng 0,55 điểm phần trăm so với tuần trước lên 70,58%.
Các nhà máy thép đang ráo riết tung ra nhiều sản phẩm trước mùa xây dựng thấp điểm khởi động vào tháng 5, khi miền nam Trung Quốc bước vào mùa mưa.Lợi nhuận của các nhà máy đã tăng lên hơn 700 CNY/tấn sau khi giảm mạnh vào tháng 11/2018.
Giá quặng sắt kỳ hạn tại Đại Liên chốt phiên giảm 0,3% xuống còn 618,5 CNY(91,87 USD)/tấn. Giá thép cây Thượng Hải giảm 0,1% xuống còn 3.739 CNY/tấn. Tồn kho các sản phẩm thép tại các thương nhân Trung Quốc tiếp tục giảm trong tuần này, nhưng tốc độ chậm hơn. Tồn kho đã giảm 611.300 tấn so với tuần trước xuống còn 12,72 triệu tấn. Tồn kho thép cây ở mức 6,73 triệu tấn và thép cuộn cán nóng ở mức 2,08 triệu tấn.
Trong khi đó, giá đồng và hầu hết các kim loại khác tăng cao trong phiên cuối tuần do USD yếu và hy vọng tích cực về kết quả cuộc họp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể giúp giảm bớt căng thẳng thương mại.
Giá đồng kỳ hạn 3 tháng tại sàn London chốt phiên tăng 0,6% đạt 6.400 USD/tấn, mặc dù tính chung cả tuần giảm hơn 1%. Trong phiên giao dịch liền trước, giá đồng đã chạm xuống mức thấp nhất kể từ 28/3 do USD mạnh và lo ngại về triển vọng kinh tế toàn cầu.
Tồn kho đồng tại các sở giao dịch LME tăng hơn 70% kể từ giữa tháng 3/2019 lên 195.900 tấn. Ngược lại, tồn kho đồng tại Thượng Hải đã chạm mức thấp nhất 2 tháng là 219.679 tấn.
Trong khi đó, giá kẽm chốt phiên tăng 1% đạt 2.76871 USD. Giá chì tăng 1% lên 1.952 USD/tấn. Giá thiếc tăng hơn 0,5% đạt 19.925 USD và niken tăng 0,9% lên mức 12.440 USD/tấn. Chỉ riêng giá nhôm giảm 1% xuống còn 1.837 USD/tấn.
Nông sản: Giá cà phê tăng, đường giảm
Phiên cuối tuần, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2019 tăng 0,75 cent, tương đương 0,8%, lên mức 94,10 cent/lb. Tính chung cả tuần, giá hợp đồng này tăng 1,3%, sau ba tuần giảm liên tiếp. Giá được hỗ trợ bởi đồng real mạnh tại Brazil tuy nhiên mức tăng giá bị hạn chế bởi vụ thu hoạch cà phê lớn tại nước này. Cà phê Robusta giao tháng 7/2019 đã tăng 20 USD, tương đương 1,4%, đạt 1.410 USD/tấn sau khi giảm xuống mức thấp hơn ba năm là 1.369 USD trong phiên liền trước.
Cùng phiên, giá đường thô giao tháng 7/2019 giảm 0,04 cent, tương đương 0,3%, xuống còn 12,65 cent/lb, sau khi giao dịch ở mức thấp 12,52 cent/lb. Giá giao dịch trong khoảng 12,50-13 cent kể từ đầu tháng ba.Tính chung cả tuần, giá hợp đồng này đã giảm 2,5%, mức phần trăm giảm hàng tuần lớn nhất kể từ đầu tháng 3. Trong khi đó, giá đường trắng giao tháng 8/2019 giảm 10 cent, tương đương 0,03%, xuống còn 340 USD/tấn.
Giá các loại nông sản giao kỳ hạn tại sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT, Mỹ) diễn biến trái chiều trong phiên cuối tuần, với giá ngô giao kỳ hạn tăng mạnh trước dự báo thời tiết ở khu vực Trung Tây nước Mỹ trong tuần tới sẽ kém thuận lợi hơn.
Cụ thể, giá ngô giao tháng 7/2019 tăng 4 US cent, tương đương 1,12%, lên 3,6125 USD/bushel. Trong khi đó, giá lúa mì giao tháng 7/2019 tăng 1 US cent, tương đương 0,23%, lên 4,425 USD/bushel. Còn giá đậu tương giao tháng 7/2019 giảm 5,75 US cent (0,66%) xuống còn 8,67 USD/bushel. (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg, 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Cơ quan Dự báo Thời tiết Quốc gia Mỹ ngày 26/4 dự báo trong 5-10 ngày tới mưa sẽ diễn ra ở nhiều khu vực trồng ngô ở Mỹ, dẫn tới những quan ngại về việc nông dân tiếp tục hoãn lại đợt canh tác vụ Xuân.
Trong khi đó, theo báo cáo về tình hình canh tác mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tính đến ngày 21/4, 6% diện tích trồng ngô ở Mỹ đã được gieo hạt, so với mức trung bình 12% của 5 niên vụ trước đó. Trong khi đó, khoảng 5% diện tích trồng lúa mỳ ở Mỹ đã được gieo hạt, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 22% của 5 niên vụ trước đó.
Giá hàng hóa thế giới

 

Mặt hàng

ĐVT

Giá 20/4/2019

Giá 27/4/2019

27/4 so với 26/4

27/4 so với 26/4(%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

64,00

63,30

-1,91

-2,93%

Dầu Brent

USD/thùng

71,97

72,15

-2,20

-2,96%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

47.380,00

47.060,00

-1.390,00

-2,87%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,49

2,58

+0,03

+1,26%

 

Dầu đốt

US cent/gallon

207,09

205,12

-4,69

-2,24%

Dầu khí

USD/tấn

635,50

624,25

-23,25

-3,59%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

64.750,00

64.460,00

-1.660,00

-2,51%

Vàng New York

USD/ounce

1.276,00

1.288,80

+9,10

+0,71%

Vàng TOCOM

JPY/g

4.583,00

4.612,00

+22,00

+0,48%

Bạc New York

USD/ounce

14,96

15,09

+0,13

+0,86%

Bạc TOCOM

JPY/g

54,20

54,20

+0,20

+0,37%

Bạch kim

USD/ounce

903,04

899,05

+11,88

+1,34%

Palađi

USD/ounce

1.425,15

1.462,53

+45,14

+3,18%

Đồng New York

US cent/lb

292,65

289,40

+2,65

+0,92%

Đồng LME

USD/tấn

6.476,00

6.400,00

+35,00

+0,55%

Nhôm LME

USD/tấn

1.867,00

1.837,00

-20,00

-1,08%

Kẽm LME

USD/tấn

2.767,00

2.768,00

+27,00

+0,99%

Thiếc LME

USD/tấn

20.265,00

19.925,00

+105,00

+0,53%

Ngô

US cent/bushel

367,25

361,25

+4,00

+1,12%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

448,25

442,50

+1,00

+0,23%

Lúa mạch

US cent/bushel

292,00

294,75

+6,25

+2,17%

Gạo thô

USD/cwt

10,68

10,45

+0,04

+0,34%

Đậu tương

US cent/bushel

894,25

867,00

-5,75

-0,66%

Khô đậu tương

USD/tấn

306,80

303,70

-5,90

-1,91%

Dầu đậu tương

US cent/lb

29,09

27,84

-0,10

-0,36%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

457,20

446,20

-5,10

-1,13%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.372,00

2.335,00

+50,00

+2,19%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

92,90

94,10

+0,75

+0,80%

Đường thô

US cent/lb

12,98

12,65

-0,04

-0,32%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

110,15

103,55

-1,25

-1,19%

Bông

US cent/lb

78,27

77,70

-0,62

-0,79%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

335,70

350,70

+6,90

+2,01%

Cao su TOCOM

JPY/kg

187,80

190,30

+1,00

+0,53%

Ethanol CME

USD/gallon

1,35

1,34

+0,02

+1,36%

Nguồn: Bloomberg, Reuters, CafeF

 

Nguồn: Vinanet