Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.212 đồng (tăng 15 đồng so với hôm qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.175 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.858 đồng (tăng 15 đồng so với hôm qua).
Với biên độ 3% được qui định, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được phép giao dịch là từ 22.516 - 23.908 VND/USD. Tại các ngân hàng thương mại trong nước hôm nay giá mua - bán USD được công bố như sau: Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết 23.120 - 23.290 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 25 đồng so với hôm qua ở cả 2 chiều mua bán. Ngân hàng ACB niêm yết 23.120 - 23.250 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng ở cả 2 chiều mua bán.
Đông Á niêm yết 23.160 - 23.250 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng cả 2 chiều.
Ngân hàng Quốc tế - VIB niêm yết 23.130 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng ở cả 2 chiều mua bán.
Techcombank niêm yết 23.125 - 23.285 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 16 đồng ở cả 2 chiều. Sacombank niêm yết 23.115 - 23.267 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 17 đồng ở cả 2 chiều mua bán. Tại Vietinbank, niêm yết 23.137 - 23.287 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 19 đồng ở cả 2 chiều. BIDV niêm yết 23.150 - 23.290 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 25 đồng ở cả 2 chiều. Agribank niêm yết 23.125 - 23.255 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 20 đồng cả 2 chiều mua bán.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.330 đồng/USD và bán ra 23.340 đồng/USD, tăng 50 đồng giá mua và tăng 20 đồng giá bán so với hôm qua.
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay cập nhật lúc 15h có 2 ngoại tệ tăng giá, 13 giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 5 ngoại tệ tăng giá và 18 ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá ngoại tệ 13/3/2020
ĐVT: đồng

Tên ngoại tệ

Mã ngoại tệ

Mua Tiền mặt

Mua chuyển khoản

Bán ra

Đô la Úc

AUD

14.360,28 (-354,38)

14.464,55 (-357,61)

14.786,61 (-358,53)

Đô la Canada

CAD

16.425,69 (-168,04)

16.538,39 (-169,49)

16.842,67 (-171,22)

Franc Thuỵ Sĩ

CHF

24.012,27 (-178,80)

24.383,14 (-197,88)

24.637,69 (-181,08)

Nhân Dân Tệ

CNY

3.245,88 (-10,07)

3.269,93 (-5,83)

3.373,56 (-6,48)

Krone Đan Mạch

DKK

0

3.414,24 (-16,08)

3.568,89 (-16,87)

Euro

EUR

25.670,61 (-197,72)

25.797,97 (-198,71)

26.373,13 (-199,56)

Bảng Anh

GBP

28.731,99 (-562,88)

28.930,85 (-574,85)

29.353,97 (-568,61)

Đô la Hồng Kông

HKD

2.831,83 (+1,31)

2.931,75 (+0,62)

3.036,39 (+0,83)

Rupee Ấn Độ

INR

0

310,67 (-1,42)

322,86 (-1,47)

Yên Nhật

JPY

216,58 (-2,39)

218,13 (-2,41)

222,77 (-2,42)

Won Hàn Quốc

KRW

16,89 (-0,20)

18,11 (-0,21)

20,54 (-0,36)

Kuwaiti dinar

KWD

0

75,378,04 (-115,35)

78,335,63 (-119,94)

Ringit Malaysia

MYR

5,088,12 (-18,34)

5,350,23 (-33,66)

5,586,44 (-29,59)

Krone Na Uy

NOK

0

2,274,60 (-61,75)

2,384,63 (-64,63)

Rúp Nga

RUB

0

297,68 (-0,13)

354,41 (-0,32)

Rian Ả-Rập-Xê-Út

SAR

0

6,171,55 (+6,65)

6,413,70 (+6,90)

Krona Thuỵ Điển

SEK

0

2,352,18 (-27,43)

2,465,12 (-27,87)

Đô la Singapore

SGD

16,241,91 (-120,79)

16,337,16 (-121,70)

16,607,72 (-122,55)

Bạc Thái

THB

677,03 (-8,30)

708,80 (-7,97)

756,96 (-8,52)

Đô la Mỹ

USD

23.132,20 (+18,20)

23.149,20 (+18,20)

23.273,40 (+20,20)

Kip Lào

LAK

0

2,27

2,57

Ðô la New Zealand

NZD

14.023,50 (-276)

14,095,83 (-289,83)

14.385,25 (-290,75)

Đô la Đài Loan

TWD

698,53 (-0,04)

774,57 (-1,19)

818,49 (+0,46)

 

Ind

0

1,64 (-0,01)

0

Riêl Campuchia

KHR

0

5

5

Peso Philippin

PHP

0

451

480

 

ZAR

0

1.573 (+1)

1.979 (+1)

Tỷ giá USD thế giới hồi phục
USD Index tăng 0,98% lên 97,440 điểm vào lúc 6h50 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD tăng 0,04% lên 1,1187. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,02% xuống 1,2569. Tỷ giá USD so với yen Nhật giảm 0,09% xuống 104,55.
Tỷ giá USD đã phục hồi sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho biết họ sẽ bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng đang gặp nhiều dấu hiệu căng thẳng.
Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York đề cập đến thỏa thuận mua lại các khoản nợ đáo hạn trị giá 1,5 nghìn tỉ USD trong tuần này để tránh sự hoảng loạn trên thị trường.
Tuy nhiên, động thái này hầu như không ổn định thị trường tiền tệ và chứng khoán, vì nó càng làm tăng thêm nhu cầu đối với đồng bạc xanh.
Elsa Lignos, giám đốc chiến lược FX toàn cầu của RBC Capital Markets tại London, cho biết động thía trên có thể ngăn chặn sự suy giảm sắp tới trong hoạt động kinh tế và tiêu dùng. Trong khi đó, đồng euro đã suy yếu hôm thứ Năm (12/3) do giới đầu tư không cảm thấy ấn tượng bởi các biện pháp kích thích của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc chống lại suy thoái kinh tế từ sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19.
ECB đã phê duyệt các biện pháp kích thích mới để giúp nền kinh tế khu vực đồng euro đối phó với tổn thất ngày càng tăng của do dịch bệnh gây ra, tuy nhiên tổ chức này quyết định vẫn giữ nguyên lãi suất.
Erik Bregar, giám đốc chiến lược FX tại Exchange Bank, nhận định quyết định trên gây ra áp lực trên thị trường vì mọi ngân hàng trung ương khác trên thế giới đều giảm lãi suất hoặc thực hiện các mặt trận đa chính sách để giúp các ngân hàng và doanh nghiệp.
Thông báo của ECB cũng là một yếu tố thúc đẩy sự phục hồi của tỷ giá USD so với euro.
Trước đó, đồng bạc xanh đã gặp nhiều trở ngại sau khi Tổng thống Donald Trump cấm các chuyến bay từ châu Âu đến Mỹ trong 30 ngày để ngăn chặn sự lây lan của virus Covid-19.
Lệnh cấm đã gây ra sự gián đoạn đối với nền kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư cũng cảm thấy thất vọng vì thiếu các biện pháp thích hợp trong kế hoạch của ông Trump. Điều này khiến thị trường kì vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục nới lỏng hơn nữa chính sách tiền tệ. Nhiều dự đoán cho rằng Fed sẽ hạ ít nhất 75 điểm cơ bản lãi suất cho vay trong tháng này, theo Reuters.

Nguồn: VITIC