Tỷ giá USD trong nước

Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.271 VND/USD (tăng 11 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN vẫn duy trì ở mức 23.175 - 23.650 VND/USD (mua vào - bán ra).

Hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được công bố như sau: Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết 23.200 – 23.410 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi cả 2 chiều mua bán so với hôm qua. Ngân hàng ACB niêm yết 23.230 – 23.400 VND/USD, không đổi cả giá mua và giá bán.
Đông Á niêm yết 23.260 - 23.390 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi cả giá mua và giá bán.
Techcombank niêm yết 23.198 - 23.398 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 20 đồng cả giá mua và giá bán.
Ngân hàng VPbank giá USD được niêm yết 23.250 – 23.400 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng cả giá mua và giá bán.
Ngân hàng Quốc tế - VIB niêm yết 23.210 - 23.410 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi.
Sacombank niêm yết 23.195 - 23.375 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 25 đồng cả giá mua và giá bán.
Tại Vietinbank, niêm yết 23.192 - 23.382 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 18 đồng cả giá mua và giá bán.
BIDV niêm yết 23.230 - 23.410 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 5 đồng cả 2 chiều mua bán.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.300 đồng/USD và bán ra 23.330 đồng/USD, tăng 10 đồng cả giá mua và giá bán so với hôm qua.
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay cập nhật lúc 10h30 có 3 ngoại tệ tăng giá, 12 ngoại tệ giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 8 ngoại tệ tăng giá và 15 ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá ngoại tệ 28/5/2020
ĐVT: đồng

Tên ngoại tệ

Mã ngoại tệ

Mua Tiền mặt

Mua chuyển khoản

Bán ra

Đô la Úc

AUD

15.158,15 (-55,54)

15.272,39 (-55,79)

15.717,48 (-60,68)

Đô la Canada

CAD

16.677,82 (+33,17)

16.799,39 (+33,69)

17.158,24 (+33,02)

Franc Thuỵ Sĩ

CHF

23.511,70 (-20,42)

23.866,46 (-23,95)

24.211,60 (-24,04)

Nhân Dân Tệ

CNY

3.187,51 (-15,24)

3.204,14 (-8,48)

3.314,82 (-9,18)

Krone Đan Mạch

DKK

0

3.377,21 (+12,48)

3.539,02 (+13,19)

Euro

EUR

25,356,69 (+120,43)

25.485,01 (+121,77)

26.093,68 (+111,14)

Bảng Anh

GBP

28.149,87 (-116,44)

28.363,40 (-117,52)

28.864,01 (-119,56)

Đô la Hồng Kông

HKD

2.813,96 0,50)

2.953,93 (-1)

3.061,76 (-1,29)

Rupee Ấn Độ

INR

0

306,92 (-1,48)

318,96 (-1,54)

Yên Nhật

JPY

211,84 (-0,65)

213,51 (-0,65)

218,93 (-0,66)

Won Hàn Quốc

KRW

16,75 (-0,05)

18,16 (+0,14)

20,24 (-0,20)

Kuwaiti dinar

KWD

0

75.457,26 (+146,57)

78.417,66 (+152,31)

Ringit Malaysia

MYR

5.017,88 (-1,08)

5.252,19 (-4,37)

5.490,46 (-4,35)

Krone Na Uy

NOK

0

2.305,84 (+9,40)

2.423,99 (+9,89)

Rúp Nga

RUB

0

312,69 (-0,43)

373,97 (+0,53)

Rian Ả-Rập-Xê-Út

SAR

0

6.193,68 (+0,82)

6.436,68 (+0,86)

Krona Thuỵ Điển

SEK

0

2.376,80 (+6,95)

2.493,41 (+7,32)

Đô la Singapore

SGD

16.189,75 (-15,41)

16.290,63 (-15,41)

16.628,81 (-15,65)

Bạc Thái

THB

677,94 (-0,50)

714,83 (-0,07)

764 (-0,59)

Đô la Mỹ

USD

23,218,33 (-8,67)

23.234,44 (-10,33)

23.397,22 (-8,67)

Kip Lào

LAK

0

2,26

2,56

Ðô la New Zealand

NZD

14.209,50 (-45,50)

14.295,40 (-40,60)

14.590,67 (-52,67)

Đô la Đài Loan

TWD

703,87 (+0,63)

780 (+1,03)

823,11 (-0,24)

Riêl Campuchia

KHR

0

5

5

Peso Philippin

PHP

0

453 (-1)

482 (-1)

 

ZAR

0

1.583

1.984

Tỷ giá USD thế giới ổn định

USD Index tăng 0,04% lên 98,948 điểm vào lúc 6h30 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,1% lên 1,1014. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD tăng 0,09% lên 1,2262.
Tỷ giá USD so với yen Nhật tăng 0,03% lên 107,74.
Tỷ giá USD đã ổn định so với đồng euro ngay cả khi đồng tiền chung châu Âu được hỗ trợ bởi tin tức về đề xuất gói hỗ trợ kinh tế nhằm giúp khu vực phục hồi sau đại dịch COVID-19.
Ngày 27/5, Giám đốc điều hành của Liên minh châu Âu (EU) đã công bố kế hoạch kích thích trị giá 750 tỉ euro (825,23 tỉ USD) để hỗ trợ các nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng đại dịch. Động thái trên được hi vọng sẽ giúp chấm dứt nhiều tháng tranh cãi về biện pháp tài trợ trong nội bộ các quốc gia EU.
Joe Manimbo, nhà phân tích thị trường cao cấp tại Western Union Business Solutions ở Washington, cho biết mặc dù đồng euro tăng, sự chia rẽ sâu sắc vẫn hiện hữu trong EU về các vấn đề liên quan đến viện trợ, một yếu tố có thể hạn chế sức mạnh của đồng tiền chung châu Âu.
Đồng euro đã gặp nhiều trở ngại kể từ tháng 3 khi các nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn trong đồng USD trước bối cảnh bất ổn gia tăng trên thị trường tài chính toàn cầu.
Tuy nhiên, với kì vọng nền kinh tế phục hồi nhanh chóng sau đại dịch, giới đầu tư đã bỏ qua nỗi lo về căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc để quay sang các loại tài sản rủi ro hơn. Điều này khiến các tiền tệ an toàn như đồng yen Nhật và đồng franc Thụy Sĩ chịu áp lực giảm giá so với USD.
Mặc dù vậy, lo ngại về phản ứng của Mỹ đối với Trung Quốc về đề xuất luật an ninh mới đối với Hồng Kông đã giữ cho các đồng tiền an toàn không bị sụt giảm mạnh.
Ngày 26/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ công bố biện pháp đối phó với dự luật an ninh của Trung Quốc.
Trên thị trường quốc tế, đồng nhân dân tệ Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất so với đồng bạc xanh kể từ tháng 9/2019, thời điểm nổ ra cuộc tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Trong khi đó, đồng bảng Anh đã suy yếu khi nhiều khả năng Anh sẽ áp dụng chính sách lãi suất âm, đồng thời các quan chức chính phủ nước này cho biết chưa có nhiều tiến bộ trong các cuộc đàm phán về vấn đề Brexit, theo Reuters.

Nguồn: VITIC