Mặc dù có nhiều bằng chứng nặng nề về biến đổi khí hậu và hàng tỷ USD trợ cấp cho các công nghệ thay thế như năng lượng gió và năng lượng mặt trời, nhưng dầu được cố thủ trong thế giới hiện đại với nhu cầu vẫn tăng tới 1,5% một năm.
Không có sự đồng thuận của các chuyên gia về khi nào nhu cầu dầu thế giới sẽ đạt đỉnh nhưng rõ ràng phụ thuộc nhiều vào cách phản ứng của các chính phủ với sự nóng lên toàn cầu. Đó là quan điểm của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), cơ quan tư vấn cho các nền kinh tế phương Tây về chính sách năng lượng.
Bassam Fattouh và Anupama Sen thuộc Viện nghiên cứu năng lượng Oxford cho biết trong một bài báo cáo tháng trước, tranh luận về mức đỉnh cao nhu cầu biểu thị sự chuyển đổi trong nhận thức từ khan hiếm sang dồi dào, đã sẵn sàng thay đổi hành vi của tất cả các nhà đầu tư trên thị trường dầu mỏ thế giới, gồm cả các nhà xuất khẩu.
Đưa ra lập luận về mức đỉnh cao nhu cầu trong tương lai, họ thường nghĩ rằng thế giới trên bờ vực của sự chuyển đổi năng lượng, trong đó các nguồn thông thường như dầu mỏ sẽ dần được thay thế bằng các nguồn có carbon thấp.
Tổng thư ký OPEC, ông Mohammad Barkindo nói trong một hội nghị ngày 5/9/2018 tại Nam Phi rằng nhu cầu toàn cầu sẽ đạt 100 triệu thùng/ngày trong năm nay, sớm hơn dự đoán.
Với cơ sở hạ tầng toàn cầu phức tạp để khai thác, lọc dầu và phân bổ, các nhà sản xuất dầu với một sự bùng nổ năng lượng mạnh mẽ mà không thể đánh giá một số dạng vận chuyển như hàng không. Trong số gần 100 triệu thùng dầu tiêu thụ mỗi ngày, 60 triệu thùng/ngày dùng cho vận chuyển và các hệ thống nhiên liệu thay thế như ô tô điện vẫn có thị phần ít. Đa số dầu còn lại được dùng để sản xuất chất dẻo trong một ngành hóa dầu mà có rất ít nguyên liệu thay thế.
Mặc dù áp lực của chính phủ để hạn chế việc sử dụng hydrocarbons như dầu, khí đốt và than đang tăng, một vài nhà phân tích tin tưởng nhu cầu dầu sẽ giảm trong thập kỷ tới.
IEA dự đoán nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng lên trong ít nhất 20 năm tới, hướng tới 125 triệu thùng/ngày vào giữa thế kỷ.
Nhu cầu dầu mỏ sẽ tăng chậm hơn nếu các chính phủ hành động để giảm sử dụng nhiên liệu carbon, đưa vào kế hoạch hành động đã công bố. Nhưng họ cảnh báo rằng các kế hoạch hiện nay không thể giảm mạnh khí thải carbon và chỉ sử thay đổi toàn diện trong việc sử dụng năng lượng sẽ làm giảm nhu cầu dầu mỏ. Vấn đề đối với các nước, IEA khuyến cáo là họ không còn chịu trách nhiệm chính đối với nhu cầu dầu ngày càng tăng.
Trong khi nhu cầu dầu mỏ là lớn, các nền kinh tế đã phát triển thì trì trệ, nhu cầu đang tăng nhanh chóng tại các nước ngoài OECD. Nhu cầu dầu mỏ của các nước ngoài OECD gần gấp đôi trong hai thập kỷ qua do sự phát triển các ngành công nghiệp mới tại các nước khắp châu Á, trung, nam Mỹ và châu Phi.
Bộ phận nghiên cứu của tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc dự đoán nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ vượt 13,8 triệu thùng/ngày vào đầu năm 2030. Một số nhà phân tích tranh luận nhu cầu dầu thế giới có thể giảm nhanh hơn nhiều nếu có thêm nhiều ô tô hiệu quả hơn, ô tô điện thâm nhập thị trường nhiều hơn kết hợp với tăng trưởng kinh tế chậm lại và giá nhiên liệu tăng.
Đầu tư trong năng lượng mặt trời đang tăng nhanh chóng và thậm chí Saudi Arabia, nhà lãnh đạo của OPEC, đang hỗ trợ ngành này, xây dựng dự án năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới.
Goldman Sachs cho biết nhu cầu dầu có thể đạt mức đỉnh vào năm 2024 theo một số trường hợp, nhưng việc chậm áp dụng công nghệ mới trong các nước kém phát triển có thể trì hoãn sự thay đổi này.
Công ty tư vấn Wood Mackenzie dự đoán nhu cầu dầu cho vận chuyển ổn định từ năm 2030 và nhu cầu tổng thể sẽ đạt đỉnh vào năm 2036.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

 

Nguồn: Vinanet