Số liệu từ Hiệp hội Sắt và Thép Trung Quốc (CISA), chỉ số quặng sắt (CIOPI) của nước này đạt 336,28 điểm hôm 13/12/2019, giảm 0,13% tương đương 0,44 điểm so với chỉ số trước đó hôm 12/12/2019.
Trong số đó, chỉ số giá quặng sắt thị trường nội địa đạt 320,6 điểm, không thay đổi so với chỉ số giá trước đó, chỉ số giá quặng sắt nhập khẩu đạt 339,24 điểm, giảm 0,15% tương đương 0,52 điểm so với chỉ số trước đó.
Giá quặng sắt tại Trung Quốc ngày 16/12/2019 giảm do công suất sản xuất tại các nhà máy thép và số liệu mới về nhu cầu đối với nguyên liệu sản xuất thép giảm.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Đại Liên giảm 1,6% xuống 641 CNY (91,07 USD)/tấn, trong phiên có lúc giảm 0,8% xuống 646 CNY/tấn.
Giá thanh cốt thép kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 0,9% xuống 3.493 CNY/tấn. Giá thép cuộn cán nóng kỳ hạn tháng 1/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 1% xuống 3.712 CNY/tấn. Giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 2/2020 tăng 0,2% lên 14.240 CNY/tấn.
Công suất sản xuất của 163 nhà máy thép Trung Quốc giảm xuống 65,88% trong tuần trước, cho thấy tiêu thụ nguyên liệu sản xuất thép chậm lại, công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc cho biết, sản lượng thép thô giảm xuống 80,29 triệu tấn trong tháng 11/2019 so với 81,52 triệu tấn tháng 10/2019.
Đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc không có dấu hiệu được cải thiện, tăng 5,2% trong 11 tháng đầu năm 2019, trong khi tăng 5,2% trong 10 tháng đầu năm 2019, đây là mức tăng thấp nhất trong nhiều thập kỷ.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng lên 95,5 USD/tấn.
Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác diễn biến trái chiều. Giá than luyện cốc trên sàn Đại Liên tăng 1,6% lên 1.250 CNY/tấn, trong khi giá than cốc giảm 0,8% xuống 1.829 CNY/tấn.
Trung Quốc sản xuất 38,63 triệu tấn than cốc trong tháng 11/2019, tăng 4,9% so với tháng 11/2018.
Trung Quốc và Mỹ đã đồng ý về văn bản của thỏa thuận thương mại “giai đoạn 1” và Bắc Kinh quyết định sẽ sớm hủy kế hoạch áp đặt bổ sung thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ vào ngày 15/12/2019, quan chức cao cấp của chính phủ Trung Quốc cho biết.
Các thông tin khác:
Gang: Thống kê từ Hải quan Đài Loan (TQ), trong tháng 11/2019 Đài Loan đã nhập khẩu 3.700 tấn gang, giảm gần 91% so với tháng 10/2019.
Trong số đó, nhập khẩu từ Trung Quốc đạt 1.200 tấn, từ Thụy Điển đạt 980 tấn.
Trong 11 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu gang của Đài Loan đạt 411.000 tấn, giảm 31,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thép tấm: Thống kê cho biết, trong tháng 11/2019 Đài Loan nhập khẩu 100.000 tấn thép tấm, giảm 55,1% so với tháng 10/2019.
Trong số đó, nhập khẩu từ Nhật Bản chiếm phần lớn đạt 100.000 tấn, và Trung Quốc sau Nhật Bản đạt 64 tấn.
Trong 11 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu thép tấm của Đài Loan đạt 2 triệu tấn, giảm 14,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phôi thép: Thống kê cho biết, trong tháng 11/2019 Đài Loan nhập khẩu 149.000 tấn phôi thép, tăng 90,4% so với tháng 10/2019.
Trong số đó, 3 thị trường nhập khẩu hàng đầu là Nga, Nhật Bản và Việt Nam với khối lượng nhập khẩu lần lượt là 78.200 tấn, 34.200 tấn và 15.300 tấn.
Trong 11 tháng đầu năm 2019, nhập khẩu phôi thép của Đài Loan đạt 1,11 triệu tấn, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thép thô: Tổng sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 11/2019 đạt 80 triệu tấn, tăng 4% so với tháng 11/2018.
Trong 11 tháng đầu năm 2019, tổng sản lượng thép thô của Trung Quốc đạt 904 triệu tấn, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thép: Tổng sản lượng thép của Trung Quốc trong tháng 11/2019 đạt 104 triệu tấn, tăng 10,4% so với tháng 11/2018. Trong 11 tháng đầu năm 2019, tổng sản lượng thép của Trung Quốc đạt 1,1 nghìn tỉ tấn, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn: VITIC/Reuters