Iran là nhà sản xuất dầu mỏ lớn thứ ba của OPEC và là nguồn cung cấp chính đặc biệt cho các nhà máy lọc dầu ở châu Á.
Mỹ lên kế hoạch áp đặt các lệnh trừng phạt đơn phương mới sau khi từ bỏ thỏa thuận đạt được cuối năm 2015 hạn chế tham vọng hạt nhân của Iran đổi lấy việc Mỹ - EU loại bỏ các lệnh trừng phạt, gồm hạn chế về xuất khẩu dầu mỏ.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, các lệnh trừng phạt mới của Mỹ sẽ gồm các biện pháp nhắm tới lĩnh vực dầu mỏ và vận chuyển, với giai đoạn cửa sổ 6 tháng để cho phép các công ty kết thúc hợp đồng, chấm dứt kinh doanh và rút tiền của họ.
Trong đợt trừng phạt gần nhất, sản lượng dầu của Iran giảm khoảng 1 triệu thùng/ngày, nhưng nước này đã tái xuất hiện như một nhà xuất khẩu dầu mỏ chủ chốt sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ trong tháng 1/2016. Kể từ đó Iran đã tăng cường các nguồn cung cấp, sản xuất 3,81 triệu thùng/ngày trong tháng 3/2018, chiếm gần 4% tổng sản lượng toàn cầu. Xuất khẩu dầu thô của nước này đạt trung bình hơn 2 triệu thùng/ngày trong quý 1 năm nay.
Hiện nay các nhà phân tích dự kiến nguồn cung của Iran sẽ giảm từ 200.000 tới 1 triệu thùng/ngày, phụ thuộc vào bao nhiêu nước giảm theo quyết định của Washington.
Hàn Quốc và Nhật Bản
Bộ Thương mại, Công nghiệp và Kinh tế Hàn Quốc cho biết họ đã có kế hoạch tối thiểu hóa thiệt hại với các công ty của mình, bổ sung rằng họ sẽ tìm sự miễn trừ khỏi các lệnh trừng phạt. Nhật Bản có thể làm theo.
Ehsan Khoman, giám đốc nghiên cứu Trung Đông và Bắc Phi tại Mitsubishi UFJ Financial Group cho biết “Nhật Bản và Hàn Quốc có thể tuân theo đề xuất của Mỹ tái trừng phạt Iran do lo ngại mất ô an ninh của Mỹ đối diện với Triều Tiên”.
Số liệu thương mại cho thấy sự sụt giảm nguồn cung dầu thô Iran sang Mỹ và Hàn Quốc đã khẳng định họ đã bắt đầu chuyển dịch để chuẩn bị cho các lệnh trừng phạt mới.
Xuất khẩu dầu thô của Iran sang Nhật Bản và Hàn Quốc đã giảm một nửa từ mức cao điểm sau trừng phạt trong tháng 3/2017, xuống chỉ trên 300.000 thùng/ngày trong tháng 4.
Trung Quốc và Ấn Độ
Khác hàng mua dầu thô lớn nhất của Iran là Trung Quốc, đã nhập khẩu khoảng 900.000 thùng/ngày trong giữa năm 2016 nhưng quy mô xuất khẩu giảm xuống 600.000 thùng/ngày trong năm 2018.
Một quan chức cao cấp của một công ty dầu mỏ Trung Quốc dấu tên cho biết các lệnh trừng phạt mới sẽ gây thiệt hại cho các nhà máy lọc dầu Trung Quốc bởi đẩy giá dầu lên cao. Dầu thô Brent đã đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2014 trong phiên 10/5.
Phản ứng của Trung Quốc với các lệnh trừng phạt của Mỹ chưa rõ ràng. Bắc Kinh đã phản đối động thái của Mỹ và nhiều công ty Trung Quốc có thể tiếp tục mua dầu thô Iran. Các nhà máy lọc dầu Trung Quốc cho biết có các nguồn cung cấp thay thế gồm cả Nga, Saudi Arabia và các nhà xuất khẩu tại Tây Phi.
Tại Ấn Độ, khách mua dầu lớn khác của Iran, các nhà máy lọc dầu hy vọng họ có thể tiếp tục nhập khẩu dầu thô Iran.
Trong giai đoạn trừng phạt gần nhất, Ấn Độ được miễn trừ cho phép nhập khầu dầu thô từ Iran với mức hạn chế thanh toán bằng đồng rupee thay cho đồng USD. R Ramachandran, giám đốc của nhà máy lọc dầu tại tập đoàn dầu mỏ Bharat Petroleum cho biết “ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt mới tại Ấn Độ sẽ ở mức đó nhưng không quá cao”.
Khi các lệnh trừng phạt chống lại Tehran trong năm 2016 được dỡ bỏ, Ấn Độ đã tăng cường nhập khẩu từ Iran lên 900.000 thùng/ngày trong cuối năm 2016, nhưng đã giảm xuống khoảng 500.000 thùng/ngày trong năm nay. Sự đe dọa của các lệnh trừng phạt mới diễn ra khi nhu cầu tại châu Á, khu vực tiêu thụ dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã đạt kỷ lục và các nhà sản xuất gồm Saudi Arabia và Nga hạn chế nguồn cung để hỗ trợ giá.
Dự trữ dầu thô tại các quốc gia phát triển chủ chốt đã giảm mạnh trong năm ngoái xuống chỉ cao hơn mức trung bình 5 năm một chút.
Cố gắng giảm lo ngại của thị trường, Saudi Arabia cho biết họ sẽ làm việc với các nhà sản xuất khác để giảm tác động của bất kỳ tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu mỏ nào.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet