Khép phiên giao dịch 22/7, giá đường thô kỳ hạn tháng 10 tăng 0,19 US cent so với phiên trước đó, tương đương 1,6% lên ở 11,86 US cent/lb. Đường trắng kỳ hạn tháng 10/2020 cũng tăng 3,7 USD, tương đương 1%, chốt tại 359 USD/tấn.

Trong tuần vừa qua, dầu đã có phiên lên mức cao nhất hơn 4 tháng được thúc đẩy bởi thỏa thuận kích thích của EU và kỳ vọng về các thử nghiệm vắc xin virus corona, kéo giá đường tăng lên.

Diễn biến giá đường trắng (USD/tấn)

Giá 1 tháng trước

(22/6)

Giá 1 tuần trước

(16/7)

Giá mới nhất

(23/7)

Tăng/giảm trong 1 tuần qua (%)

Tăng/giảm trong 1 tháng qua (%)

364,5

348,5

359,0

3,01

-1,51

Đồ thị giá đường trắng tại London trong 1 tháng qua

Diễn biến giá đường thô (US cent/lb)

Giá 1 tháng trước

(23/6)

Giá 1 tuần trước

(16/7)

Giá mới nhất

(23/7)

Tăng/giảm trong 1 tuần qua (%)

Tăng/giảm trong 1 tháng qua (%)

11,92

11,79

11,86

0,59

-0,50

Đồ thị giá đường thô tại New York trong 1 tháng qua

S&P Global Platts Analytics dự báo, sản lượng mía niên vụ 2020/21 của Thái Lan sẽ đạt 76 triệu tấn, tăng 1,47% so với mức sản lượng 74,9 triệu tấn trong niên vụ 2019/20. Sản lượng đường vụ 2020/21 được dự báo đạt 8,36 triệu tấn.
Hãng tư vấn Datagro dự báo tiêu thụ đường toàn cầu từ tháng 3/2020 - tháng 2/2021 sẽ giảm khoảng 5 triệu tấn do tác động tiêu cực của dịch COVID-19.
Người trồng mía tại bang Uttarakhand đã ngừng biểu tình sau khi nhà máy chế biến đường Uttam Sugar Mill hứa sẽ sớm thanh toán các khoản nợ đọng thu mua mía.
Chính phủ Ấn Độ đang cân nhắc các phương án và đánh giá tác động của việc nâng mức giá bán tối thiểu cho mặt hàng đường (MSP) từ 2 - 33 rupee/kg, nhằm hỗ trợ các nhà máy mía đường thanh toán các khoản nợ đọng thu mua mía cho người nông dân.
Ngành công nghiệp mía đường Ấn Độ đang kì vọng chính phủ nước này sẽ sớm ban hành chính sách xuất khẩu đường mới cho năm kinh doanh mía đường 2020/21 (bắt đầu từ tháng 10/2020 - tháng 9/2021).
Sản lượng mía đường của Ấn Độ trong năm 2019/20 ước đạt 27 triệu tấn và dự kiến sẽ tăng lên 31 triệu tấn trong năm 2020/21.

Nguồn: VITIC/Reuters