Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, ông Khalid al-Falih nói tại Hội nghị Năng lượng Thế giới tại Istanbul “OPEC cần đảm bảo chúng tôi không quá hạn chế và tạo ra cú sốc cho thị trường. Chúng tôi sẽ rất trách nhiệm”, bổ sung rằng OPEC cần hành xử một cách cân bằng và có trách nhiệm.
Tháng trước tại Algeria, Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ đã đồng ý cắt giảm sản lượng dầu mỏ khiêm tốn. Mục tiêu là cắt giảm sản lượng xuống phạm vi từ 32,5 tới 33 triệu thùng/ngày. Sản lượng hiện nay của OEPC ở mức kỷ lục 33,6 triệu thùng/ngày.
Falih cho biết “giá đã giảm quá thấp và điều đó đã tác động tới đầu tư. Nhiều công ty và quốc gia đang bị thiệt hại… chúng tôi không muốn cung cấp cho thị trường tín hiệu xấu và gây sốc cho giá thị trường”, bổ sung thêm ông lạc quan rằng thỏa thuận này có thể đạt được trong tháng tới.
Tổng thống Nga Valdimir Putin đã hoan nghên lời mời cắt giảm giản lượng toàn cầu, cho biết Moscow sẵn sàng tham dự đề xuất hạn chế sản lượng dầu của các thành viên OPEC.
Putin cho biết giá dầu thấp dẫn tới thiếu đầu tư trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu mà sẽ trở lại thiếu hụt tại một số thời điểm và kích hoạt sự tăng vọt khó lường trong giá.
Putin cho biết “đó là lý do tại sao trong tình trạng hiện nay chúng tôi nghĩ rằng đóng băng sản lượng dầu hay thậm chí cắt giảm sản lượng có thể chỉ là quyết định đúng để duy trì sự ổn định trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu”, ông hy vọng rằng các thành viên OPEC sẽ khẳng định quyết định giảm hạn ngạch sản lượng trong tháng 11. “Nga sẵn sàng tham gia các biện pháp chung để hạn chế sản lượng và kêu gọi các nhà xuất khẩu dầu mỏ khác tham gia”.
Giá dầu Brent tăng lên mức cao nhất trong một năm vào hôm 10/10 sau khi Nga cho biết họ sẵn sàng tham gia thỏa thuận đã đề xuất để hạn chế sản lượng dầu trong một nỗ lực ngăn cản sự sụt giá kéo dài hai năm.
Giá dầu thô Brent kỳ hạn đạt mức cao nhất kể từ 12/10/2015 tại 53,22 USD/thùng tăng 1,29 USD so với đóng cửa hôm 7/10. Giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng đạt mức cao 4 tháng tại 51,10 USD/thùng.
Tuy nhiên, những vấn đề tế nhị và quan trọng mỗi thành viên trong 14 thành viên OPEC sẽ sản xuất bao nhiêu, sẽ được quyết định trong cuộc họp chính thức tháng 11 của OPEC. Ông Putin không cho biết Nga sẽ hạn chế sản lượng của họ ở mức nào.
Iran với một nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ, tin tưởng thị phần sản lượng công bằng của họ tại OPEC nên cao hơn sản lượng hiện nay và đã tăng tốc nỗ lực để đạt được mức sản lượng trướng năm 2012, khi Liên minh châu Âu áp đặt các lệnh trừng phạt bổ sung về hoạt động hạt nhân của nước này.
Các lệnh trừng phạt này đã được dỡ bỏ trong tháng 1 đổi lại Iran sẽ hạn chế chương trình hạt nhân của mình theo một thỏa thuận lịch sử đạt được giữa Iran và sáu cường quốc thế giới trong năm 2015.
Từ năm 2012 tới 2016, Saudi Arabia và các thành viên OPEC vùng Vịnh khác đã nâng sản lượng để cạnh tranh thị phần với các nhà sản xuất chi phí cao hơn như Mỹ. Sản lượng của Saudi Arabia đã tăng lên 10,7 triệu thùng/ngày từ mức 10,2 triệu thùng trong những tháng gần đây do nhu cầu làm mát trong mùa hè.
Các nguồn tin từ OPEC cho hay không có quyết định nào được dự kiến tại Istanbul, nhưng là cơ hội cho các quan chức bàn luận về các bước tiếp theo sau thỏa thuận tại Algeria.
Falih cho biết Saudi Arabia sẽ được chuẩn bị để đối phó với bất cứ mức giá nào. Ông cho biết “chúng tôi có các kế hoạch kinh tế và tài chính để đối phó với viễn cảnh giá dầu rất thấp và tình huống giá vừa phải”.
Falih cho biết vẫn chưa có rõ ràng về tổng nguồn cung và nhu cầu tại một số khu vực như Trung Quốc và Bắc Mỹ hiện nay và ông hy vọng rằng tình trạng này sẽ được rõ ràng hơn vào thời điểm cuộc họp của OPEC vào 30/11.
Bộ Năng lượng Nga cho biết thỏa thuận đóng băng sản lượng có thể đạt được trước cuộc họp của OPEC.
Bộ trưởng Năng lượng Algeria, Nouredine Bouterfa cho biết ông dự kiến thấy các cam kết về cắt giảm nguồn cung từ các nhà sản xuất dầu mỏ bên ngoài OPEC.
Tổng thống Venezuela, Nicolas Maduro cũng hy vọng giá dầu toàn cầu thực tế hơn và công bằng hơn, bổ sung rằng Venezuela sẵn sàng là một phần của bất kỳ liên minh giữa các nước sản xuất dầu mỏ.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet