Nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu thế giới này có nhiều năm chiến đấu giành thị phần với sự mở rộng nhanh chóng của các nhà sản xuất dầu đá phiến tại Mỹ, nơi chỉ trong 1 thập kỷ đã phát triển công suất bơm hàng triệu thùng dầu mỗi ngày.
Saudi Arabia đã chiến đấu trong một cuộc chiến giá cả nhằm đẩy ngành công nghiệp đá phiến của Mỹ rời khỏi kinh doanh chỉ trong 6 năm trước, nhưng đã thất bại. Hiện nay, quốc gia này đã áp dụng kỹ thuật phát triển tại các mỏ của Mỹ - bắt đầu với khí đốt - đối với dự án mỏ khí đốt Jafurah 110 tỷ USD. Aramco cho biết họ đã nhận được dự án này vào ngày 22/2/2020.
Nếu Aramco đạt được các mục tiêu phát triển mỏ này, Saudi Arabia sẽ trở thành nhà sản xuất khí đốt lớn thứ 3 thế giới vào năm 2030. Hai nhà sản xuất khí lớn nhất thế giới là Mỹ và Nga.
Ông Nasser cho biết Aramco đã phát triển “fracking” sử dụng nước biển, sẽ loại bỏ những trở ngại thiếu nguồn cung nước cho “fracking” ở sa mạc. Aramco đã khoan 150 giếng kể từ năm 2013 tại mỏ đá phiến Jafurah để chuẩn bị kế hoạch phát triển.
Aramco đã làm việc với các công ty dịch vụ dầu quốc tế như Schlumberger, Halliburton và Baker Hughes trụ sở tại Mỹ về mỏ dầu này và để phát triển công nghệ phá đá và giải phóng dầu và khí, một công nghệ gọi là fracking. Những công ty này đang hoạt động trong mỏ dầu đá phiến Mỹ.
Bên ngoài Mỹ, các công ty dầu đã hạn chế sự thành công phát triển trữ lượng đá phiến vì nhiều lý do - hoặc do thiếu chuyên môn, khan hiếm nước hay các năng lực khác, thiếu cơ sở hạ tầng, hay ở gần các trung tâm cư dân lớn.
Mỏ Jufarah gần bờ Vịnh, gần nguồn nước biển sẽ được xử lý đơn giản trước khi đưa vào sử dụng cho fracking. Jufarah cũng gần mỏ dầu lớn nhất thế giới Ghawar nên tận dụng được cơ sở hạ tầng ở đây. Aramco cũng xác định cát tại chỗ cũng được sử dụng phục vụ fracking. Công trình cần bơm nước, cát và hóa chất vào các mỏ dầu với áp lực cao. Các công việc này rất tiết kiệm, chi phí thấp nên giá trị thương mại cao. Đó là sự phát triển mỏ phi truyền thống lớn nhất bên ngoài Bắc Mỹ.
Mỏ khí đá phiến mới này sẽ giúp Arabia Saudi giảm đốt dầu và nhiên liệu khoảng 800,000 thùng/ngày để phát điện, tăng thêm dầu để xuất khẩu, giảm ô nhiễm môi trường. Ưu tiên sẽ là cung cấp theo yêu cầu trong nước.
Thái tử Arabia Saudi Mohammed bin Salman ban hành lệnh ưu tiên sử dụng khí Jufarah cho công nghiệp trong nước như ngành hóa dầu để phục vụ kế hoạch phát triển của Vương quốc tầm nhìn 2030, nằm trong chiến lược cải cách kinh tế của Thái tử nhằm đa dạng hóa tránh phụ thuộc vào dầu. Việc đưa cổ phiếu Aramco lên sàn năm ngoái nằm trong kế hoạch này.
Kế hoạch này cũng nhằm đưa Arabia Saudi trở thành nước xuất khẩu khí, với việc ưu tiên sử dụng đường ống tới các nước lân cận hơn là phát triển xây dựng cảng xuất LNG.
Xuất khẩu khí sẽ giúp Arabia Saudi và các đồng minh tránh phụ thuộc vào khí của Qatar. Arabia Saudi, UAE, Bahrain va Ai cập có quan hệ chính trị, thương mại, giao thông căng thẳng với nước xuất khẩu khí hàng đầu Qatar, lên án Qatar hỗ trợ khủng bố.
UAE nhập khẩu 2 tỷ feet khối khí mỗi ngày từ Qatar qua đường ống Dolphin.
Aramco dự định đầu tư 110 tỷ USD vào phát triển mỏ Jafurah, có thể bắt đầu khai thác vào đầu năm 2024. Sản lượng có thể tới 2,2 tỷ feet khối khí mỗi ngày vào 2036, và đồng hành 425 triệu feet khối khí ethane mỗi ngày. Mỏ này còn sản xuất ra 550,000 thùng/ngày khí lỏng và khí ngưng tụ, chiếm 50% sản lượng hiện có đang ở mức 1 triệu thùng/ngày.
Trữ lượng khí mỏ Jafurah, mỏ khí phi truyền thống không đồng hành lớn nhất ở Arabia Saudi, ước khoảng 200 nghìn tỷ feet khối khí thô. Aramco nói họ có dự án tương tự khác đang được xem xét.
 

Nguồn: VITIC/Reuters