Năng lượng: Giá dầu tăng 1,5%, giá than tăng khoảng 1%

Mặc dù đi xuống trong phiên 28/8 nhưng tính chung cả tuần, cả dầu Brent lẫn WTI vẫn tăng giá.
Phiên cuối tuần, giá dầu giảm do bão Laura quét qua trung tâm sản xuất dầu mỏ Mỹ ở Louisiana và Texas nhưng không gây ra tổn thất đáng kể, và các công ty bắt đầu khôi phục hoạt động trở lại.
Kết thúc phiên này, dầu Brent kỳ hạn tháng 10 giảm 4 US cent xuống 45,05 USD/thùng. Hợp đồng này đáo hạn vào phiên vừa qua (28/6). Dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 7 US cent xuống 42,97 USD/thùng.
Tính chung cả tuần, cả 2 loại dầu này đều tăng khoảng 1,5%, trong đó dầu WTI tăng tuần thứ 4 liên tiếp.
Tuần qua có thời điểm giá dầu WTI và Brent đạt mức cao nhất 5 tuần, khi các nhà sản xuất Mỹ cắt giảm sản lượng trước khi bão Laura đến – với sức gió gần tương đương bão Katrina năm 2005.
Chính phủ Mỹ cho biết, sản lượng dầu thô ngoài khơi ở Vịnh Mexico vẫn duy trì công suất khoảng 84,3%, tương đương 1,55 triệu thùng/ngày. Các công ty năng lượng Mỹ giữ nguyên số giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên hoạt động trong tuần này, dẫn đến số giàn khoan hoạt động tính theo tháng tăng tháng đầu tiên kể từ tháng 12/2019, do giá dầu thô duy trì ở mức cao khiến một số công ty bắt đầu khoan dầu trở lại.
Nhà phân tích Eugen Weinberg thuộc Commerzbank cho biết, thị trường dầu trong thời gian khá dài vừa qua dao động rất ít, trái ngược với thị trường chứng khoán. Thậm chí giá dầu còn không có phản ứng với việc USD yếu đi. Và khoảng thời gian ít dao động đó kéo dài bất thường.
Trong thời gian tới, giới quan sát nhận định nhu cầu về dầu vẫn trong vùng suy giảm. Một báo cáo mới của công ty môi giới đầu tư trên thị trường năng lượng PVM Oil Associates cho hay ngoài Saudi Arabia, đa số giới phân tích đều tin rằng nhu cầu dầu toàn cầu sẽ không trở lại ngưỡng của năm 2019 cho đến ít nhất là năm 2022.
Công ty viện dẫn ước tính hàng tháng mới nhất từ bộ ba Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) và Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cho thấy lượng tiêu thụ dầu trên thế giới sẽ không phục hồi về mức trước đại dịch trong năm tới.
Giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên tăng 0,9% lên 1.231 CNY/tấn, trong khi than cốc tăng 1,1% lên 1.940 CNY/tấn.
Kim loại quý: Giá vàng tăng tuần đầu tiên trong 3 tuần qua
Mặc dù đi xuống trong hầu hết các phiên giao dịch trong tuần này, song đà tăng ở phiên cuối tuần đã giúp giá vàng thế giới ghi nhận tuần tăng đầu tiên trong ba tuần qua.
Phiên giao dịch cuối tuần, giá vàng giao tháng 12/2020 tại sàn giao dịch COMEX (Mỹ) tăng 42,30 USD (2,2%), lên 1.974,90 USD/ounce. Tính chung cả tuần, giá vàng tăng 1,4%. Trong khi đó, giá vàng giao ngay tăng 1,8%, lên 1.964,47 USD/ounce, đưa mặt hàng này đạt mức tăng khoảng 1,3% trong cả tuần qua.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang chuyển sang chính sách lạm phát mục tiêu trung bình, theo đó các nhà hoạch định chính sách của ngân hàng này sẽ chấm dứt thực hiện nâng lãi suất trước để ngăn chặn lạm phát. Fed sẽ cho phép lạm phát vượt qua mức mục tiêu 2% để bù đắp cho những khoảng thời gian khi lạm phát xuống thấp hơn mức đó – báo hiệu rằng mức lãi suất siêu thấp sẽ còn được duy trì trong thời gian dài sắp tới.
George Gero, Giám đốc quản lý tại RBC Wealth Management nhận định rằng, vàng tiếp tục được xem là sự lựa chọn trú ẩn an toàn, khi ở đâu nhà đầu tư cũng thấy những mối lo cũ, bao gồm triển vọng kinh tế toàn cầu và đại dịch, kết hợp với những vấn đề mới, chẳng hạn như việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ chức và cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ”.
Giá kim loại quý này cũng được hậu thuẫn trong phiên cuối tuần khi đồng USD suy yếu và đồng yen tăng sau thông tin Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đệ đơn từ chức do tình hình sức khỏe ngày càng xấu đi.
Tại Mỹ, dữ liệu mới nhất cho thấy chi tiêu tiêu dùng cá nhân của nước này tăng 0,3% trong tháng 7/2020, trong khi lạm phát lõi trong cùng kỳ tiến 0,3%, còn chỉ số chi tiêu tiêu dùng vọt 1,9%. Theo khảo sát của Đại học Michigan, chỉ số tâm lý người tiêu dùng tại Mỹ tăng từ 72,8 lên 74,1 trong tháng 8/2020.
Cũng trong phiên này, giá bạc giao tháng 12/2020 tăng 2,2%, lên 27,79 USD/ounce, hướng tới tuần đi lên thứ hai liên tiếp; bạch kim giao tháng 10/2020 tăng 1,3%, lên 940 USD/ounce, tính chung cả tuần giá tăng 1,5%; palađi tăng 1,9%, lên 2.231,50 USD/ounce, đưa mức tăng cả tuần lên gần 2,4%.
George Gero, Giám đốc quản lý của RBC Wealth Management nhận định rằng, vàng tiếp tục được xem là sự lựa chọn trú ẩn an toàn, khi ở đâu nhà đầu tư cũng thấy những mối lo cũ, bao gồm triển vọng kinh tế toàn cầu và đại dịch, kết hợp với những vấn đề mới, chẳng hạn như việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từ chức và cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ".
Kim loại công nghiệp: Giá đồng tăng cả 5 phiên
Phiên cuối tuần, giá đồng trên sàn London tăng lên mức cao nhất kể từ giữa năm 2018 do USD tiếp tục mất giá và lượng đồng lưu kho trên sàn London giảm thấp. Kết thúc phiên này, đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,8% lên 6.671 USD/tấn, trước đó có thời điểm giá đạt mức cao nhất kể từ tháng 6/2018 ở 6.709,50 USD/tấn. Kim loại này đã trải qua 5 phiên tăng giá liên tiếp.
Lượng đồng lưu kho trên sàn LME giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2005, là 89.350 tấn; trên sàn Thượng Hải cũng giảm 2.180 tấn xuống 170.080 tấn. Hoạt động sản xuất của các nhà máy Trung Quốc tháng 8/2020 tiếp tục tăng nhanh hơn, được thúc đẩy bởi việc Chính phủ tăng chi tiêu cho hạ tầng cơ sở, và nhu cầu trên toàn cầu hồi phục.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tăng trong phiên cuối tuần, với hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2021 tăng 1,4% lên 833 CNY (121,33 USD)/tấn. Phiên trước đó, quặng sắt 62% nhập khẩu vào Trung Quốc giá vững ở 122 USD/tấn sau khi giảm liên tiếp 5 phiên trước đó.
Giá thép cây kỳ hạn tháng 1 trên sàn Thượng Hải tăng 0,2% lên 3.734 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng giao cùng kỳ hạn tăng 0,4% lên 3.965 CNY/tấn; thép không gỉ tăng 0,5% lên 15.195 CNY/tấn.
Ngân hàng ANZ Research nhận định: "Giá quặng sắt có thể sẽ duy trì ở mức cao cho đến khi Chính phủ Trung Quốc giảm bớt các biện pháp kích thích kinh tế". Ngân hàng này dự báo sản lượng thép năm nay của Trung Quốc sẽ vượt 1 tỷ tấn.
Lãnh đạo của Nippon Steel cho biết, nhu cầu thép của Trung Quốc tăng mạnh và nguồn cung quặng sắt toàn cầu lo ngại về căng thẳng giữa Trung Quốc và Australia đẩy giá quặng sắt tăng cao, gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngành thép. Tuy nhiên, ông này dự đoán giá quặng sắt có thể sẽ giảm vào tháng 3/2021.
Nông sản: Giá ngô, lúa mì, đậu tương, cà phê… tăng trong tuần
Kết thúc phiên giao dịch 28/8, giá các loại nông sản giao kỳ hạn trên sàn giao dịch hàng hóa Chicago (CBOT), Mỹ diễn biến trái chiều, với giá ngô và đậu tương đều tăng trong khi giá lúa mỳ giảm.
Cụ thể, giá ngô giao tháng 12/2020 tăng 0,75 US cent (0,21%) lên 3,5925 USD/bushel khi đóng cửa và giá đậu tương giao tháng 11/2020 tăng 8,5 US cent (0,9%) lên 9,505 USD/bushel khi kết thúc phiên giao dịch. Trái lại, giá lúa mỳ giao tháng 12/2020 chốt phiên với mức giảm 2 US cent (0,36%) xuống 5,4875 USD/bushel.
Hạn hán kéo dài ba tuần qua đã làm giảm triển vọng sản lượng ngô và đậu tương Mỹ. Công ty tư vấn AgResource có trụ sở tại Chicago dự báo sản lượng ngô và đậu tương Mỹ có thể giảm mạnh trong vụ Thu này.
Mỹ đã bán 324.000 tấn ngô cho một khách hàng không rõ danh tính trong niên vụ 2020/2021. Trung Quốc vẫn duy trì cam kết mua đậu tương Mỹ với một đợt thu mua mới dự kiến sẽ được công bố vào đầu tuần tới.
Giá cacao kỳ hạn tháng 12 trên sàn New York tăng 84 USD (3,3%) lên 2.623 USD/tấn, cao nhất (đối với hợp đồng giao sau 2 tháng) kể từ ngày 11/3. Trên sàn London, cacao giao cùng kỳ hạn cũng tăng 42 GBP (2,4%) lên 1.762 GBP/tấn. Nguồn cung cacao ở Tây Phi dự báo sẽ giảm do khô hạn kéo dài.
Giá cà phê thế giới trong phiên 28/8 đồng loạt tăng, trong đó giá cà phê Robusta leo lên mức cao nhất của một năm rưỡi qua do triển vọng sản lượng cà phê thấp tại Việt Nam, nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Kết thúc phiên này, giá cà phê Robusta giao tháng 1/2021 trên sàn ICE Europe – London tăng 23 USD (1,63%) lên 1.436 USD/tấn.
Giám đốc điều hành của Simexo Dak Lak, nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ hai Việt Nam, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2020/21 của Việt Nam sẽ giảm 4,8% xuống 1,72 triệu tấn, do thời tiết hạn hán diễn ra vào thời điểm cây cà phê ở Tây Nguyên, vùng trồng cà phê lớn nhất của Việt Nam, đang trổ bông.
Giá cà phê Arabica tăng cũng giữa bối cảnh đồng real của Brazil tăng 2,7%, lên mức cao nhất của một tuần so với đồng USD. Giá cà phê Arabica giao tháng 3/2021 trên sàn ICE US – New York tăng 3,65 xu Mỹ, lên 127,35 xu/pound (0,4535kg). Một yếu tố khác hỗ trợ giá cà phê Arabica là lượng cà phê này tại kho dự trữ do ICE theo dõi đã giảm xuống mức thấp của ba năm rưỡi là 1,272 triệu bao (mỗi bao 60kg).
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10 trên sàn New York trong phiên cuối tuần giảm 0,17 US cent (1,3%) xuống 12,6 US cent/lb; đường trắng trên sàn London giao cùng kỳ hạn giảm 2,3 USD (0,6%) xuống 359,7 USD/tấn. Các đại lý cho biết, nguồn cung đường trong ngắn hạn vẫn dồi dào, do sản lượng cao ở Brazil; và mức trừ lùi của kỳ hạn tháng 10 so với kỳ hạn tháng 3 năm sau hiện là 0,63 USD nhưng có thể tăng hơn nữa khi hợp đồng đáo hạn vào cuối tháng 9.
Giá cao su kỳ hạn trên thị trường Nhật Bản đã tăng liên tiếp 5 phiên, kết thúc tuần ở mức cao nhất 6 tháng, do tình trạng thiếu lao động nước ngoài giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp ở Thái Lan gây lo ngại thiếu cung cao su.
Cao su kỳ hạn tháng 2/2021 trên sàn Osaka tăng 1,7 JPY (0,9%) lên 186 JPY (1,75 USD)/kg vào cuối phiên, sau khi có thời điểm đạt 186,9 JPY, cao nhất kể từ 26/2. Tính chung cả tuần, giá tăng 7,3% và là tuần tăng đầu tiên sau 2 phiên giảm liên tiếp trước đó.
Trên sàn Thượng Hải, hợp đồng kỳ hạn tháng 1/2021 tăng 5 CNY trong phiên vừa qua, lên 12.660 CNY (1.844 USD)/tấn.
Thị trường cao su khá bất ngờ trước thông tin Thủ tướng Shinzo Abe sẽ từ chức. Ông đã tạo dấu ấn lớn với chính sách kích thích tài chính và tiền tệ mạnh mẽ mang tên Abenomics. Chỉ số chứng khoán Nikkei của Nhật giảm 1,4% trong phiên vừa qua, mức giảm mạnh nhất trong gần 1 tháng do thông tin này. Doanh số bán ô tô trên toàn cầu của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đã giảm 12,2% trong tháng 7/2020 so với cùng tháng năm ngoái, do nhu cầu ô tô vẫn chậm chạp dù các nhà máy và đại lý đã mở cửa trở lại sau thời gian tạm dừng hoạt động vì Covid-19.
Giá hàng hóa thế giới

 

ĐVT

Giá 21/8

Giá 28/8

28/8 so với 27/8

28/8 so với 27/8 (%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

42,34

43,09

+0,12

+0,28%

Dầu Brent

USD/thùng

44,35

46,06

+0,25

+0,55%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

30.000,00

30.510,00

+50,00

+0,16%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

2,45

2,64

-0,02

-0,79%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

128,41

131,55

+3,10

+2,41%

Dầu đốt

US cent/gallon

120,80

121,62

+0,55

+0,45%

Dầu khí

USD/tấn

360,00

368,50

+3,00

+0,82%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

42.710,00

42.780,00

-740,00

-1,70%

Vàng New York

USD/ounce

1.947,00

1.981,20

+6,30

+0,32%

Vàng TOCOM

JPY/g

6.594,00

6.692,00

+49,00

+0,74%

Bạc New York

USD/ounce

26,88

28,26

+0,47

+1,69%

Bạc TOCOM

JPY/g

91,00

94,50

+1,90

+2,05%

Bạch kim

USD/ounce

922,31

940,49

+7,66

+0,82%

Palađi

USD/ounce

2.182,72

2.219,16

+10,06

+0,46%

Đồng New York

US cent/lb

293,40

303,75

+1,80

+0,60%

Đồng LME

USD/tấn

6.490,00

6.667,00

+46,00

+0,69%

Nhôm LME

USD/tấn

1.765,00

1.800,00

+19,00

+1,07%

Kẽm LME

USD/tấn

2.456,00

2.515,00

+29,50

+1,19%

Thiếc LME

USD/tấn

17.570,00

17.850,00

+40,00

+0,22%

Ngô

US cent/bushel

340,50

359,75

+0,50

+0,14%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

535,00

550,75

+2,00

+0,36%

Lúa mạch

US cent/bushel

263,75

269,75

+1,50

+0,56%

Gạo thô

USD/cwt

12,40

12,32

+0,05

+0,37%

Đậu tương

US cent/bushel

904,75

958,75

+8,25

+0,87%

Khô đậu tương

USD/tấn

297,50

312,90

+3,20

+1,03%

Dầu đậu tương

US cent/lb

31,67

33,41

+0,17

+0,51%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

486,30

499,00

-0,10

-0,02%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.409,00

2.623,00

+84,00

+3,31%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

119,80

126,35

+4,00

+3,27%

Đường thô

US cent/lb

12,83

12,60

-0,17

-1,33%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

118,70

117,95

+2,35

+2,03%

Bông

US cent/lb

64,28

65,08

-0,29

-0,44%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

830,90

766,50

-28,30

-3,56%

Cao su TOCOM

JPY/kg

173,40

140,50

+2,10

+1,52%

Ethanol CME

USD/gallon

1,28

1,29

+0,01

+0,78%

 

 

Nguồn: VITIC/Reuters, Bloomberg