Xuất khẩu dầu thô hàng tháng của Mỹ tăng vọt lên kỷ lục 1,76 triệu thùng/ngày trong tháng 4 so với 1,67 triệu thùng/ngày trong tháng 3. Xuất khẩu dầu thô hàng tuần của Mỹ tăng lên 3 triệu thùng/ngày trong tuần trước.
Xuất khẩu dầu thô từ Mỹ tăng kể từ khi Washington dỡ bỏ lệnh cấm cuối năm 2015, với xuất khẩu tới hơn 20 nước trong tháng 4.
Sản lượng tại Texas, bang sản xuất lớn nhất ở Mỹ, tăng 30.000 thùng/ngày lên 4,22 triệu thùng/ngày trong tháng 4, cao kỷ lục dựa theo số liệu từ năm 2005. Sản lượng tại Texas tăng liên tiếp mỗi tháng trong một năm nay.
Sản lượng tại New Mexico tăng lên 649.000 thùng/ngày so với 624.000 thùng/ngày trong tháng 3. Lưu vực Permian, kéo dài khắp miền tây Texas và miền đông New Mexico là mỏ dầu lớn nhất Mỹ.
Sản lượng dầu tại Bắc Dakota tăng 61.000 thùng/ngày trong tháng 4 so với tháng 3 lên 1,21 triệu thùng/ngày, trong khi sản lượng tại vịnh Mexico đã sụt giảm 98.000 thùng/ngày xuống 1,58 triệu thùng/ngày.
Cơ quan này cũng điều chỉnh sản lượng dầu mỏ tháng 3 giảm 5.000 thùng/ngày xuống 10.469 triệu thùng/ngày.
Nhập khẩu dầu thô từ Iran tăng vọt lên 830.000 thùng/ngày, cao nhất kể từ tháng 2/2003.
Mỹ cũng nhập khẩu 561.000 thùng/ngày từ Venezuela, nơi sản lượng dầu thô đã sụt giảm trong bối cảnh bất ổn chính trị, số liệu này cao nhất kể từ tháng 7/2017.
Nhu cầu xăng trong tháng 4 là 9,19 triệu thùng/ngày, giảm khoảng 0,7% hay 61.000 thùng/ngày so với một năm trước đó. Xuất khẩu xăng cũng giảm xuống 886.000 thùng/ngày trong tháng 4, mức thấp nhất kể từ tháng 10, từ 951.000 thùng/ngày trong tháng 3.
Nhu cầu nhiên liệu chưng cất gồm dầu diesel và dầu đốt là 4,15 triệu thùng/ngày, tăng 363.000 thùng/ngày so với một năm trước. Xuất khẩu nhiên liệu chưng cất tăng vọt lên 1,46 triệu thùng/ngày từ 1,15 triệu thùng/ngày trong tháng 3.
Sản lượng khí tự nhiên của Mỹ tại 48 tiểu bang tăng lên 89,09 tỷ feet khỗi mỗi ngày (bcfd) trong tháng 4, tăng từ 88,83 bcfd trong tháng 3.
Sản lượng tại Texas, nơi sản xuất khí đốt lớn nhất quốc gia này đã tăng 1% trong tháng 4 lên 22,9 bcfd. Tại Pennsylvania, bang sản xuất khí đốt lớn thứ hai, sản lượng giảm nhẹ xuống 16,4 bcfd trong tháng 4, thay đổi ít so với tháng 3.
Mỹ là nhà sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới kể từ năm 2009, đứng trên Nga.
Nguồn: VITIC/Reuters