OPEC, Nga và vài nhà sản xuất khác bắt đầu cắt giảm nguồn cung từ tháng 1/2017 trong một nỗ lực giảm dư thừa. Họ đã gia hạn hiệp ước này đến tháng 12/2018 và sẽ họp trong tháng 6 để xem xét lại chính sách.
OPEC đang gần tới mục tiêu ban đầu của hiệp ước này - giảm tồn kho dầu của các quốc gia công nghiệp xuống mức trung bình 5 năm. Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu Saudi Arabia hay đồng minh của họ cắt giảm nguồn cung chậm lại. Hơn một năm qua, Saudi Arabia xuất hiện như người hỗ trợ hàng đầu cho các biện pháp hỗ trợ giá của OPEC, một thay đổi lập trường của họ trong những năm trước đó. Iran, một nước thiên về tăng giá của OPEC hiện muốn giá thấp hơn so với Saudi Arabia.
Các nguồn tin trong ngành đã liên kết sự thay đổi lập trường của Saudi Arabia với mong muốn hỗ trợ việc định giá của công ty dầu mỏ Aramco trước đợt bán cổ phiếu đã lên kế hoạch của vương quốc này trong đợt chào bán lần đầu ra công chúng.
Việc cắt giảm nguồn cung này đã giúp thúc đẩy giá trong năm nay lên 73 USD/thùng, mức cao nhất kể từ tháng 11/2014. Giá dầu bắt đầu giảm từ trên 100 USD/thùng trong giữa năm 2014, khi nguồn cung ngày càng tăng từ các nguồn đối thủ như dầu đá phiến Mỹ bắt đầu tràn ngập thị trường.
Nhưng vương quốc này muốn giá tăng tiếp. Hai nguồn tin cho biết giá dầu thô mong muốn 80 USD/thùng hay thậm chí 100 USD/thùng được các quan chức cao cấp Saudi Arabia đưa ra trong cuộc giao ban kín những tuần gần đây.
Khi việc bán cổ phần của Aramco được thực hiện, Riyadh sẽ vẫn muốn gía tăng để giúp tài trợ cho các sáng kiến như Tầm nhìn 2030, một kế hoạch cải tổ kinh tế do Thái tử Mohammed bin Salman đứng đầu.
Một nguồn tin OPEC cho biết “Saudi Arabia muốn giá dầu cao và đúng, có thể cho việc IPO, nhưng không chỉ là điều đó”. “Nhìn vảo cải tổ kinh tế và các dự án họ muốn thực hiện và cuộc chiến tại Yemen. Họ sẽ thanh toán cho tất cả những việc này thế nào? Họ cần giá cao hơn”.
Để chắc chắn, OPEC và Saudi Arabia không có mục tiêu giá chính thức và cho biết đối tượng cắt giảm sản lượng là cân bằng cung cầu và giảm tồn trữ dầu thô. Tuy nhiên, chỉ đạo về mức giá ưa thích đưa ra từ các quan chức và từ các nguồn tin đã bàn luận về vấn đề này với các quan chức Saudi Arabia. Một nguồn tin thứ hai từ OPEC cho biết “cá nhân tôi nghĩ rằng hiện nay 70 USD là sàn cho giá dầu”. “Nhưng OPEC dường như không thực hiện bất kỳ thay đổi nào trong tháng 6, có thể vào cuối năm nay. Thị trường này vẫn cần hỗ trợ”.
OPEC và các đối tác của họp sẽ nhóm họp vào 22/6 để xem xét lại chính sách và trước đó một ủy ban giám sát gồm các Bộ trưởng họp tại Jeddah, Saudi Arabia vào ngày 20/4.
Theo các thông số của OPEC, dự trữ dầu tại các nền kinh tế phát triển trong tháng 2 cao hơn mức trung bình 5 năm gần nhất là 43 triệu thùng, giảm từ 340 triệu thùng trong tháng 1/2017.
Việc cắt giảm này thậm chí nhiều hơn so với những gì chỉ ra trong thỏa thuận, một phần nhờ sự sụt giảm sản lượng của Venezuela do khủng khoảng kinh tế tại quốc gia Nam Mỹ này.
Mức tuân thủ của OPEC theo thỏa thuận đạt 150%, nghĩa là các thành viên của tổ chức này đã cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày, nhiều hơn 600.000 thùng/ngày so với cam kết.
Vài nguồn tin của OPEC kêu gọi rời khỏi thỏa thuận này. Hầu hết các quan chức đang nói về việc giới thiệu chỉ số tồn kho bổ sung để đánh giá thành công của thỏa thuận và cần hỗ trợ đầu tư trong sản xuất mới để ngăn cản bất kỳ cuộc khủng hoảng nguồn cung nào. Ấn tượng là giá dầu được thấy vẫn chưa đủ cao để khuyến khích đầu tư đủ.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet