Năng lượng: Giá dầu giảm tuần thứ 5 liên tiếp
Phiên cuối tuần, giá dầu giảm, khép lại tuần giảm thứ năm liên tiếp, khi tăng trưởng việc làm mạnh tại Mỹ đã không làm dịu bớt được những lo ngại về kinh tế toàn cầu khi dịch virus corona nguy cơ gây sụt giảm nghiêm trọng nhu cầu dầu mỏ.
Kết thúc phiên cuối tuần, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) giao tháng 3/2020 giảm 63 US cent, hay 1,2%, xuống 50,32 USD/thùng; dầu Brent giao tháng 4/2020 giảm 46 US cent, hay 0,8%, xuống 54,47 USD/thùng.
Tính chung cả tuần, giá dầu WTI giảm 2,4%, trong khi giá dầu Brent giảm 3,8%. Cả hai loại dầu này đều giảm tuần thứ 5 liên tiếp - dài nhất kể từ tháng 11/2018.
Theo báo cáo việc làm của Mỹ được công bố ngày 7/2, nền kinh tế nước này tạo mới 225.000 việc làm trong tháng Một, cao hơn so với mức dự báo 165.000 việc làm mà các nhà kinh tế tham gia khảo sát của MarketWatch đưa ra.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư chú ý hơn đến việc liệu Tổ chức Các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, được gọi là OPEC+, có hành động để cắt giảm nguồn cung hay không trước khả năng tác động của dịch bệnh đến nhu cầu.
Một ủy ban kỹ thuật của OPEC+, bao gồm OPEC và một số nước ngoài nhóm này đã khuyến nghị gia hạn khoảng thời gian cắt giảm sản lượng dầu mỏ cho đến hết năm 2020 và tiếp tục giảm thêm sản lượng đầu ra do tác động của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (2019-nCoV) đối với nhu cầu dầu mỏ.
Trong thông báo ngày 9/2, Bộ trưởng Dầu mỏ Algeria đồng thời là Chủ tịch OPEC, ông Mohamed Arkab, cho biết Ủy ban Kỹ thuật chung của OPEC+ (JTC) khuyến nghị rằng “việc cắt giảm thêm sản lượng cần được thực hiện cho đến hết quý II của năm 2020”.
Ông Arkab nêu rõ dịch viêm đường hô hấp cấp do virus 2019-nCoV gây ra đã tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh tế, đặc biệt là vận tải, du lịch và công nghiệp, nhất là ở Trung Quốc. Ngoài ra, dịch bệnh cũng đang ngàng càng gây ra những tác động ở khu vực châu Á và trên toàn thế giới.
Trước đó, tại cuộc họp ngày 4/2, OPEC và các đối tác OPEC+, dẫn đầu là Nga, đã đánh giá những ảnh hưởng của nhu cầu tiêu thụ và tình hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu tới thị trường dầu mỏ, trong bối cảnh dịch bệnh do nCoV gây ra tiếp tục diễn biến phức tạp tại Trung Quốc, đe dọa nền kinh tế Trung Quốc nói riêng và kinh tế thế giới nói chung.
OPEC+ đang cân nhắc khả năng tiếp tục cắt giảm sản lượng và đẩy sớm cuộc họp chính sách dự kiến vào tháng 3 năm nay sang tháng 2. Tháng 12/2019, OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng thêm 500.000 thùng/ngày, đưa tổng mức cắt giảm lên 1,7 triệu thùng/ngày.
Kim loại quý: Giá vàng giảm
Phiên cuối tuần, giá vàng tăng nhẹ, nhưng tính chung cả tuần vẫn giảm.
Cụ thể, phiên 7/2, vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.570,52 USD/ounce, song tính chung cả tuần giảm 1,2% và có tuần giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 11/2019. Vàng kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn New York phiên này tăng 0,2% lên 1.573,4 USD/ounce, và tính chung cả tuần giảm 0,9%.
Nhà phân tích tại FXTM, Lukman Otunuga, cho rằng báo cáo việc làm tích cực làm gia tăng sự lạc quan về kinh tế Mỹ và sức hấp dẫn của đồng USD, trong khi có thể gây sức ép lên giá vàng. Tuy nhiên, vàng vẫn duy trì được sức hấp dẫn do những lo ngại về dịch bệnh và tăng trưởng kinh tế của toàn cầu. Kim loại quý này vẫn được một số chuyên gia về hàng hóa cho là tài sản mua vào trong giai đoạn lãi suất giảm trên toàn cầu và trước những lo ngại về dịch viêm đường hô hấp cấp.
Về những kim loại khác, giá bạch kim giao tháng 4/2020 trong phiên cuối tuần tăng 0,2%, lên 969,2 USD/ounce, tính chung cả tuần tăng 0,8%; palađi giao tháng Ba giảm 1,2%, xuống 2.210.20 USD/ounce và mất gần 0,7% cả tuần; bạc giảm 0,6% xuống 17,71 USD/ounce, tính chung cả tuần giảm mạnh nhất trong 2 tháng.
Kim loại công nghiệp: Giá đồng tăng trong tuần dù giảm ở phiên cuối
Giá đồng tiếp tục giảm do gia tăng lo ngại virus corona bùng phát tại Trung Quốc có thể tác động mạnh đến hoạt động kinh tế và nhu cầu kim loại. Phiên cuối tuần, đồng giao sau 3 tháng trên sàn London giảm 1,3% xuống 5.663 USD/tấn. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá đồng tăng 1,8% - tuần tăng đầu tiên trong 3 tuần.
Hãng xếp hạng toàn cầu S&P cắt giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2020 xuống 5%, giảm so với 5,7% dự báo trước đó do tác động của virus corona bùng phát.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng sau thông tin các mỏ khai thác của Australia đang đối mặt với cơn bão nhiệt đới, song giá quặng sắt có tuần giảm mạnh nhất 6 tháng do lo ngại virus corona bùng phát.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng 0,4% lên 587 CNY (84,09 USD)/tấn. Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá quặng sắt giảm 11% - tuần giảm mạnh nhất kể từ đầu tháng 8/2019.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây tăng 0,9% song có tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2019. Giá thép cuộn cán nóng tăng 0,6% song có tuần giảm 5,9% - tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2018. Giá thép không gỉ giảm 0,1%.
Nông sản: Giá đường tăng mạnh ở phiên cuối tuần
Trong phiên cuối tuần, giá đường tăng lên mức cao nhất 2,5 năm, trong khi giá cacao tăng lên mức cao nhất hơn 3 năm.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn London tăng 8,7 USD tương đương 2,1% lên 422,7 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 424,2 USD/tấn, cao nhất 2,5 năm. Giá đường thô giao cùng kỳ hạn trên sàn ICE tăng 0,15 US cent tương đương 1% lên 14,89 US cent/lb, tăng trở lại mức cao nhất 2 năm (15,13 US cent/lb) trong ngày 4/2/2020. Tính chung cả tuần, giá đường tăng trên 2%.
Trong khi đó, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn ICE giảm 0,1 US cent tương đương 0,1% xuống 98,05 US cent/lb, chỉ cao hơn mức thấp nhất 3 tháng (97,4 US cent/lb) trong phiên trước đó. Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn London giảm 11 USD tương đương 0,9% xuống 1.286 USD/tấn.Tính chung cả tuần, cà phê mất hơn 4% giá trị.
Giá ca cao kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn London tăng 34 GBP tương đương 1,7% lên 2.064 GBP/tấn, trong phiên có lúc đạt 2.074 GBP/tấn, cao nhất kể từ tháng 11/2016. Giá ca cao giao cùng kỳ hạn trên sàn New York tăng 48 USD tương đương 1,7% lên 2.913 USD/tấn, sau khi đạt mức cao 2.927 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 4/2018.
Giá lúa mì và ngô tại Chicago tăng do hoạt động đẩy mạnh mua vào, cùng với lạc quan về triển vọng xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Trung Quốc. Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 3/2020 phiên cuối tuần tăng 4-1/2 US cent lên 3,83-3/4 USD/bushel, sau khi đạt mức cao nhất 1 tuần (3,85 USD/bushel). Giá lúa mì giao cùng kỳ hạn tăng 3-1/4 US cent lên 5,59-1/2 USD/bushel và giá đậu tương kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 1 US cent lên 8,82 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá ngũ cốc tăng nhẹ.
Ngày 6/2, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã công bố những số liệu tích cực về hoạt động xuất khẩu nông sản của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong tuần kết thúc vào 30/1. Theo đó, doanh số xuất khẩu đậu tương của nước này trong tuần kết thúc ngày 30/1 (tính cho niên vụ 2019/2020) là 703.800 tấn, tăng 76% so với tuần trước đó và tăng 29% so với mức trung bình của bốn tuần gần nhất.
Trong khi đó, doanh số xuất khẩu ngô của Mỹ là 1.247.800 tấn cho niên vụ 2019/2020, tăng 1% so với tuần trước đó và 57% so với mức trung bình bốn tuần, USDA cho biết.
Cũng theo USDA, doanh số xuất khẩu lúa mỳ của nền kinh tế lớn nhất thế giới ở mức 338.600 tấn trong niên vụ 2019/2020, giảm 48% so với tuần trước đó và 35% so với mức trung bình bốn tuần.
 
Giá dầu cọ tại Malaysia phiên cuối tuần giảm sau khi tăng liên tiếp 4 phiên trước đó do các thương nhân đẩy mạnh bán ra trước số liệu chính thức về nguồn cung cầu, song dự kiến dự trữ ở mức thấp đã đẩy giá dầu cọ có tuần tăng mạnh nhất trong hơn 4 năm. Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn Bursa (Malaysia) phiên này giảm 8 ringgit tương đương 0,28% xuống 2.842 ringgit/tấn. Tính chung cả tuần, giá dầu cọ tăng 9,1% - tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2015, do dự trữ tính đến cuối tháng 1/2020 giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 6/2017.
Giá trứng tại Trung Quốc tuần này tăng mạnh do dự báo nhu cầu và tiêu thụ protein sẽ phục hồi trong dài hạn bất chấp dịch do virus corona.Trên sàn Đại Liên, giá hợp đồng trứng giao dịch nhiều nhất tăng 4,5% chỉ trong vòng một phiên 5/2 lên 3.259 CNY/tấn (tương đương 465,39 USD/tấn). Tuy nhiên, so với trước Tết giá hiện vẫn thấp hơn 6%.
Dự báo trong những ngày tới, nguồn cung trứng ở Trung Quốc có thể giảm sút vì người nuôi gà gặp khó trong việc duy trì đàn gà mái, trong khi nhu cầu dự báo sẽ hồi phục. Nhiều gà mái và cả gà con bị tiêu hủy để chống lây lan virus corona.Việc vận chuyển thức ăn chăn nuôi cũng như vận chuyển gia cầm tới lò giết mổ cũng bị tê liệt ở những vùng dịch.
Hôm 4/2, các nhà chức trách Trung Quốc đã yêu cầu chính quyền địa phương đảm bảo ngăn chặn vận chuyển thức ăn chăn nuôi và gia súc để kiềm chế sự bùng phát của virus corona ở mức tối thiểu.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá 31/1

Giá 7/2

Giá 7/2 so với 6/2

Giá 7/2 so với 6/2 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

51,56

50,32

-0,63

-1,24%

Dầu Brent

USD/thùng

56,62

54,47

-0,46

-0,84%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

36.760,00

37.040,00

-250,00

-0,67%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,84

1,86

0,00

-0,21%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

150,41

152,39

+2,59

+1,73%

Dầu đốt

US cent/gallon

162,84

164,33

-2,21

-1,33%

Dầu khí

USD/tấn

501,00

505,25

-2,50

-0,49%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

52.430,00

53.200,00

-300,00

-0,56%

Vàng New York

USD/ounce

1.587,90

1.573,40

+3,40

+0,22%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.533,00

5.538,00

+12,00

+0,22%

 

Bạc New York

USD/ounce

18,01

967,70

+3,90

+0,40%

Bạc TOCOM

JPY/g

63,00

2.320,60

-24,75

-1,06%

Bạch kim

USD/ounce

961,03

962.46

-1.34

-0.14%

Palađi

USD/ounce

2.287,77

2,339.44

-5.91

-0.25%

Đồng New York

US cent/lb

251,70

255,30

-4,00

-1,54%

Đồng LME

USD/tấn

5.567,00

5.663,00

-72,00

-1,26%

Nhôm LME

USD/tấn

1.722,00

1.726,00

-11,00

-0,63%

Kẽm LME

USD/tấn

2.200,00

2.145,00

-62,00

-2,81%

Thiếc LME

USD/tấn

16.375,00

16.175,00

-525,00

-3,14%

Ngô

US cent/bushel

381,25

383,50

+4,25

+1,12%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

553,75

558,75

+2,50

+0,45%

Lúa mạch

US cent/bushel

303,75

303,00

-1,75

-0,57%

Gạo thô

USD/cwt

13,61

13,62

+0,09

+0,67%

Đậu tương

US cent/bushel

872,50

882,00

+1,00

+0,11%

Khô đậu tương

USD/tấn

291,00

289,30

+1,10

+0,38%

Dầu đậu tương

US cent/lb

29,94

30,97

-0,27

-0,86%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

450,50

461,30

+0,30

+0,07%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.777,00

2.898,00

+33,00

+1,15%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

102,65

98,35

+0,20

+0,20%

Đường thô

US cent/lb

14,61

14,92

+0,18

+1,22%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

95,95

94,85

+0,15

+0,16%

Bông

US cent/lb

67,50

67,75

-0,16

-0,24%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

435,50

440,20

+7,00

+1,62%

Cao su TOCOM

JPY/kg

178,40

177,20

+2,00

+1,14%

Ethanol CME

USD/gallon

1,35

1,34

+0,01

+0,53%

 

 

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg