Năng lượng: Giá dầu tăng
Giá dầu thô tăng trong gần suốt các phiên giao dịch trong tuần qua bởi kỳ vọng Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có thể gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 12/2017 trên sàn New York tăng 1,1 USD (2%) so với phiên trước đó, lên 55,64 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 7/2015; dầu Brent giao tháng 1/2018 trên sàn London cũng tăng 1,45 USD (2,4%), lên 62,07 USD/thùng; giá dầu Brent đã tăng khoảng 38% so với mức thấp xác lập vào tháng 6/2017.
Tính chung cả tuần, giá hai loại dầu chủ chốt này đều tăng 3%.
Công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes công bố báo cáo hàng tuần cho hay, số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ trong tuần kết thúc vào ngày 3/11 giảm xuống còn 729 chiếc, mức thấp nhất kể từ tháng 5/2017.
Trong khi đó, sản lượng khai thác dầu trong tháng 10/2017 của OPEC đã giảm 80.000 thùng/ngày xuống 32,78 triệu thùng dầu/ngày, nâng mức độ tuân thủ thỏa thuận cắt giảm sản lượng của khối này lên 92%, so với mức 86% của tháng trước đó.
Thời gian qua, thị trường dầu diễn biến khá tích cực. Trong những nhân tố góp phần tạo lợi thế cho thị trường phải kể tới lo ngại về tình hình bất ổn tài chính đang diễn ra tại Venezuela, một thành viên của OPEC và nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ có xu hướng gia tăng tại Trung Quốc. Hiện nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang nhập khẩu khoảng 9 triệu thùng dầu/ngày, vượt qua Mỹ để trở thành nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới.
OPEC, Nga và các nước sản xuất dầu chủ chốt khác đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu tổng cộng 1,8 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2017 nhằm hạn chế tình trạng dư cung và hỗ trợ giá "vàng đen" trên thị trường thế giới. Theo dự kiến, thỏa thuận này sẽ hết hạn vào tháng 3/2018 (sau khi đã được gia hạn một lần).
Tuy vậy, Saudi Arabia và Nga - hai nước “đi đầu” trong nỗ lực cắt giảm sản lượng dầu - đã lên tiếng ủng hộ tiếp tục duy trì thỏa thuận này. Tổng Thư ký OPEC Mohammad Barkindo cho hay sự ủng hộ của Nga và Saudi Arabia đã làm tình hình trở nên rõ ràng hơn trước cuộc họp của OPEC vào ngày 30/11/2017 tại Vienna (Áo).
Điều này đã giúp giá của cả hai loại dầu chủ chốt là dầu ngọt nhẹ và dầu Brent đồng loạt tăng trong hai phiên giao dịch liên tiếp đầu tuần này (30-31/10). Như vậy, trong tháng 10 vừa qua, giá dầu Brent tăng trên 6,7%, trong lúc giá dầu WTI tăng 5,2%.
Sau khi đi xuống trong phiên giao dịch ngày 1/11 do tâm lý lo ngại rằng các nhà sản xuất dầu thô tại Mỹ sẽ tìm thấy động cơ để nâng sản lượng sau đợt tăng gần đây của giá dầu, mặt hàng này lại tiếp tục phục hồi trong hai phiên giao dịch cuối tuần này.
Mặc dù báo cáo hàng tuần của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết, dự trữ dầu thô của nước này trong tuần kết thúc vào ngày 27/10 giảm 2,4 triệu thùng, thấp hơn dự báo giảm 5,1 triệu thùng của Viện Dầu mỏ Mỹ (API), nhưng cao hơn rất nhiều so với dự báo giảm 1,4 triệu thùng từ các nhà phân tích tham gia cuộc thăm dò của Platts.
Giữa lúc nguồn cung bị thắt chặt, nhu cầu về dầu mỏ lại tăng lên, đặc biệt là ở Trung Quốc. Quốc gia đông dân nhất thế giới này đã “soán ngôi” Mỹ và trở thành nước nhập khẩu nhiều dầu thô nhất thế giới với lượng nhập khẩu trung bình 9 triệu thùng/ngày. Cùng với đó, các kho dự trữ dầu đang dần vơi đi do nguồn cung thiếu hụt trong những quý gần đây.
Tuy nhiên, triển vọng của thị trường năng lượng thế giới vào năm 2018 vẫn còn nhiều bất chắc. Chuyên gia Harry Tchilinguirian của ngân hàng BNP Paribas (Pháp) cho biết sản lượng dầu của Mỹ đã tăng 13% kể từ giữa năm 2016 lên mức 9,6 triệu thùng/ngày. Điều này đang dẫn đến việc hoạt động xuất khẩu dầu ngày càng gia tăng.
Theo số liệu mới nhất của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố trong tuần này, lượng dầu xuất khẩu của Mỹ đã tăng lên mức kỷ lục 2,1 triệu thùng/ngày. Ông Tchilinguirian cho hay với tình hình xuất khẩu dầu của Mỹ đang ngày càng tăng, giá dầu Brent khó có thể “neo” ở mức 60 USD/thùng trong năm 2018. Chuyên gia này dự báo giá dầu WTI và dầu Brent sẽ lần lượt vào khoảng 50 USD/thùng và 55 USD/thùng trong năm tới.
Kim loại quý: Giá vàng giảm ba tuần liên tiếp
Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng giao tháng 12/2017 giảm 8,9 USD (0,7%) xuống còn 1.269,20 USD/ounce, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 8/2017; tính chung cả tuần giá giảm 0,2%. Vàng giao ngay giảm 0,6% xuống 1.267,95 USD, trong phiên có lúc giá xuống 1.265,16 USD, thấp nhất kể từ 27/10.
Cả 2 hợp đồng đều giảm giá tuần thứ 3 liên tiếp.
Về những kim loại quý khác, giá bạc giao ngay hạ 1,7%, xuống 16,78 USD/ounce; bạch kim mất 0,6%, xuống 919 USD/ounce, trong khi giá palađi lại tăng nhẹ 0,2%, lên 998,10 USD/ounce.
Giới đầu tư tỏ ra thận trọng trước quyết định bổ nhiệm Chủ tịch mới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), người sẽ có ảnh hưởng đến tiến độ nâng lãi suất trong tương lai. Thêm nữa, báo cáo việc làm tháng 10/2017 do Bộ Lao động Mỹ công bố cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tạo thêm 261.000 việc làm mới trong tháng 10 vừa qua càng gây áp lực lên giá vàng, bởi mặc dù con số này thấp hơn mức dự báo là 325.000 việc làm, song có một thông tin tích cực là tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ đã giảm từ 4,2% xuống 4,1%, mức thấp nhất kể từ tháng 12/2000. Báo cáo này càng củng cố xu hướng tăng trưởng vững chắc của thị trường việc làm Mỹ, qua đó mở rộng thêm khả năng Fed sẽ nâng lãi suất vào tháng 12 tới. Lãi suất tăng khiến chi phí cơ hội cho việc nắm giữ những tài sản không sinh lời như vàng tăng, trong khi làm tăng giá đồng USD mà vàng được định giá theo. Ngoài ra, nhu cầu vàng yếu tại thị trường châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc, cũng khiến thị trường vàng thêm phần ảm đạm.
Tuy nhiên, bên ngoài nước Mỹ, các yếu tố khác có lợi cho giá vàng tăng, trong đó có cuộc họp chính sách của Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ), Ngân hàng trung ương Anh (BoE), và việc Fed vẫn quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức hiện hành.
Đồng USD yếu đi và lợi suất trái phiếu chính phủ của Mỹ kỳ hạn 10 năm tụt xuống mức thấp nhất trong hai tuần, do các nhà lãnh đạo phe Cộng hòa đề xuất giảm thuế doanh nghiệp từ 35% xuống 20%, đồng thời đề nghị giảm mức thuế cho các cá nhân cũng tác động tích cực tới thị trường vàng.
Theo nhà phân tích thị trường kỳ cựu của OANDA, Jeffrey Halley, sự quan tâm trở lại của các nhà đầu tư Trung Quốc đã tạo niềm tin vào vàng. Lượng vàng tiêu thụ tại Trung Quốc trong các tháng 1-9/ 2017 đạt 815,89 tấn, tăng 15,49% so với cùng kỳ năm 2016, trong đó việc tiêu thụ vàng miếng là lực đẩy chính.
Thông tin từ Hiệp hội Vàng Trung Quốc (CGA) cho biết lượng vàng miếng tiêu thụ tại nước này trong ba quý vừa qua tăng 44,45% lên 222,07 tấn, trong lúc nhu cầu tiêu thụ các loại trang sức sản xuất từ vàng chỉ tăng 7,44% lên 503,87 tấn. Nhu cầu tăng đã kéo giá vàng trong nước của Trung Quốc và giá vàng thế giới tăng, từ đó giúp thu hẹp được khoảng cách.
Thống kê cho thấy Ngân hàng trung ương Nga đã mua 131 tấn vàng dự trữ trong giai đoạn từ tháng 1-9/2017, với từ 6-31 tấn/tháng trên thị trường liên ngân hàng. Tính đến đầu tháng này, dự trữ vàng của Ngân hàng trung ương Nga có trị giá khoảng 73,6 tỷ USD, cao hơn so với mức 65,5 tỷ USD của cùng kỳ năm trước.
Các nhà đầu tư hướng sự chú ý vào sự kiện đề cử chủ tịch mới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), người sẽ có ảnh hưởng đến tiến độ nâng lãi suất trong tương lai. Tổng thống Donald Trump vừa lựa chọn ông Jerome Powell, một thành viên của Hội đồng Thống đốc Fed, giữ chức Chủ tịch Fed thay thế bà Janet Yellen sau khi bà hết nhiệm kỳ vào tháng 2/2018. Ông Powell được xem là người có quan điểm mềm mỏng và vì vậy sẽ có tác động tích cực tới giá vàng hơn so với ứng viên khác.
Theo nhà phân tích Barnabas Gan của OCBC, giá vàng sẽ được hỗ trợ ở mức trên 1.270 USD/ounce trong vòng một tuần tới và sau khi Fed họp vào tháng 12, với khả năng lãi suất sẽ được tăng một lần nữa, giá vàng có thể xuống đến 1.250 USD/ounce vào cuối năm.
Theo nhà phân tích về kỹ thuật Wang Tao của Reuters, giá vàng giao ngay có thể phá ngưỡng kháng cự 1.283 USD/ounce, tăng lên khoảng 1.289-1.295 USD/ounce trong thời gian tới.
Xét về ngắn hạn, Giám đốc điều hành của tập đoàn CPM, Jeff Christian, đưa ra dự báo khá lạc quan về thị trường kim loại quý. Theo đó, trong vài tháng tới, giá vàng có thể sẽ tăng trở lại mức 1.340 USD/ounce, thậm chí là lên tới 1.360 USD/ounce vào cuối tháng 11 và tháng 12.
Về triển vọng năm 2018, tùy thuộc vào những gì xảy ra trên thị trường tài chính toàn cầu, nhịp độ tăng của giá vàng có thể diễn ra nhanh hơn chút ít so với vài năm gần đây.
Nông sản: Giá đường và cà phê giảm
Phiên cuối tuần, giá đường thô giao tháng 3 tăng nhẹ 0,15 US cent tương đương 1,1% so với phiên trước đó, lên 14,38 US cent/lb; đường trắng giao cùng kỳ hạn tăng 3,5 USD tương đương 0,9% lên 377,50 USD/tấn.
Tính chung cả tuần, giá giảm nhẹ gần 2%.
Cà phê cũng giảm giá trong tuần qua, với arabica giao tháng 12 giảm 2,45 US cent tương đương 1,9% xuống 1,2395 USD/lb, tính chung cả tuần giá giảm 2,1%; trong khi robusta giao tháng 1 giảm 14 USD tương đương 0,8% xuống 1.856 USD/tấn.
Giá hàng hóa thế giới
Hàng hóa
|
ĐVT
|
28/10
|
4/11
|
4/11 so với 28/10
|
4/11 so với 28/10 (%)
|
Dầu thô WTI
|
USD/thùng
|
53,90
|
55,64
|
+1,10
|
+2,02%
|
Dầu Brent
|
USD/thùng
|
60,44
|
62,07
|
+1,45
|
+2,39%
|
Dầu thô TOCOM
|
JPY/kl
|
40.660,00
|
41.190,00
|
+230,00
|
+0,56%
|
Khí thiên nhiên
|
USD/mBtu
|
2,96
|
2,98
|
+0,05
|
+1,67%
|
Xăng RBOB FUT
|
US cent/gallon
|
176,86
|
179,34
|
+2,37
|
+1,34%
|
Dầu đốt
|
US cent/gallon
|
186,69
|
188,66
|
+3,27
|
+1,76%
|
Dầu khí
|
USD/tấn
|
544,00
|
547,25
|
+5,50
|
+1,02%
|
Dầu lửa TOCOM
|
JPY/kl
|
55.140,00
|
55.890,00
|
-150,00
|
-0,27%
|
Vàng New York
|
USD/ounce
|
1.271,80
|
1.269,20
|
-8,90
|
-0,70%
|
Vàng TOCOM
|
JPY/g
|
4.640,00
|
4.663,00
|
-1,00
|
-0,02%
|
Bạc New York
|
USD/ounce
|
16,75
|
16,83
|
-0,30
|
-1,77%
|
Bạc TOCOM
|
JPY/g
|
61,50
|
62,90
|
+0,10
|
+0,16%
|
Bạch kim giao ngay
|
USD/t oz.
|
916,77
|
921,25
|
-4,38
|
-0,47%
|
Palladium giao ngay
|
USD/t oz.
|
971,71
|
1.001,14
|
+3,53
|
+0,35%
|
Đồng New York
|
US cent/lb
|
310,35
|
311,75
|
-2,60
|
-0,83%
|
Đồng LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
6.830,00
|
6.895,00
|
-34,00
|
-0,49%
|
Nhôm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
2.168,00
|
2.185,00
|
+11,50
|
+0,53%
|
Kẽm LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
3.172,50
|
3.219,00
|
-39,00
|
-1,20%
|
Thiếc LME 3 tháng
|
USD/tấn
|
19.875,00
|
19.550,00
|
-95,00
|
-0,48%
|
Ngô
|
US cent/bushel
|
348,75
|
348,25
|
-2,25
|
-0,64%
|
Lúa mì CBOT
|
US cent/bushel
|
427,25
|
425,75
|
-0,25
|
-0,06%
|
Lúa mạch
|
US cent/bushel
|
265,25
|
263,00
|
-1,50
|
-0,57%
|
Gạo thô
|
USD/cwt
|
11,85
|
11,58
|
+0,14
|
+1,22%
|
Đậu tương
|
US cent/bushel
|
986,50
|
986,75
|
-12,50
|
-1,25%
|
Khô đậu tương
|
USD/tấn
|
312,10
|
313,90
|
-3,50
|
-1,10%
|
Dầu đậu tương
|
US cent/lb
|
34,84
|
34,42
|
-0,44
|
-1,26%
|
Hạt cải WCE
|
CAD/tấn
|
519,20
|
516,80
|
-4,10
|
-0,79%
|
Cacao Mỹ
|
USD/tấn
|
2.104,00
|
2.056,00
|
+1,00
|
+0,05%
|
Cà phê Mỹ
|
US cent/lb
|
126,60
|
123,95
|
-2,45
|
-1,94%
|
Đường thô
|
US cent/lb
|
14,63
|
14,38
|
+0,15
|
+1,05%
|
Nước cam cô đặc đông lạnh
|
US cent/lb
|
153,85
|
156,60
|
+1,70
|
+1,10%
|
Bông
|
US cent/lb
|
68,20
|
68,72
|
-0,36
|
-0,52%
|
Lông cừu (SFE)
|
US cent/kg
|
--
|
--
|
--
|
--
|
Gỗ xẻ
|
USD/1000 board feet
|
444,20
|
439,60
|
-4,00
|
-0,90%
|
Cao su TOCOM
|
JPY/kg
|
200,00
|
198,50
|
-1,30
|
-0,65%
|
Ethanol CME
|
USD/gallon
|
1,41
|
1,46
|
+0,03
|
+2,24%
|
Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg