Tại miền Bắc tiếp chuỗi ngày giảm
Giá lợn hơi tại Hưng Yên giảm 1.000 - 2.000 đ/kg xuống 33.000 - 35.000 đ/kg. Thái Nguyên, Hà Nội cũng giảm 2.000 đồng xuống 38.000 đồng và 36.000 đ/kg. Tại Hà Nam có nơi xuống còn 30.000 - 31.000 đồng.
Các địa phương còn lại, giá lợn hơi không thay đổi so với ngày hôm qua, Hải Dương, Thái Bình 33.000 - 34.000 đ/kg; Bắc Giang, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ đạt 38.000 - 39.000 đồng. Khu vực Yên Bái, Lào Cai 40.000 - 42.000 đ/kg.
Sau đợt giảm trong tuần qua, giá lợn hơi tại khu vực trung bình đã xuống còn 38.000 đ/kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên biến động trái chiều
Trong khi Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Bình Thuận giá lợn hơi giảm nhẹ 1.000 đ/kg, Thanh Hóa, Hà Tĩnh còn 40.000 - 41.000 đ/kg, Bình Thuận xuống 45.000 đ/kg; thì các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận đồng loạt tăng 2.000 đồng lên 45.000 đ/kg.
Tại Đắk Lắk, giá lợn hơi cũng giảm nhẹ 1.000 đồng xuống 45.000 đồng. Giá lợn hơi tại Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế vẫn dao động trong khoảng 40.000 - 41.000 đ/kg. Các tỉnh Nam Trung Bộ vẫn giữ mức 40.000 - 42.000 đồng.
Tại miền Nam giá biến động nhẹ
Giá lợn hơi tại Hậu Giang giảm 1.000 đ/kg xuống 46.000 đồng; trong khi tại Bình Dương tăng 1.000 đ/kg lên 46.000 đ/kg. Nhìn chung, giá lợn hơi tại khu vực vẫn dao động phổ biến trong khoảng 46.000 - 48.000 đ/kg.
Một số địa phương như TP HCM, Bình Phước, Tây Ninh, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau giá thấp hơn một chút, 42.000 - 45.000 đ/kg. Mặc dù vậy, tính trung bình toàn khu vực vẫn đạt 45.000 đ/kg.
Tại chợ đầu mới TP HCM, lượng lợn về chợ trong ngày 19/4/2019 đạt 3.400 con và tình hình buôn bán của thương lái có cải thiện.

BẢNG GIÁ LỢN HƠI NGÀY 20/4/2019

Tỉnh/thành

Khoảng giá (đồng/kg)

Tăng (+)/giảm (-) (đồng/kg)

Hà Nội

35.000-39.000

-1.000

Hải Dương

32.000-36.000

Giữ nguyên

Thái Bình

34.000-35.000

-1.000-2.000

Bắc Ninh

37.000-38.000

-1.000

Hà Nam

33.000-38.000

Giữ nguyên

Hưng Yên

33.000-34.000

-1.000

Nam Định

37.000-41.000

+-1.000

Ninh Bình

40.000-41.000

-1.000

Hải Phòng

37.000-40.000

Giữ nguyên

Quảng Ninh

39.000-43.000

Giữ nguyên

Lạng Sơn

39.000-41.000

Giữ nguyên

Hà Giang

40.000-45.000

Giữ nguyên

Lào Cai

41.000-43.000

Giữ nguyên

Tuyên Quang

38.000-40.000

Giữ nguyên

Phú Thọ

38.000-42.000

Giữ nguyên

Thái Nguyên

37.000-38.000

Giữ nguyên

Bắc Giang

36.000-40.000

Giữ nguyên

Vĩnh Phúc

38.000-39.000

Giữ nguyên

Bấc Kạn

40.000-45.000

Giữ nguyên

Hòa Bình

40.000-42.000

Giữ nguyên

Sơn La

44.000-45.000

Giữ nguyên

Lai Châu

43.000-48.000

+1.000

Thanh Hóa

39.000-42.000

Giữ nguyên

Nghệ An

38.000-42.000

Giữ nguyên

Hà Tĩnh

39.000-41.000

Giữ nguyên

Quảng Bình

41.000-44.000

Giữ nguyên

Quảng Trị

42.000-45.000

Giữ nguyên

TT-Huế

39.000-46.000

Giữ nguyên

Quảng Nam

40.000-45.000

-1.000

Quảng Ngãi

40.000-45.000

-1.000

Bình Định

43.000-45.000

Giữ nguyên

Phú Yên

40.000-45.000

Giữ nguyên

Khánh Hòa

43.000-46.000

Giữ nguyên

Bình Thuận

44.000-46.000

Giữ nguyên

Đắk Lắk

42.000-46.000

Giữ nguyên

Đắk Nông

43.000-45.000

Giữ nguyên

Lâm Đồng

45.000-47.000

Giữ nguyên

Gia Lai

42.000-47.000

Giữ nguyên

Đồng Nai

44.000-46.000

Giữ nguyên

TP.HCM

44.000-46.000

Giữ nguyên

Bình Dương

44.000-46.000

-500

Bình Phước

42.000-47.000

Giữ nguyên

BR-VT

43.000-45.000

-1.000

Long An

45.000-47.000

-500-1.000

Tiền Giang

46.000-47.000

-1.000

Bến Tre

46.000-47.000

-1.000

Sóc Trăng

47.000-50.000

Giữ nguyên

Cần Thơ

46.000-49.000

-1.000

An Giang

46.000-49.000

-500-1.000

Tây Ninh

45.000-46.000

-1.000

Vĩnh Long

45.000-48.000

Giữ nguyên

Tại Trung Quốc: Nguồn cung thịt lợn sẽ thiếu hụt trầm trọng

Các nhà phân tích thị trường đã cảnh báo rằng thế giới không có đủ thịt lợn để bù đắp cho sự thiếu hụt nguồn cung nhiều khả năng sẽ xảy ra tại Trung Quốc.
Các nước xuất khẩu thịt lợn trên thế giới đang giành giật để lấp đầy khoảng trống nguồn cung tại Trung Quốc do dịch tả lợn châu Phi càn quét nước này, theo South China Morning Post. Công ty dịch vụ tài chính Robabank ước tính Trung Quốc có thể mất đến 200 triệu con lợn vì dịch tả lợn châu Phi, gấp gần ba lần tổng số lợn được nuôi tại Mỹ.
Trung Quốc là nhà sản xuất thịt lợn lớn nhất thế giới, với khoảng 433 triệu con heo, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA). Do đó, việc Trung Quốc mất một nửa số lợn trong nước có thể đẩy giá thịt lợn lên 70%.
Theo nhà phân tích cấp cao của Robabank Chenjun Pan, hoạt động sản xuất thịt lợn sẽ giảm ở Trung Quốc trong năm nay và năm sau. Đàn lợn sẽ giảm do nhiễm bệnh và bán tháo, do đó sẽ thiếu hụt lớn, không có nước nào có thể lấp đầy khoảng thiếu hụt này. Ngay cả khi tăng nhập khẩu, Trung Quốc sẽ vẫn thiếu hụt nguồn cung.
Trung Quốc ước tính có khoảng 200.000 tấn thịt lợn dự trữ, nhưng đây chỉ là một phần nhỏ trong nguồn cung cần thiết để đáp ứng nhu cầu tại thị trường thịt lợn lớn nhất thế giới. Khách hàng có thể chuyển sang mua thịt lợn Mỹ để loại bỏ sự thiếu hụt trên, mặc dù thuế quan thương mại cao.
Trước khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bắt đầu, xuất khẩu thịt lợn của Mỹ sang Trung Quốc phải chịu mức thuế nhập khẩu 12%. Hai đợt tăng thuế quan 25% đã đẩy con số này lên 62%.
Mặc dù chi phí bỏ ra là rất lớn, khách hàng Trung Quốc đã bắt đầu đặt đơn hàng thịt lợn của Mỹ vào tháng 3 vừa qua vì nguy cơ thiếu hụt và với hi vọng rằng vào thời điểm các lô hàng được vận chuyển đi, thuế quan sẽ được nới lỏng như một phần của thỏa thuận thương mại.
Bà Angela Zhang, người đứng đầu bộ phận tình báo kinh doanh tại IQC Insights (có trụ sở tại Thượng Hải), cho biết nhập khẩu thịt lợn từ Mỹ của Trung Quốc trong năm nay đã giảm.
"Theo dữ liệu mới nhất từ Cục Hải quan Trung Quốc, bất chấp thuế quan mới được áp vào năm ngoái, Trung Quốc vẫn nhập 10.917 tấn thịt lợn và 12.212 tấn nội tạng heo trong hai tháng đầu năm 2019. Tuy nhiên, so với cùng kì năm ngoái, lượng nhập khẩu đã giảm lần lượt 30,8% và 65,1%", bà Zhang nói.
Canada là một trong những nhà cung cấp thịt lợn lớn nhất của Trung Quốc trong năm ngoái, đứng thứ ba sau Đức và Tây Ban Nha, và chiếm 13,4% lượng thịt lợn nhập khẩu của Trung Quốc trong năm 2018.
Mặc dù không thể đưa ra con số ước tính chính xác, các chuyên gia cho biết, giá thịt lợn toàn cầu sẽ tăng cao do nguồn cung tại Trung Quốc bị thiếu hụt. Giá thịt lợn tại nước này có thể đạt mức cao kỉ lục từ 18,5 nhân dân tệ/kg trong tháng 2 năm nay lên 33 nhân dân tệ (4,9 USD)/kg vào tháng 1/2020, theo một dự báo của ngân hàng Nhật Bản Nomura.
Sự suy giảm nguồn cung tại Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến nguồn cung toàn cầu, kéo giá thịt lợn của Mỹ tăng theo, theo bà Mavis Hui, giám đốc nghiên cứu cấp cao tại DBS Bank ở Hong Kong.
Trung Quốc tiêu thụ khoảng 8% lượng thịt thế giới, gồm nửa nguồn cung thịt lợn toàn cầu. Vì vậy, với thâm hụt ngày càng tăng, Rabobank cho biết họ dự án nguồn cung protein toàn cầu đang có sẵn sẽ được điều hướng đến Trung Quốc. Điều này có thể đẩy giá các loại thịt khác tăng theo.
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet