Ông Khalid al-Falih cũng cho biết ông không muốn giá dầu tăng quá nhanh và quá sớm gây sốc cho các khách hàng, bổ sung rằng việc thoát khỏi thỏa thuận cắt giảm sản lượng sẽ dần dần để đảm bảo phản ứng của thị trường trôi chảy.
Ông cho biết “chúng tôi cần nhận ra rằng vào cuối tháng 3 chúng tôi sẽ không thể ở mức chúng tôi mong muốn là trung bình 5 năm, nghĩa là việc gia hạn là một trong số lựa chọn”.
Ông trả lời các phóng viên bên lề của hội nghị khí dậu của UN tại Bonn, Đức “chúng tôi đã giảm hơn 50% lượng tồn kho nhưng điều đó nghĩa là chúng tôi vẫn có tồn kho dư thừa cần phải giảm”.
Khi được hỏi về đợt tăng giá dầu gần đây lên mức cao hai năm trong tháng này ông trả lời “tôi không bị phân tâm bởi những đợt xoáy ngắn hạn về giá và tôi chắc chắn không mất thời gian để xem xét các quỹ phòng hộ và dòng chảy vào các công cụ đầu tư tài chính”.
Ông Falih cho biết còn quá sớm để thực hiện đánh giá về khả năng gia hạn thỏa thuận cắt giảm dầu mỏ toàn cầu của OPEC hiện nay, nhưng Saudi Arabia ủng hộ một quyết định gia hạn tại cuộc họp tới của OPEC vào cuối tháng này. “Cuộc họp ngày 30/11 sẽ là một cột mốc quan trọng để thông báo đường hướng tương lai. Ưu tiên của tôi là làm rõ thị trường và thông báo vào ngày 30/11 những gì chúng tôi sẽ làm”.
Hỏi về liệu Nga có cam kết không, ông Falih cho biết “tôi đã có cuộc thảo luận với các đồng nghiệp Nga và tôi sẽ có nhiều hơn trong hai tuần tới, nhưng tôi biết một điều là Nga đã cam kết thực hiện với Saudi Arabia và với 24 nước còn lại đã đi cùng nhau năm ngoái”.
Ông cho biết thị phần của Saudi Arabia vẫn mạnh bất chất việc cắt giảm xuất khẩu của họ “chúng tôi vẫn đứng thứ nhất hay thứ hai tại các thị trường chủ chốt mà chúng tôi nhắm tới như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ”.
Nhưng tại Mỹ ông cho biết Saudi Arabia đã cố ý cắt giảm nguồn cung của mình do họ là một thị trường dư cung. Ông cho biết xuất khẩu của Mỹ đã ở mức 2 triệu thùng/ngày và Mỹ là khu vực cũng là một nhà sản xuất chủ chốt. Hành động của Saudi Arabia tại Mỹ là độc nhất với nước này nhưng không được dự định kéo dài. “Khi việc hạn chế nguồn cung được dỡ bỏ chúng tôi sẽ có thể trở lại Mỹ để đảm bảo rằng khách hàng của chúng tôi nhận dầu thô Saudi Arabia”.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet