Tỷ giá USD trong nước
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.241 VND/USD (tăng 7 đồng so với cuối tuần qua). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN vẫn duy trì ở mức 23.175 - 23.650 VND/USD (mua vào - bán ra).
Hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại (NHTM) được công bố như sau: Ngân hàng Vietcombank giá USD được niêm yết 23.100 – 23.310 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi so với cuối tuần qua. Ngân hàng ACB niêm yết 23.120 – 23.290 VND/USD, giảm 30 đồng giá mua nhưng tăng 10 đồng giá bán. Đông Á niêm yết 23.150 - 23.270 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 50 đồng giá mua nhưng giảm 30 đồng giá bán.
Techcombank niêm yết 23.110 - 23.310 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi.
Ngân hàng VPBank giá USD được niêm yết 23.110 – 23.310 VND/USD (mua vào - bán ra), không đổi.
Ngân hàng Quốc tế - VIB niêm yết 23.110 - 23.310 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 2 đồng giá mua nhưng tăng 18 đồng giá bán.
Sacombank niêm yết 23.113 - 23.293 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 9 đồng giá mua và giảm 19 đồng giá bán.
Tại Vietinbank, niêm yết 23.115 - 23.305 VND/USD (mua vào - bán ra), giảm 10 đồng giá mua nhưng không đổi giá bán.
BIDV niêm yết 23.130 - 23.310 VND/USD (mua vào - bán ra), tăng 5 đồng cả giá mua và giá bán.
Giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào 23.200 đồng/USD và bán ra 23.230 đồng/USD, không đổi so với cuối tuần qua.
Bảng so sánh tỷ giá ngoại tệ mới nhất hôm nay cập nhật lúc 10h30 có 5 ngoại tệ tăng giá, 10 ngoại tệ giảm giá mua vào. Chiều tỷ giá bán ra có 4 ngoại tệ tăng giá và 20 ngoại tệ giảm giá.
Tỷ giá ngoại tệ 22/6/2020
ĐVT: đồng

Tên ngoại tệ

Mã ngoại tệ

Mua Tiền mặt

Mua chuyển khoản

Bán ra

Đô la Úc

AUD

15.581,05 (-20,14)

15.704,18 (-21,85)

16.167,68 (-50,49)

Đô la Canada

CAD

16.767,40 (-0,77)

16.892,17 (-8,64)

17.270,98 (-26,70)

Franc Thuỵ Sĩ

CHF

23.771,82 (-9,29)

24.156,33 (-5,58)

24.519,13 (-1,78)

Nhân Dân Tệ

CNY

3.217,56 (+8,99)

3.233,01 (+1,42)

3.343,89 (+0,87)

Krone Đan Mạch

DKK

0

3.423,91 (-3,90)

3,587 (-7,36)

Euro

EUR

25.598,77 (-4,95)

25.723,73 (-20,15)

26.390,27 (-38,26)

Bảng Anh

GBP

28.228,94 (-61,97)

28.428,76 (-69,40)

28.970,08 (-64,48)

Đô la Hồng Kông

HKD

2.804,99 (-0,02)

2.940,18 (+6,25)

3.051,99 (-0,87)

Rupee Ấn Độ

INR

0

303,75 (+0,33)

315,67 (+0,35)

Yên Nhật

JPY

212,96 (+0,42)

214,59 (+0,23)

220,20

Won Hàn Quốc

KRW

17,02 (-0,05)

18,38 (+0,17)

20,62 (-0,20)

Kuwaiti dinar

KWD

0

75.255,60 (-48,93)

78.208,38 (-50,85)

Ringit Malaysia

MYR

5.090,85 (+5,85)

5.335,49 (-2,50)

5.576,07 (-0,17)

Krone Na Uy

NOK

0

2.360,47 (-19,43)

2.480,33 (-22,69)

Rúp Nga

RUB

0

317,57 (+0,51)

379,61 (+1,57)

Rian Ả-Rập-Xê-Út

SAR

0

6.174,51 (-1,15)

6.416,78 (-1,19)

Krona Thuỵ Điển

SEK

0

2.416,32 (-5,40)

2.533,91 (-5,49)

Đô la Singapore

SGD

16.339,52 (-7,02)

16.443,36 (-14,05)

16.809,34 (-23,96)

Bạc Thái

THB

693,18 (+0,40)

730,41 (+1,78)

775,07 (-3,81)

Đô la Mỹ

USD

23.117,56 (+1,43)

23.132,78 (-0,85)

23.300,89 (-1,49)

Kip Lào

LAK

0

2,25

2,54

Ðô la New Zealand

NZD

14.680 (-12)

14.749,40 (-13,60)

15.069 (-1,33)

Đô la Đài Loan

TWD

710,54 (-0,64)

787,09 (+25,09)

831,49 (+0,14)

Riêl Campuchia

KHR

0

5

5

Peso Philippin

PHP

0

463

492

 

ZAR

0

1.575 (+3)

1.976 (-4)

Tỷ giá USD thế giới chưa có nhiều biến động

USD Index tăng 0,24% lên 97,637 điểm vào lúc 6h40 (giờ Việt Nam). Tỷ giá euro so với USD giảm 0,03% xuống 1,1172. Tỷ giá đồng bảng Anh so với USD giảm 0,12% xuống 1,2342. Tỷ giá USD so với yen Nhật đạt 106,87.
Tuần trước, lo ngại về một làn sóng lây lan COVID-19 lần thứ hai đang gia tăng ở Mỹ và Trung Quốc đã giúp đồng bạc xanh gia tăng sức mạnh so với các loại tiền tệ rủi ro.
Ngày 19/6, Mỹ đã báo cáo tổng số ca nhiễm COVID-19 trong ngày cao nhất kể từ đầu tháng 5, trong khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố có thêm 150 nghìn trường hợp nhiễm mới - con số cao nhất trong một ngày cho đến nay.
Diễn biến dịch bệnh xấu đi tại một số tiểu bang nước Mỹ mở cửa trở lại. Ngoài ra, thị trường thế giới cũng lo lắng với tin tức về ổ dịch mới tại Bắc Kinh khiến một số khu vực của thủ đô Trung Quốc bị phong tỏa.
Hiện tại, những lo ngại về làn sóng đại dịch lần thứ hai đang gây mâu thuẫn với các dữ liệu kinh tế cũng như các chính sách hỗ trợ thị trường của các ngân hàng trung ương và chính phủ. Trước đó, giới đầu tư cho rằng dịch bệnh đã được kiểm soát và tỏ ra lạc quan về triển vọng phục hồi nên kinh tế.
Mặc dù vậy, các quan chức Nhà Trắng bao gồm Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tuyên bố không thể đóng cửa nền kinh tế một lần nữa, do đó dịch bệnh phần lớn sẽ tác động đến các quyết định cá nhân của các công ty, người tiêu dùng và hộ gia đình.
Andreas Steno Larsen, Giám đốc chiến lược FX tại Nordea Markets, nhận định nếu dịch bệnh gia tăng lây lan, người dân sẽ chọn ở nhà và đây là vấn đề khó khăn đối với các nhà hoạch định ở Florida, Arizona, Nam Carolina, California và các tiểu bang khác của Mỹ.
Ở một diễn biến khác, các nhà đầu tư đang theo dõi và lắng nghe các dấu hiệu về thỏa thuận kích thích kinh tế sau đại dịch giữa những nhà lãnh đạo Liên minh Châu Âu (EU). Hiện các quốc gia như Áo, Thụy Điển, Hà Lan, Bỉ và Ireland đã phản đối một số điều khoản trong đề xuất của EU, theo tin tổng hợp từ PoundSterlingLive.

Nguồn: VITIC