Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 315,09 điểm hôm 12/2/2020, tăng 1,85% tương đương 5,73 điểm so với chỉ số trước đó hôm 11/2/2020.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 316,8 điểm, giảm 0,55% tương đương 1,74 điểm so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 314,77 điểm, tăng 2,32% tương đương 7,15 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 13/2/2020 tăng phiên thứ 3 liên tiếp do lo ngại về nguồn cung từ Brazil và Australia bị cắt giảm đẩy giá giao ngay tăng, song lo ngại về virus corona đã hạn chế đà tăng.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Đại Liên tăng 2% lên 626,5 CNY (89,78 USD)/tấn, cao nhất kể từ ngày 23/1/2020.
Trên sàn Singapore, giá quặng sắt kỳ hạn tháng 3/2020 tăng 0,4% lên 86,16 USD/tấn.
Mặc dù nhu cầu quặng sắt suy yếu, giá quặng sắt giao ngay tăng lên mức cao nhất 3 tuần trong ngày 12/2/2020, với giá quặng sắt 62% Fe giao ngay tăng lên 87 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Tính từ đầu tuần đến nay, giá quặng sắt tăng 4,8%, sau khi giảm xuống mức thấp nhất gần 3 tháng trong tuần trước đó.
Công ty khai thác quặng sắt Vale Brazil báo cáo mưa lớn tại Minas Gerais – khu vực sản xuất quặng sắt trọng điểm của nước này - tăng cao hơn mức trung bình lịch sử.
Mưa lớn tại Brazil buộc Vale cắt giảm sản lượng quý 1/2020 thêm 5 triệu tấn, và cũng giảm sản lượng tại Australia, chiến lược hàng hóa thuộc ANZ cho biết.
Nguyên liệu thô đắt hơn và giá thép tại Trung Quốc giảm, nơi virus corona bùng phát làm gián đoạn hoạt động kinh tế có thể khiến lợi nhuận của các nhà máy thép suy giảm.
Trong bối cảnh nhu cầu hạ nguổn suy yếu, dự trữ thanh cốt thép tại Trung Quốc tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 4/2019, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc – tâm chấn của virus corona bùng phát cho biết – có thêm 242 người bị chết, tăng mạnh nhất kể từ khi dịch bùng phát, đưa số người chết tại Trung Quốc lên hơn 1.310.
Trên sàn Thượng Hải, giá thanh cốt thép không thay đổi ở mức 3.4040 CNY/tấn, giá thép cuộn cán nóng tăng 0,2%.
Giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên giảm 0,2%, trong khi giá than cốc tăng 0,8%.
Các thông tin khác:
Thép HRC: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), xuất khẩu thép cuộn cán nóng (HRC) của nước này trong tháng 12/2019 đạt 53.000 tấn, tăng 30,4% so với tháng 11/2019 và tăng 3,4% so với tháng 12/2018.
Trong số đó, xuất khẩu sang Mexico chiếm phần lớn, đạt 43.000 tấn, so với 30.400 tấn tháng 11/2019 và 39.500 tấn tháng 12/2018. Canada là điểm đến thứ 2 đạt 9.400 tấn. Xuất khẩu sang các nước khác ít hơn 1.000 tấn.
Thép tấm: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), nhập khẩu thép tấm của nước này trong tháng 12/2019 đạt 41.000 tấn, tăng 2,6% so với tháng 11/2019 trong khi giảm 14,1% so với tháng 12/2018.
Trong số đó, nhập khẩu từ Đức chiếm phần lớn đạt 13.500 tấn, so với 11.100 tấn tháng 11/2019 và 16.000 tấn tháng 12/2018, Canada đạt 11.100 tấn, từ Hà Lan đạt 7.800 tấn, từ Hàn Quốc đạt 4.900 tấn, từ Trung Quốc đạt 1.600 tấn.
Thép không gỉ: Trong tháng 12/2019, do tăng nhập khẩu nguyên liệu từ Indonesia và Hàn Quốc, nhập khẩu thép không gỉ của Trung Quốc tăng đáng kể.
Trong tháng 12/2019, khối lượng nguyên liệu nhập khẩu chế biến từ Indonesia là 15.500 tấn, chiếm 40% trong tổng nhập khẩu và nhập khẩu thép cuộn cán nóng của Hàn Quốc tăng.
Trong năm 2019, nhập khẩu thép không gỉ của Trung Quốc giảm 40%, chủ yếu do tác động của chống bán phá giá, kết quả nhập khẩu của các nước liên quan giảm mạnh, giảm 781.000 tấn so với năm 2018 tương đương 57,2%.

Nguồn: VITIC/Reuters