Trong báo cáo hàng năm về Khí đốt năm 2018, IEA cho biết nhu cầu khí tự nhiên của Trung Quốc sẽ tăng gần 60% từ năm 2017 tới năm 2023, đạt 376 tỷ m3 (bcm), gồm sự gia tăng nhập khẩu LNG lên 93 bcm vào năm 2023 từ 51 bcm trong năm 2017.
Nhập khẩu của LNG, khí tự nhiên siêu lạnh thành dạng chất lỏng vì thế có thể vận chuyển bằng tàu trên khắp thế giới, sẽ tăng lên 505 bcm vào năm 2023 từ 391 bcm trong năm ngoái, tăng 114 bcm.
Trong khi xuất khẩu LNG toàn cầu sẽ tăng 30% vào năm 2023, Mỹ trở thành nguồn cung cấp lớn thứ hai trên thế giới, so với xuất khẩu không đáng kể năm ngoái, nhờ cánh mạng dầu đá phiến đã chuyển dịch các thị trường năng lượng.
Trung Quốc đã đe dọa áp thuế quan với dầu mỏ và khí đốt của Mỹ trong việc trả đũa thuế quan Washington áp đặt với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD, mặc dù LNG của Mỹ không có trong mối đe dọa đó.
Sự gia tăng của Trung Quốc lên vị trí hàng đầu vào năm tới như một nhà nhập khẩu khí đốt và LNG sẽ đẩy Nhật Bản xuống vị trí thứ hai, nhưng họ cùng với Hàn Quốc tiếp tục thống trị các thị trường này.
Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhập khẩu 55% trong tổng số 391 bcm LNG đã bán năm ngoái và sẽ mua 48% trong tổng số 505 bcm LNG bán trong năm 2023.
Khi tất cả châu Á được tính toán, doanh số bán LNG sẽ tăng lên 75% tổng doanh số LNG toàn cầu từ 72% năm ngoái.
Nhu cầu LNG tại ba khách hàng châu Á hàng đầu được thúc đẩy bởi chính sách họ chuyển sang năng lượng sạch hơn từ các nhà máy điện đốt than. Tại Nhật Bản, thảm họa hạt nhân Fukushima làm tăng nhu cầu sau khi các nhà máy hạt nhân dừng hoạt động.
Tại các nước châu Á khác như Indonesia, nơi gồm hàng trăm đảo, khí đốt vận chuyển bằng thuyền là một thuận lợi, cách thức nhận năng lượng sạch hơn và rẻ hơn so với các đường ống xây dựng cho khí đốt hay sử dụng các sản phẩm dầu mỏ như diesel.
Về mặt sản xuất, sản lượng khí tự nhiên toàn cầu sẽ tăng 10% vào năm 2023 đạt 4,12 nghìn tỷ mét khối (tcm), Mỹ đóng góp phần lớn khối lượng tăng trưởng trong giai đoạn này.
Phần lớn sự dư thừa đó sẽ được hóa lỏng thành LNG để xuất khẩu, khiến Mỹ trở thành nước bán LNG lớn thứ hai trên thế giới vào năm 2023 với 101 bcm, đẩy Australia xuống vị trí thứ 3 với 98 bcm và Qatar là nhà xuất khẩu hàng đầu với 105 bcm. LNG từ ba nước này chiếm 60% doanh số toàn cầu 505 bcm.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet