Năng lượng: Giá dầu tăng mạnh trong tháng 4/2020
Giá dầu tiếp tục tăng 5% trong phiên vừa qua, sau khi đã tăng tương đương mức đó trong phiên giao dịch liền trước. Thị trường tỏ ra không mấy quan tâm tới căng thẳng leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
Kết thúc phiên cuối tuần và cũng là cuối tháng, dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) kỳ hạn tháng 7 tăng 1,78 USD hay 5,3% lên 35,49 USD/thùng; dầu thô Brent cùng kỳ hạn tăng 4 US cent hay 1,73 % lên 34,68 USD/thùng, trong khi hợp đồng kỳ hạn tháng 8 tăng 1,81 USD hay 5% lên 37,84 USD.
Tính chung trong tháng 5/2020, dầu dầu WTI tăng hơn 88%, trong khi dầu Brent tăng 40%. Đây là tháng giá dầu tăng kỷ lục nhất trong vòng 37 năm qua (từ 1983) đối với dầu thô WTI và tháng tăng mạnh nhất trong vòng 21 năm qua (từ 1999) với dầu Brent. Lý do bởi các nước sản xuất dầu lớn trên thế giới, kể cả Mỹ, đang giảm sản lượng, trong khi nhu cầu dần hồi phục sau khi dịch Covid-19 đi vào thoái trào, ngày càng nhiều nước mở cửa nền kinh tế trở lại.
Số liệu mới nhất của Baker Hughes cho thấy số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ giảm 15 giàn xuống còn 222 giàn trong tuần này. Hiện tổng số giàn khoan đang hoạt động tại Mỹ cũng giảm 17 giàn xuống còn 301 giàn - mức thấp kỷ lục. Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 28/5 cho biết, tổng sản lượng dầu nội địa Mỹ giảm 100.000 thùng/ngày. Song song đó, sản lượng dầu từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giảm mạnh trong tháng này. Theo Reuters, sản lượng dầu của OPEC trong tháng 5 rơi xuống mức thấp nhất trong 2 thập kỷ qua, giảm 5,91 triệu thùng/ngày so với mức điều chỉnh của tháng 4 trước đó.
OPEC+ đang lên kế hoạch tiếp tục gia hạn thỏa thuận đến cuối năm 2020. Đây được xem là một động thái hợp lý trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa đi qua và ảnh hưởng của dịch bệnh này vẫn rất nặng nề đối với nhiều quốc gia.
Trước đó, các quốc gia OPEC+ đã đạt được sự đồng thuận về việc cắt giảm sản lượng ở mức kỷ lục 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6 để bù đắp cho sự sụt giảm về giá và nhu cầu giảm do bùng phát đại dịch Covid-19.
Mặc dù tăng mạnh gần đây song nếu so với đầu năm 2020 thì giá hiện vẫn thấp hơn gần 40% bởi nhiều quốc gia buộc phải thực hiện giãn cách xã hội, hay hạn chế đi lại và điều này đã ngăn cản nhiều hoạt động giao dịch nhiên liệu trên toàn cầu. Giới chuyên gia cho rằng, những dấu hiệu không rõ ràng về việc cắt giảm của các quốc gia OPEC có thể tác động mạnh đến thị trường dầu mỏ trong tương lai gần, và điều đó có thể cộng hượng cùng căng thẳng Mỹ - Trung để đe dọa sức tăng trở lại, hoặc tồi tệ hơn là rơi xuống mức 0 một lần nữa.
Kim loại quý: Giá vàng tăng trên 3% trong cả tháng
Phiên cuối tuần, giá vàng đi lên do những căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng như các biện pháp kích thích được thực hiện trên toàn cầu.
Cuối phiên giao dịch, vàng giao ngay tăng 0,9% lên 1.734,70 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 1,4% lên 1.751,7 USD/ounce. Tính chung cả tháng 5/2020, giá tăng 3,4%.
Tuần này chứng kiến sự biến động mạnh của giá vàng. Giá đã giảm liên tiếp trong ba phiên đầu tuần, rơi xuống mức thấp nhất của hai tuần là 1.693,22 USD/ounce trong phiên 27/5 do việc nới lỏng các hạn chế đi lại trên toàn thế giới đã củng cố sự lạc quan rằng nền kinh tế toàn cầu có thể phục hồi. Sau đó, phiên 28/5, giá hồi phục do căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc "lấn át" sự khởi sắc trên thị trường chứng khoán Mỹ. Chốt phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,2% lên 1.712,35 USD/ounce.
Mặc dù vậy, theo Giám đốc phụ trách nghiên cứu của GraniteShares, Ryan Giannotto, tháng 5/2020 là một trong những tháng chứng kiến giá vàng ổn định nhất, dù thị trường lạc quan về việc các nước mở cửa trở lại nền kinh tế.
Trong thời gian tới, những căng thẳng xung quanh vấn đề Đặc khu hành chính Hong kong của Trung Quốc sẽ làm tâm điểm trong những diễn biến sắp tới của giá vàng, khi không chỉ làm yếu đồng USD mà còn làm tăng nhu cầu đối với các tài sản an toàn. Nhà phân tích thị trường Fawad Razaqzada thuộc ThinkMarkets cho rằng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc gia tăng liên quan đến những động thái của Trung Quốc về luật an ninh đối với Hong Kong đã làm tăng sức hấp dẫn của vàng.
Trong khi đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell ngày 29/5 nói rằng ông bớt lo ngại hơn về nền kinh tế, nhưng không loại trừ làn sóng lây nhiễm thứ hai của đại dịch COVID-19. Thu nhập cá nhân tại nước này tăng 10,5% trong tháng Tư, nhờ các khoản hỗ trợ của chính phủ, dù chi tiêu tiêu dùng giảm. Chỉ số lòng tin tiêu dùng tháng Năm theo báo cáo của Đại học Michigan tăng lên 72,3, so với mức 71,8 của tháng Tư. Bảng cân đối kế toán của Fed đã tăng lên 7,1 nghìn tỷ USD tính đến ngày 27/5, tăng so với 7,04 nghìn tỷ USD trong tuần trước, khi ngân hàng này tiếp tục hành động để hỗ trợ các thị trường tài chính trong cuộc khủng hoảng COVID-19.
Về những kim loại quý khác, giá palađi trong phiên cuối tuần giảm 1% xuống 1.911,54 USD/ounce, bạch kim giảm 0,8% xuống 831.9 USD/ounce nhưng tính chung cả tháng vẫn tăng mạnh nhất kể từ tháng 8/2019; bạc giao tháng 7/2020 tăng gần 24% trong tháng 5/2020, mạnh nhất kể từ tháng 4/2011.
Kim loại công nghiệp: Giá tăng
Giá đồng tăng trong phiên cuối tuần và tăng tháng thứ 2 liên tiếp, do dự đoán kích thích kinh tế từ Trung Quốc nước tiêu thụ đồng hàng đầu thế giới, trong khi căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc hạn chế đà tăng. Kết thúc phiên này, đồng giao sau 3 tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,9% lên 5.381 USD/tấn. Kim loại này đã tăng 3,5% trong tháng 5.
Trung Quốc nhập khẩu ít nhất 2 lô quặng đồng từ Mỹ sau khi Bắc Kinh cho phép các công ty Trung Quốc miễn trừ thuế quan của chiến tranh thương mại với nguyên liệu này. Tồn kho đồng tại kho của sàn giao dịch Thượng Hải giảm mạnh nhất trong tuần này kể từ tháng 9/2017, do nhu cầu phục hồi tại Trung Quốc.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng hơn 6% trong phiên cuối tuần và tính chung cả tuần đã tăng 5 tuần liên tiếp bởi sản lượng các nhà máy thép tăng và lo ngại nguồn cung ở Brazil do đại dịch. Công suất sử dụng tại các lò cao trong 247 nhà máy khắp Trung Quốc được công ty tư vấn Mysteel theo dõi tăng lên 91,38% tính tới ngày 30/5 từ 90,49%. Lo ngại về nguồn cung ở Brazil khi số người lây nhiễm tại quốc gia này đứng thứ 2 thế giới sau Mỹ cũng góp phần đẩy giá đi lên.
Hợp đồng quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên tăng khoảng 6,7% lên 754 CNY (105,5 USD)/tấn, trước khi đóng cửa tăng 6,4% lên 752 CNY/tấn; tính chung cả tuần giá tăng 5%. Giá thép cây dùng trong xây dựng giao tháng 10 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải tăng 2,5% lên 3.579 CNY/tấn; thép cuộn cán nóng đóng cửa tăng 3,2% lên 3.542 CNY/tấn; thép không gỉ giảm 0,5% xuống 12.955 CNY/tấn.
Nông sản: Giá biến động trong phiên cuối tuần
Phiên 29/5, giá đường thô kỳ hạn tháng 7 đóng cửa tăng 0,11 US cent hay 1% lên 10,91 US cent/lb; đường trắng kỳ hạn tháng 8 tăng 0,7 USD hay 0,2% lên 362,20 USD/tấn. Giá đường đóng cửa tăng bất chấp đồng real của Brazil tiếp tục suy yếu. Có nhu cầu tốt trong thị trường trong giai đoạn khi các nguồn cung cấp từ một số nhà xuất khẩu như Thái Lan dường như bị hạn chế.
Giá ngô và đậu tương của Mỹ giảm do căng thẳng Mỹ - Trung leo thang về luật an ninh quốc gia của Trung Quốc đối với Hong Kong.
Hợp đồng ngô được giao dịch nhiều nhất trên sàn giao dịch Chicago đóng cửa giảm 1-3/4 US cent xuống 3,25-3/4 USD/bushel, tính chung cả tuần tăng 2,3%, tăng một tuần mạnh nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 29/11/2019. Ngô đã tăng 1,7% trong tháng 5, mạnh nhất kể từ tháng 9/2019 và tháng tăng đầu tiên kể từ tháng 12/2019. Giá đậu tương giảm 6-1/4 US cent xuống 8,4-3/4 USD/bushel, kết thúc tuần tăng 1,7% là tuần tăng giá đầu tiên trong 3 tuần. Tính chung cả tháng, đậu tương giảm 0,9%, giảm tháng thứ 3 liên tiếp.
Một số nguồn tin cho biết Trung Quốc có thể giảm nhập khẩu nông sản của Mỹ nếu Washington đưa ra phản ứng ngay gắt trước nỗ lực của Bắc Kinh nhằm áp đặt luật an ninh quốc gia với Hong Kong (Trung Quốc).
Riêng giá lúa mì tăng 6-1/4 US cent lên 5,20-3/4 USD/bushel, tăng 2,4% trong tuần nay, mạnh nhất kể từ 27/3/2020. Lý do bởi các thương nhân đánh giá dự báo thời tiết ấm, khô ở đồng bằng Mỹ và giảm ước tính sản lượng tại Châu Âu.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 7 đóng cửa giảm 2,8 US cent hay 2,8% xuống 96,3 US cent/lb,mức thấp nhất 7 tháng; robusta kỳ hạn tháng 7 giảm 8 USD hay 0,7% xuống 1.169 USD/tấn với nhu cầu robusta đang bật lên do tỷ lệ được tiêu thụ tại hộ gia đình tăng lên.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm dự kiến tăng 4,7% so với một năm trước lên 813.000 tấn.
Giá cao su tại Tokyo giảm do các nhà đầu tư đợi phản ứng của Tổng thống Mỹ Donal Trump với việc thắt chặt kiểm soát đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc. Tổng thống Trump cho biết ông sẽ tổ chức một cuộc họp báo về Trung Quốc trong ngày.
Hợp đồng cao su kỳ hạn tháng 11 trên sàn giao dịch Tokyo đóng cửa giảm 0,1 JPY xuống 153,5 JPY (1,4 USD)/kg. Tuy nhiên, giá đã tăng 1,3% trong tuần và tăng 1,9% trong tháng này; cao su kỳ hạn tháng 9 tại Thượng Hải giảm 70 CNY, xuống 10.165 CNY (1.424 USD)/tấn.

Giá hàng hóa thế giới

ĐVT

Giá 30/4

Giá 29/5

Giá 29/5 so với 28/5

Giá 29/5 so với 28/5(%)

Dầu thô WTI

USD/thùng

19,79

35,49

+1,78

+5,28%

Dầu Brent

USD/thùng

27,17

35,33

+0,04

+0,11%

Dầu thô TOCOM

JPY/kl

21.960,00

26.360,00

+1.130,00

+4,48%

Khí thiên nhiên

USD/mBtu

1,94

1,85

+0,02

+1,20%

Xăng RBOB FUT

US cent/gallon

77,96

102,59

+2,74

+2,74%

Dầu đốt

US cent/gallon

73,19

96,47

+3,91

+4,22%

Dầu khí

USD/tấn

238,75

283,75

+2,75

+0,98%

Dầu lửa TOCOM

JPY/kl

32.900,00

35.990,00

+960,00

+2,74%

Vàng New York

USD/ounce

1.693,00

1.751,70

+23,40

+1,35%

Vàng TOCOM

JPY/g

5.808,00

5.999,00

+66,00

+1,11%

Bạc New York

USD/ounce

15,09

18,50

+0,53

+2,96%

Bạc TOCOM

JPY/g

51,60

62,00

+2,00

+3,33%

Bạch kim

USD/ounce

776,63

837,97

-0,95

-0,11%

Palađi

USD/ounce

1.962,50

1.939,39

+2,67

+0,14%

Đồng New York

US cent/lb

231,00

242,55

+1,20

+0,50%

Đồng LME

USD/tấn

5.188,50

5.376,50

+44,00

+0,83%

Nhôm LME

USD/tấn

1.494,50

1.548,00

+11,00

+0,72%

Kẽm LME

USD/tấn

1.939,50

1.988,00

+53,50

+2,77%

Thiếc LME

USD/tấn

15.197,00

15.405,00

-110,00

-0,71%

Ngô

US cent/bushel

318,75

325,75

-1,75

-0,53%

Lúa mì CBOT

US cent/bushel

518,50

520,75

+6,25

+1,21%

Lúa mạch

US cent/bushel

280,25

324,25

-4,25

-1,29%

Gạo thô

USD/cwt

14,79

17,22

+0,33

+1,95%

Đậu tương

US cent/bushel

851,00

840,75

-6,25

-0,74%

Khô đậu tương

USD/tấn

293,80

283,20

-1,10

-0,39%

Dầu đậu tương

US cent/lb

26,31

27,38

-0,01

-0,04%

Hạt cải WCE

CAD/tấn

465,40

461,10

+0,40

+0,09%

Cacao Mỹ

USD/tấn

2.414,00

2.454,00

+25,00

+1,03%

Cà phê Mỹ

US cent/lb

106,30

96,30

-2,80

-2,83%

Đường thô

US cent/lb

10,37

10,91

+0,11

+1,02%

Nước cam cô đặc đông lạnh

US cent/lb

111,25

122,50

-5,30

-4,15%

Bông

US cent/lb

57,26

57,59

+0,02

+0,03%

Lông cừu (SFE)

US cent/kg

--

--

--

--

Gỗ xẻ

USD/1000 board feet

321,60

367,10

-1,20

-0,33%

Cao su TOCOM

JPY/kg

150,20

152,30

-1,20

-0,78%

Ethanol CME

USD/gallon

1,02

1,14

+0,02

+1,96%

Nguồn: VITIC/ Reuters, Bloomberg