Trên thị trường năng lượng, giá dầu tiếp tục đi lên, theo đó dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 70 US cent lên 50,63 USD/thùng, là lần đầu tiên kể từ cuối tháng 2/2020 vượt ngưỡng 50 USD; dầu Brent cũng tăng 70 US cent lên 54,3 USD/thùng.
Theo báo cáo ngày 6/1 của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm 8 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 1/1. Trong khi đó, các nhà phân tích tham gia khảo sát của Reuters dự báo mức giảm là 2,1 triệu thùng. Việc dự trữ dầu thô giảm là hiện tượng thường thấy vào thời điểm cuối năm, khi các công ty năng lượng lấy dầu ra khỏi kho để tránh các hóa đơn thuế đắt đỏ. Nhu cầu nhiên liệu có thể sẽ giảm.
Ở mức 485,5 triệu thùng, dự trữ dầu thô của Mỹ vượt 9% so với mức trung bình 5 năm cho thời điểm này của năm.
Giá dầu cũng nhận được sự hỗ trợ khi Saudi Arabia cùng ngày cam kết cắt giảm sản lượng tự nguyện thêm 1 triệu thùng/ngày so với mức mà Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước sản xuất khác đã quy định cho tháng Hai và tháng Ba, giữa bối cảnh số ca nhiễm virus corona tăng nhanh chóng khiến các nhà sản xuất lo lắng về ảnh hưởng tới nhu cầu.
OPEC+ nhất trí hầu hết các nhà sản xuất sẽ giữ sản lượng ổn định trong tháng 2 và tháng 3, trong khi cho phép Nga và Kazakhstan nâng sản lượng ở mức khiêm tốn 75.000 thùng trong tháng 2 và tăng tiếp 75.000 thùng/ngày trong tháng 3.
Sản lượng dầu của OPEC tháng 12/2020 tăng tháng thứ 6 liên tiếp lên 25,59 triệu thùng/ngày, theo một khảo sát của Reuters, bới việc tiếp tục tăng sản lượng của Lybia và một số nước khác.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng giảm hơn 2% do đồng USD phục hồi, lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ tăng và giới đầu tư đặt cược đảng Dân chủ giành chiến thắng trong cuộc đua giành ghế Thượng viện tại bang Georgia.
Cuối phiên giao dịch, giá vàng giao ngay giảm 2,1% xuống 1.907,75 USD/ounce, sau khi có thời điểm chạm mức cao nhất của gần hai tháng là 1.959,01 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 2/2021 giảm 2,3% xuống 1.908,60 USD/ounce.
Tai Wong, nhà giao dịch kim loại quý của BMO, cho hay lợi suất trái phiếu tăng cao đã đẩy đồng USD đi lên và gây ra tình trạng bán tháo vàng.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm đã tăng hơn 1% lần đầu tiên kể từ tháng 3/2020, qua đó làm tăng chi phí cơ hội nắm giữ tài sản không sinh lời như vàng. Theo ông Tai Wong, mốc 1.900 USD/ounce là mốc quan trọng cần phải được duy trì trong ngắn hạn.
Chỉ số đồng USD phục hồi sau khi giảm xuống mức thấp của 2 năm rưỡi, khiến vàng kém hấp dẫn hơn đối với những nhà giao dịch nắm giữ đồng tiền khác.
Tuy nhiên, ông Wong cho rằng đây là cơ hội để mua vào vì giá vàng sẽ còn tăng. Việc đảng Dân chủ đang tạm dẫn trước trong cuộc đua giành ghế Thượng viện Mỹ có thể làm thay đổi quyền kiểm soát của Thượng viện, cũng như việc quyết định số phận chương trình nghị sự của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Do các nhà đầu tư kỳ vọng sẽ có nhiều kích thích tài chính hơn khi đảng Dân chủ dẫn đầu nên sức hấp dẫn của vàng vẫn được củng cố như là tài sản an toàn trong giai đoạn lạm phát.
Về những kim loại quý khác, giá bạc trong phiên này giảm 2% xuống 27 USD/ounce, bạch kim giảm 0,9% xuống 1.102,04 USD/ounce, trong khi palađi giảm 1,5% xuống 2.430,39 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại công nghiệp, giá đồng đạt mức cao nhất kể từ tháng 2/2013. Theo đó, hợp đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,5% lên 8.039,5 USD/tấn; tính từ đầu tháng tới nay tăng khoảng 3,5%, sau khi tăng 26% trong năm 2020.
Đồng được sử dụng trong ngành điện và xây dựng. Một số nhà phân tích tin rằng việc đầu tư ồ ạt vào cơ sở hạ tầng xanh trong khi nguồn cung bị hạn chế sẽ đẩy giá tăng trong những năm tới.
USD tăng giá sau khi giảm ban đầu, khiến các kim loại trở nên đắt hơn đối với những nhà đầu tư dùng đồng tiền khác, nhưng lạm phát của Mỹ dự kiến tăng lại thôi thúc nhà đầu tư mua hàng hóa như "rào cản" chống lại lạm phát.
Mỏ Las Bambas của Peru có thể ngừng khai thác do một cuộc biểu tình kéo dài 3 tuần của người dân địa phương khiến xuất khẩu bị hạn chế.
Giá sắt thép cũng tăng trong phiên vừa qua. Thép không gỉ của Trung Quốc tiếp tục tăng lên mức cao nhất 3 tuần bởi nhu cầu mạnh và tồn kho ở mức thấp. Hợp đồng thép không gỉ tại Thượng Hải lúc đóng cửa tăng 1,6% lên 14.030 CNY (2.172,84 USD)/tấn, trong phiên có lúc đạt 14.165 CNY, cao nhất kể từ giữa tháng 12/2020. Giá quặng sắt giao tháng 5 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng 0,3% lên 1.033,5 CNY/tấn.
Trên thị trường nông sản, giá ngô trên sàn giao dịch Chicago tăng do thời tiết khô hạn ảnh hưởng tới cây trồng ở Argentina. Hợp đồng ngô CBOT giao tháng 3 lúc đóng cửa tăng 3-1/4 US cent lên 4,95 USD/bushel, sau khi có lúc đạt 5,02-3/4 USD, cao nhất đối với hợp đồng được giao dịch nhiều nhất kể từ tháng 5/2014.
Giá đậu tương trên sàn giao dịch Chicago tiếp tục tăng phiên thứ 6 liên tiếp. Hợp đồng đậu tương CBOT giao tháng 3 đóng cửa tăng 12-1/2 USD cent lên 13,61-1/2 USD/bushel sau khi chạm 13,78-1/4 USD, cao nhất đối với loại hợp đồng này kể từ tháng 6/2014.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 3 đóng cửa tăng 0,13 US cent hay 0,8% lên 16,25 US cent/lb sau khi đạt đỉnh 16,32 US cent, cao nhất kể từ tháng 5/2017; đường trắng kỳ hạn tháng 3 tăng 6,1 USD hay 1,4% lên 443,4 USD/tấn.
Các đại lý cho biết nguồn cung khan hiếm ít nhất tới tháng 4 khi sản lượng của Brazil có thể bắt đầu tăng trở lại. Tuy nhiên, giá tăng có thể sẽ dẫn tới sự gia tăng xuất khẩu từ Ấn Độ, nơi sản lượng đã cao hơn nhiều so với mức đầu năm.
Giá cà phê arabica giao tháng 3 chốt phiên giảm 4,2 US cent hay 3,5% xuống 1,209 USD/lb; robusta kỳ hạn tháng 3 giảm 9 USD hay 0,66% xuống 1.356 USD/tấn.
Các đại lý cho biết thị trường này bị áp lực bởi tồn kho của sàn giao dịch ngày càng tăng, đồng nội tệ của Brazil suy yếu và dấu hiệu giảm giá theo biểu đồ.
Giá cao su tại Nhật Bản giảm sau khi số liệu cho thấy số ca nhiễm virus corona mới kỷ lục tại Tokyo, nâng cao khả năng về tình trạng khẩn cấp được ban bố, có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh tế. Hợp đồng cao su giao tháng 6 trên sàn giao dịch Osaka đóng cửa giảm 1,1 JPY hay 0,5% xuống 238 JPY/kg; cao su giao tháng 5 tại Thượng Hải tăng 0,8% lên 14.375 CNY/tấn.
Giá hàng hóa thế giới sáng 7/1

ĐVT

Giá

+/-

+/- (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

50,75

+0,12

+0,24%

Dầu Brent

USD/thùng

54,43

+0,13

+0,24%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

33.820,00

+340,00

+1,02%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,71

0,00

-0,18%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

147,63

+0,13

+0,09%

Dầu đốt

US cent/gallon

153,21

+0,34

+0,22%

Dầu khí

USD/tấn

434,50

-0,25

-0,06%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

48.740,00

+200,00

+0,41%

Vàng New York

USD/ounce

1.921,20

+12,60

+0,66%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.378,00

-58,00

-0,90%

Bạc New York

USD/ounce

27,18

+0,13

+0,49%

Bạc TOCOM

JPY/g

90,70

-0,30

-0,33%

Bạch kim

USD/ounce

1.101,15

-3,65

-0,33%

Palađi

USD/ounce

2.437,99

-6,02

-0,25%

Đồng New York

US cent/lb

366,90

+1,85

+0,51%

Đồng LME

USD/tấn

8.037,50

+35,50

+0,44%

Nhôm LME

USD/tấn

2.038,50

-2,00

-0,10%

Kẽm LME

USD/tấn

2.860,00

+47,00

+1,67%

Thiếc LME

USD/tấn

21.105,00

-80,00

-0,38%

Ngô

US cent/bushel

494,50

-0,50

-0,10%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

645,50

-2,00

-0,31%

Lúa mạch

US cent/bushel

360,00

+0,25

+0,07%

Gạo thô

USD/cwt

12,62

-0,07

-0,55%

Đậu tương

US cent/bushel

1.366,00

+4,50

+0,33%

Khô đậu tương

USD/tấn

440,70

+2,40

+0,55%

Dầu đậu tương

US cent/lb

44,05

+0,21

+0,48%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

652,30

+0,30

+0,05%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.486,00

-28,00

-1,11%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

120,90

-4,20

-3,36%

Đường thô

US cent/lb

16,25

+0,13

+0,81%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

125,45

+1,35

+1,09%

Bông

US cent/lb

80,06

-0,29

-0,36%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

703,30

+34,70

+5,19%

Cao su TOCOM

JPY/kg

161,60

+1,10

+0,69%

Ethanol CME

USD/gallon

1,57

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg