Năng lượng: Giá dầu tăng mạnh
Phiên giao dịch cuối tuần, giá dầu tiếp tục tăng thêm khoảng 3% lên mức cao nhất trong hơn một năm, sau khi số liệu việc làm của Mỹ tốt hơn dự kiến và quyết định không tăng sản lượng trong tháng 4 của OPEC và các đồng minh.
Chốt phiên 5/3, dầu thô Brent tăng 2,62 USD hay 3,9% lên 69,36 USD/thùng, trong phiên giá dầu đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 1/2020. Dầu thô WTI tăng 2,26 USD hay 3,5% lên 66,09 USD/thùng. Cả hai loại dầu này đã tăng hơn 4% trong phiên trước sau khi OPEC cũng các nước đồng minh, hay còn gọi là OPEC+ đã đồng ý giữ nguyên sản lượng vào tháng 4/2021, ngoại trừ Nga và Kazakhstan được tăng nhẹ, viện dẫn lý do rằng nhu cầu phục hồi từ cú sốc đại dịch COVID-19 vẫn còn mong manh. Điều này trái ngược với dự đoán của nhiều nhà phân tích rằng OPEC+ sẽ tăng sản lượng khoảng 500.000 thùng/ngày.
Nhà sản xuất dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia cũng cho biết họ sẽ gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện 1 triệu thùng/ngày. Sau đó, nước này trong những tháng tới sẽ quyết định khi nào sẽ loại bỏ dần kế hoạch trên.
Tính chung cả tuần, giá dầu Brent đã tăng 5,2%, đánh dấu 7 tuần đi lên liên tiếp lần đầu tiên kể từ tháng 12/2020. Trong khi đó, giá dầu WTI tăng 7,4% sau khi tăng gần 4% trong tuần trước.
Theo báo cáo ngày 5/3 của Bộ Lao động Mỹ, nền kinh tế nước này tạo thêm 379.000 việc làm trong tháng 2/2021 và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhẹ xuống 6,2%, một kết quả tốt hơn dự kiến.
Tốc độ tuyển dụng mạnh nhất là trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn vốn chịu tác động lớn do những hạn chế kinh doanh do đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, với 355.000 việc làm mới được tạo ra, dù Chính phủ Mỹ cảnh báo đại dịch tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường việc làm.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư cho rằng, đồng USD tăng, đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/20202, đang hạn chế đà tăng của giá dầu thô. Đồng USD mạnh hơn khiến giá dầu trở nên đắt hơn đối với những người mua bằng ngoại tệ khác.
Sau kết quả cuộc họp mới nhất của OPEC+, Goldman Sachs đã tăng dự báo giá dầu thô Brent thêm 5 USD lên 75 USD/thùng trong quý II/2021 và 80 USD/thùng trong quý III/2021.
UBS cũng đã nâng dự báo giá dầu Brent lên 75 USD/thùng và dầu WTI lên 72 USD trong nửa cuối năm 2021.
Báo cáo từ Goldman Sachs cho biết, từ nay đến cuối tháng 7/2021, mức tiêu thụ dầu của thế giới sẽ quay trở lại ngưỡng trước khi đại dịch xuất hiện.
Trong khi đó, sản lượng khai thác của các nước sản xuất dầu lớn có khả năng sẽ tiếp tục "kém linh hoạt hơn nhiều" so với tốc độ tăng của giá dầu.
Kim loại quý: Giá vàng giảm tuần thứ 3 liên tiếp
Trong phiên giao dịch cuối tuần (5/3), giá vàng giảm xuống mức thấp nhất trong chín tháng qua, do số liệu việc làm tại Mỹ tốt hơn mong đợi đã giúp đồng USD và lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ mạnh lên. Giá vàng đã liên tục giảm trong ba tuần liên tiếp.
Cụ thể, giá vàng giao ngay phiên 5/3 ít thay đổi ở mức 1.699,30 USD/ounce; trước đó cũng trong phiên này, giá vàng đã có lúc giảm xuống mức thấp nhất kể từ ngày 8/6/2020 là 1.686,40 USD/ounce. Giá vàng Mỹ giao kỳ hạn cũng giảm 0,1% xuống khép phiên ở mức 1.698,50 USD/ounce.
Nhìn chung, thị trường vàng thế giới đã có một tuần giao dịch không mấy lạc quan với bốn phiên giảm và chỉ một phiên tăng nhẹ.
Báo cáo mới nhất cho thấy số việc làm tại Mỹ trong tháng Hai đã tăng nhiều hơn dự kiến, làm dấy lên hy vọng về một giai đoạn phục hồi kinh tế nhanh chóng được thúc đẩy bởi các đợt kích thích tài chính lớn và việc triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Thông tin trên đã nâng lợi suất trái phiếu Kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2020 và đồng USD cũng tăng vọt.
Ông David Meger, Giám đốc mảng giao dịch kim loại tại công ty môi giới đầu tư High Ridge Futures cho biết sự lạc quan về triển vọng nền kinh tế tiếp tục thúc đẩy lợi suất trái phiếu tăng cao hơn. Điều đó đã “thổi bay” động lực tăng của nhiều thị trường hàng hóa, bao gồm cả vàng.
Một yếu tố được giới phân tích chú ý là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell hôm thứ Năm (4/3) lặp lại cam kết duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng và linh hoạt cho đến khi thị trường lao động Mỹ hoàn toàn phục hồi.
Phát biểu đó đã làm thất vọng các nhà đầu tư vào vàng, những người kỳ vọng ông sẽ hành động để đối phó với sự gia tăng gần đây của lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ – một diễn biến đã đẩy giá vàng xuống dưới 1.700 USD/ounce.
Các nhà phân tích của ngân hàng HSBC cho biết trong một ghi chú rằng những phát biểu của ông Powell dù không mới nhưng đã dập tắt mọi khả năng Fed sẽ hành động để kiểm soát lợi suất trái phiếu.
Nếu lợi suất trái phiếu tiếp tục lên cao hơn nữa, giá vàng và các kim loại quý khác có thể sẽ còn xuống thấp hơn.
Ông Carlo Alberto De Casa, nhà phân tích trưởng tại công ty môi giới ActivTrades nhận định thị trường vàng vẫn đang trong xu hướng giảm và đến nay chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ sớm tăng trở lại.
Kim loại công nghiệp: Giá nickel kết thúc một tuần giảm giảm sâu nhất 1 thập kỷ
Phiên cuối tuần, giá nickel tăng do người mua săn giá hời sau 2 ngày giảm mạnh, mặc dù vẫn có tuần giảm giá mạnh nhất trong gần một thập kỷ sau khi một thỏa thuận nguồn cung làm suy yếu kỳ vọng thiếu hụt. Giá nickel giao sau 3 tháng tăng 1,5% lên 16.390 USD/tấn, nhưng tính chung cả tuần vẫn giảm khoảng 11%, là tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 9/2011.
Kim loại này chủ yếu sử dụng làm thép không gỉ, nhưng nhu cầu về pin nickel cho xe điện dự kiến sẽ bùng nổ khi thế giới hướng tới nền kinh tế carbon thấp hơn.
Giá nickel giảm khi tổ chức Tsingshan Holding cho biết họ sẽ cung cấp pin nickel cho hai công ty của Trung Quốc, làm suy yếu kỳ vọng thiếu hụt nickel "loại 1".
Nickel đã đạt mức 20.110 USD/tấn cao nhất kể từ tháng 5/2014 vào ngày 22/1. Trên sàn giao dịch Thượng Hải nickel đóng cửa giảm 7,8% xuống 121.750 CNY (18.763,1 USD)/tấn.
Quặng sắt và thép của Trung Quốc giảm mạnh ở phiên cuối tuần do các nhà đầu tư giảm lạc quan về triển vọng nhu cầu tại nhà sản xuất thép lớn nhất thế giới này. Theo đó, hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 5 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên giảm 3,3% xuống 1.127,5 CNY (174,07 USD)/tấn, sau khi đạt mức cao kỷ lục 1.185 CNY/tấn trong phiên trước. Tuy nhiên giá quặng sắt Đại Liên đã giảm 0,1% trong tuần này, theo hướng giảm đầu tiên trong 5 tuần do đợt bán tháo trong phiên cuối tuần.
Hợp đồng quặng sắt cùng kỳ hạn tại Singapore ngay trước phiên cuối tuần (4/3) giảm 2% xuống 168,3 USD/tấn.
Giá quặng sắt giao ngay nhập khẩu vào Trung Quốc đạt mức cao nhiều năm đạt đỉnh 179,5 USD/tấn trong ngày 4/3 do nhu cầu mạnh, theo công ty tư vấn số liệu SteelHome. Quặng sắt nhập khẩu chứa tại các cảng của Trung Quốc đạt mức cao nhất 3 tháng tại 127,9 triệu tấn trong tuần này.
Trong khi đó, giá thép thanh tại Thượng Hải giảm 3,1%, trong khi thép cuộn cán nóng giảm 2,9%. Thép không gỉ giảm 0,2% sau khi giá nickel giảm.
Nông sản: Giá biến động không đồng nhất
Giá các loại nông sản giao kỳ hạn trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT – Mỹ) đều tăng trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 5/3, trong đó giá ngô dẫn đầu đà tăng.
Chốt phiên này, giá ngô giao tháng 5/2021 tăng 13 US cent (2,44%) lên 5,455 USD/bushel, giá lúa mỳ giao cùng kỳ hạn tăng 2 US cent (0,31%) lên 6,53 USD/bushel, còn giá đậu tương giao tháng 5/2021 tăng 19,5 US cent (1,38%) lên 14,3 USD/bushel (1 bushel lúa mỳ/đậu tương = 27,2 kg; 1 bushel ngô = 25,4 kg).
Công ty nghiên cứu AgResource có trụ sở tại Chicago cho biết giá nông sản kỳ hạn tăng do lo ngại thời tiết bất lợi ở Nam Mỹ.
Giá đậu tương giao tháng 5/2021 nhích quanh mức kháng cự quan trọng lên trên 14,30 USD/bushel nhưng không đạt được mức cao mới của hợp đồng. Tuy nhiên, đậu tương vẫn dẫn đầu xu hướng tăng giá.
Số liệu thương mại tháng 2/2021 của Cục Thống kê Dân số Mỹ (USCB) được công bố ngày 5/3 cho thấy Mỹ đã xuất khẩu một lượng kỷ lục 324,4 triệu bushel đậu tương trong tháng này, tháng thứ năm liên tiếp xuất khẩu đậu tương ghi nhận mức cao kỷ lục.
Số liệu xuất khẩu đậu tương do USCB đưa ra cao hơn so với con số của Cơ quan kiểm tra ngũ cốc liên bang (FGIS) trong nhiều tháng qua.
Mỹ đã xuất khẩu 229 triệu bushel ngô trong tháng 2/2021, tăng 47 triệu bushel so với tháng 12/2020 và tăng 131 triệu bushel hay 134% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tốc độ xuất khẩu ngô của Mỹ đang tăng lên khi Trung Quốc dự kiến nhập khẩu trung bình từ 17-24 triệu bushel ngô mỗi tuần vào cuối niên vụ này.
Xuất khẩu lúa mỳ tháng 1/2021 của Mỹ đạt 73 triệu bushel, bằng tháng 12 nhưng cao hơn 3 triệu bushel so với cũng kỳ năm 2020.
Tốc độ xuất khẩu lúa mỳ của Mỹ vẫn đều đặn nhưng có thể cải thiện trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) thiếu hụt nguồn cung và Nga áp thuế xuất khẩu.
Dự báo thời tiết cho thấy lượng mưa sẽ ít đi tại khu vực Argentina và Nam Brazil trong ngày 16/3, và mưa trên mức thông thường ở miền Bắc Brazil.
Thời tiết ẩm ướt ở Mato Grosso khiến chất lượng đậu tương và ngô bị giảm 25%. Việc thiếu ánh nắng Mặt Trời và độ ẩm đất quá cao đang làm chậm quá trình trồng ngô vụ đông của Brazil.
Tuy vậy, AgResource vẫn lạc quan về triển vọng tương lai ngành nông nghiệp.
Giá đường thô kỳ hạn tháng 5 đóng cửa phiên 5/3 tăng 0,14 US cent lên 16,4 US cent/lb một phần bởi giá dầu thô tăng lên mức cao nhất trong gần 14 tháng.
Công ty buôn bán cà phê Sucden cho biết họ dự kiến đường toàn cầu thiếu hụt nhẹ trong niên vụ 2020/21, do sản lượng tăng tại bắc bán cầu sẽ bù cho sản lượng giảm tại Brazil. Công ty này ước tính tổng sản lượng tại trung nam Brazil giảm khoảng 10% trong niên vụ mới do sản lượng mía giảm ở mức 575 – 580 triệu tấn và hàm lượng đường trong mía cũng giảm.
Đường trắng cùng kỳ hạn tăng 1,5 USD lên 463,5 USD/tấn.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 5 đóng cửa giảm 25 USD hay 1,8% xuống 1.381 USD/tấn, thấp nhất trong gần 2 tuần. Cà phê arabica cùng kỳ hạn giảm 3,3 US cent hay 2,5% xuống 1.2885 USD/lb.
Theo các nhà quan sát, giá cà phê giảm chủ yếu do tình trạng dư mua quá mức trên các sàn cà phê trước đó. Giá cà phê Robusta có thêm bất lợi khi vấn đề thương mại qua biển Ireland tiếp tục gây tranh cãi nhiều nhất trong mối quan hệ hậu Brexit của Anh với EU.
Ngoài ra, dự báo sản lương của Brazil giảm cũng gây áp lực lên giá đường.
Nhà môi giới Marex Spectron dự báo sản lượng robusta của Brazil đạt 20,8 triệu bao, tăng 9,5% so với niên vụ trước. Báo cáo cũng dự báo thế giới dư thừa 1,4 triệu bao trong niên vụ 2021/22 nhưng cà phê arabica thiếu hụt 12,1 triệu bao. Marex Spectron dự báo sản lượng arabica của Brazil niên vụ này ở mức 32,8 triệu bao, giảm mạnh từ 50 triệu bao trong niên vụ trước.
Thời tiết ẩm ướt hơn ở các khu vực trồng cà phê của Brazil trong những ngày tới cũng là một yếu tố giảm giá.
Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá 26/2/21

Giá 5/3

Giá 5/3 so với 4/3

Giá 5/3 so với 4/ (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

61,50

52,03

-2,03

-3,20%

Dầu Brent

USD/thùng

64,42

54,96

-1,69

-2,56%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

40.670,00

34.840,00

-500,00

-1,21%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,77

2,72

-0,01

-0,22%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

195,05

155,70

-2,59

-1,31%

Dầu đốt

US cent/gallon

184,31

160,12

-5,48

-2,89%

Dầu khí

USD/tấn

532,00

448,75

-10,25

-1,89%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

54.600,00

48.710,00

+54.600,00

--

Vàng New York

USD/ounce

1.728,80

1.854,70

-46,60

-2,62%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.942,00

6.238,00

-80,00

-1,33%

Bạc New York

USD/ounce

26,44

28,39

-1,25

-4,50%

Bạc TOCOM

JPY/g

92,10

95,60

-1,70

-1,81%

Bạch kim

USD/ounce

1.193,03

1.092,42

-26,32

-2,16%

Palađi

USD/ounce

2.327,26

2.237,24

-81,87

-3,40%

Đồng New York

US cent/lb

409,25

354,95

-17,10

-4,01%

Đồng LME

USD/tấn

9.077,00

7.856,00

-335,50

-3,56%

Nhôm LME

USD/tấn

2.154,50

1.977,50

-80,50

-3,60%

Kẽm LME

USD/tấn

2.792,50

2.579,50

-97,50

-3,37%

Thiếc LME

USD/tấn

25.664,00

22.779,00

-1.176,00

-4,38%

Ngô

US cent/bushel

547,50

553,50

-2,25

-0,41%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

660,25

667,75

-15,50

-2,29%

Lúa mạch

US cent/bushel

364,75

349,75

+3,25

+0,90%

Gạo thô

USD/cwt

13,05

13,41

-0,06

-0,46%

Đậu tương

US cent/bushel

1.404,25

1.375,50

-3,25

-0,23%

Khô đậu tương

USD/tấn

421,40

432,70

-1,60

-0,38%

Dầu đậu tương

US cent/lb

49,94

553,50

+0,27

+0,54%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

595,50

667,75

-2,70

-0,45%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.604,00

2.531,00

-4,00

-0,15%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

137,50

122,95

-2,55

-1,82%

Đường thô

US cent/lb

16,45

15,83

-0,39

-2,32%

Nước cam

US cent/lb

111,75

110,60

-0,45

-0,40%

Bông

US cent/lb

88,83

80,64

-0,86

-0,96%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

847,70

887,00

-30,60

-3,48%

Cao su TOCOM

JPY/kg

177,90

161,20

-10,30

-5,47%

Ethanol CME

USD/gallon

1,73

1,75

0,00

0,00%

 

 

Nguồn: VITIC / Reuters, Bloomberg