Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 348,55 điểm hôm 20/5/2020, giảm 0,5% tương đương 1,74 điểm so với chỉ số trước đó hôm 19/5/2020.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 318,84 điểm, tăng 0,2% tương đương 0,64 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 354,17 điểm, giảm 0,61% tương đương 2,18 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt tại Đại Liên rời khỏi chuối tăng 6 phiên liên tiếp, bị ảnh hưởng bởi triển vọng nhu cầu thép toàn cầu ảm đạm và Trung Quốc đơn giản hóa việc kiểm tra hải quan đối với nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thép.
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên giảm 0,3% xuống 705,5 CNY (99,3 USD)/tấn, sau khi tăng 12% trong 6 phiên liên tiếp vừa qua.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 6/2020 trên sàn Singapore giảm 0,4% xuống 93,51 USD/tấn.
Các chiến lược gia thuộc ANZ cho biết, thị trường phải đối mặt với những rủi ro bất lợi như nhu cầu thép toàn cầu trong năm nay giảm mạnh, cũng như xuất khẩu quặng sắt từ Brazil và Australia tăng khi các hạn chế đại dịch nới lỏng.
Trong khi đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết, sẽ hợp lý hóa nhập khẩu quặng sắt và bỏ qua việc kiểm tra lấy mẫu chất lượng sản phẩm để cải thiện hoạt động thương mại.
Động thái này đã cản trở giá quặng sắt tăng 6 phiên liên tiếp, được thúc đẩy bởi Trung Quốc tăng sản lượng sau khi nhu cầu hồi phục trong bối cảnh nới lỏng các hạn chế do virus corona.
Kỳ vọng nhiều biện pháp kích thích của chính phủ để vực dậy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới và lo ngại nguồn cung từ nước sản xuất quặng sắt lớn – Brazil – đã thúc đẩy đà tăng.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng lên 98,2 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 6/8/2020, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép không thay đổi, giá thép cuộn cán nóng tăng 0,1% và thép không gỉ tăng 0,2%.
Giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên giảm 0,5% song giá than cốc tăng 0,3%.
Các thông tin khác:
Thép phế liệu: Tổng nhập khẩu thép phế liệu của Việt Nam trong quý 1/2020 đạt 1,3 triệu tấn, tăng 6% so với quý 4/2019 và 67% so với quý 1/2019.
Trong số đó, Nhật Bản là thị trường cung cấp chủ yếu sang Việt Nam đạt 810.000 tấn, tăng 9% so với quý 1/2019.
Tiếp theo là Mỹ và Hồng Kông đạt 190.000 tấn và 100.000 tấn theo thứ tự lần lượt.
Xuất khẩu thép phế liệu của Nhật Bản trong quý 1/2020 tăng 36% so với quý 1/2019 lên 2,4 triệu tấn, do nhu cầu nội địa suy yếu và các nhà máy thép trong nước giảm sản lượng để đối mặt với thị trường thép chậm chạp.
Nhật Bản thực hiện các biện pháp ngăn chặn đại dịch trong tháng 2-3, dẫn đến nhu cầu thép nội địa giảm kể từ khi một số hoạt động sản xuất và xây dựng bị đình trệ.
Bởi vậy, các nhà sản xuất thép Nhật Bản chọn cách cắt giảm sản lượng để giảm chi phí và nhu cầu thép phế liệu cũng giảm, buộc các nhà cung cấp Nhật Bản quay trở lại thị trường xuất khẩu để tiêu thụ nguồn cung dư thừa.
Thép HRC: Hiệp hội Thép châu Âu (EUROFER), trong tháng 3/2020 EU nhập khẩu 453.000 tấn thép cuộn cán nóng (HRC), giảm 16% so với tháng 2/2020 và 40% so với tháng 3/2019.
Trong số đó, EU nhập khẩu 140.000 tấn từ Thổ Nhĩ Kỳ, tăng 180 tấn so với tháng 2/2020, giảm 56% so với tháng 3/2019. Nga cung cấp 137.000 tán, giảm 21% so với tháng 2/2020 trong khi tăng 23% so với tháng 3/2019.

Nguồn: VITIC/Reuters