Giá quặng sắt tại Đại Liên ngày 26/3/2019 tăng, do lo ngại về nguồn cung sản xuất thép thắt chặt, sau khi tòa án Brazilina yêu cầu một số đập thuộc sở hữu của Vale tạm ngừng hoạt động.

Hoạt động tại 13 đập sẽ bị tê liệt và kết quả sản xuất tại các mỏ khai thác lớn Brucutu Vale với công suất sản xuất 30 triệu tấn quặng sắt, sẽ kéo dài hơn so với dự kiến.

Các nhà phân tích từ Jefferies cho biết: “Các vấn đề  nguồn cung tại Brazil đang diễn ra cùng nguồn cung  gián đoạn liên quan đến thời tiết tại Australia và một số dấu hiệu tại thị trường thép Trung Quốc sẽ là nhân tố tích cực đối với quặng sắt”.

Giá quặng sắt kỳ hạn trên sàn Đại Liên tăng 0,3% lên  616 CNY (91,85 USD)/tấn. Giá thanh cốt thép kỳ hạn trên sàn Thượng Hải giảm 0,6% xuống 3.707 CNY/tấn, trong khi giá thép cuộn cán nóng giảm 0,5% xuống 3.666 CNY/tấn. Giá than luyện cốc và than cốc  cũng giảm, giảm 1% và 0,8% theo thứ tự lần lượt.

Dự trữ nguyên liệu sản xuất thép tiếp tục tăng lên 148,6 triệu tấn tính đến ngày 22/3/2019, công ty tư vấn SteelHome cho biết, khi các nhà máy thép không hoàn toàn hoạt động trở lại từ các hạn chế sản xuất. Trong khi đó, giá thép tiếp tục giảm trong bối cảnh lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu kéo dài và không chắc chắn về các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Washington vào cuối tuần này.

Các thông tin khác:

Thép: Chung Hung Steel Corporation (CHS), một trong những nhà sản xuất thép tại Đài Loan (TQ) cho biết, sẽ tăng giá thị trường nội địa thêm 600 NTD/tấn và giá xuất khẩu thêm 20 USD/tấn đối với thép cán nóng, cán nguội và mạ kẽm trong tháng 4/2019.

Được hỗ trợ bởi giá than đá tăng, China Steel Corp Đài Loan tăng giá trong quý 2/2019. CHS quyết định tăng giá trong tháng 4/2019.

Tuy nhiên, giá mới tăng cao. Bởi vậy, các nhà phân phối có thể buộc tăng giá do giá nguyên liệu tăng. CHS có thể đưa ra một số biện pháp để bù đắp cho khách hàng trong tháng 4/2019.

Thanh cốt thép: Thống kê từ Bộ Thương mại Mỹ (DOC), xuất khẩu thanh cốt thép của Mỹ tháng 12/2018 đạt 10.800 tấn, giảm 3,6% so với tháng 11/2018 và tăng 60,8% so với tháng 12/2017.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 7,6 triệu USD, giảm 300.000 USD so với tháng 11/2018 và giảm so với  9 triệu USD tháng 12/2017.

Trong số đó, Canada là thị trường xuất khẩu thanh cốt thép lớn nhất của Mỹ đạt 7.300 tấn, giảm so với 8.700 tấn tháng 11/2018 và giảm so với 38.000 tấn tháng 12/2017, Dominica là thị trường thứ hai đạt 2.400 tấn. Trong năm 2018, xuất khẩu thanh cốt thép của Mỹ đạt 292.000 tấn, giảm 16,3% so với năm 2017, kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD, giảm 23 triệu USD so với năm 2017.

Thép mạ: Trong 2 tháng đầu năm 2019,  xuất khẩu thép mạ kẽm nhúng nóng của Đài Loan (TQ) giảm 25% so với cùng kỳ năm 2018.

Trong tháng 3/2018, Mỹ tuyên bố áp 25% thuế đối với sản phẩm thép theo Điều luật 232. Sau đó, Canada và EU cũng đề xuất các biện pháp bảo vệ thương mại và đề xuất kết hợp hạn ngạch và thuế quan nhằm ngăn chặn sự gia tăng nhập khẩu thép. Châu Âu và Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ yếu đối với sản phẩm thép Đài Loan, đặc biệt sản phẩm thép mạ.

Sau khi thực hiện bảo vệ thép tại châu Âu và Mỹ, điều này có tác động lớn đến xuất khẩu thép Đài Loan.

Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: vinanet