Nợ nần và những vấn đề cơ sở hạ tầng đã cắt giảm sản lượng tháng 12 của Venezuela xuống 1,61 triệu thùng/ngày, gần mức thấp nhất trong 30 năm. Điều đó hỗ trợ giá vượt 70 USD/thùng vào đầu tháng 1, mức cao nhất trong 3 năm.
IEA cho biết “dựa vào nợ nần khủng khiếp của Venezuela và mạng lưới dầu mỏ tồi tệ, có khả năng sự sụt giảm trong năm nay thậm chí sâu hơn ... các lệnh trừng phạt của Mỹ cũng khiến ngành dầu mỏ của Venezuela trở nên khó khăn hơn”.
Do sản lượng của Venezuela giảm, sản lượng dầu thô của OPEC trong tháng 12 giảm xuống 32,23 triệu thùng/ngày, tăng mức độ tuân thủ của tổ chức này với thỏa thuận cắt giảm sản lượng lên 129%.
Tháng 12 cũng thấy những vấn đề sản lượng tại Biển Bắc, giúp cắt giảm nguồn cung dầu mỏ toàn cầu tháng 12 xuống 97,7 triệu thùng/ngày, giảm 405.000 thùng/ngày so với tháng 11.
OPEC đã đồng ý giảm sản lượng trong năm 2017 và đã đồng ý duy trì việc cắt giảm này trong cả năm nay, để đưa tồn kho dầu mỏ tại các nước công nghiệp hóa OECD xuống mức trung bình 5 năm.
IEA cho biết nếu OPEC và các đồng minh của họ ngoài OPEC duy trì việc tuân thủ tốt với thỏa thuận sản lượng, thị trường dầu mỏ sẽ cân bằng trong năm 2018.
Tồn kho tại các nước công nghiệp hóa giảm 600.000 thùng/ngày trong ba quý cuối năm 2017, mạnh nhất kể từ năm 1984 khi họ bắt đầu thu thập số liệu, được hỗ trợ bởi các nhà máy lọc dầu toàn cầu hoạt động ở mức kỷ lục trong quý 4.
IEA cho biết “các thị trường dầu thô toàn cầu cực kỳ hạn hẹp trong quý 4/2017”, bổ sung rằng sụt giảm 1 triệu thùng dầu mỗi ngày trong giai đoạn đó do tồn kho tại các quốc gia công nghiệp hóa sụt giảm kết hợp với sự sụt giảm tại Trung Quốc.
Sự phục hồi giá dầu và sụt giảm tồn kho dầu thô toàn cầu đã được hỗ trợ bởi tăng trưởng nhu cầu toàn cầu mạnh trong năm 2017 nhưng sẽ chậm lại trong năm 2018.
Ước tính tăng trưởng nhu cầu năm 2018 không đổi ở mức 1,3 triệu thùng/ngày, giảm từ 1,6 triệu thùng/ngày trong năm 2017, chủ yếu do ảnh hưởng của giá dầu tăng và sự thay đổi mô hình sử dụng dầu mỏ tại Trung Quốc.
Bên cạnh nhu cầu đang giảm, sự gia tăng ngoạn mục trong sản lượng của Mỹ được dự kiến khiến giá dầu bị áp lực giảm.
Tăng trưởng nguồn cung của Mỹ sẽ đẩy sản lượng của họ vượt 10 triệu thùng/ngày, vượt Saudi Arabia và trạnh tranh với Nga. Cùng với sự gia tăng tại Canada và Brazil sẽ thúc đẩy sản lượng của khu vực ngoài OPEC tăng 1,7 triệu thùng/ngày trong năm 2018, so với tăng 0,7 triệu thùng/ngày trong năm ngoái. Các quốc gia ngoài OPEC sẽ sản xuất chưa tới 60 triệu thùng/ngày trong năm nay.
IEA cho biết “tăng trưởng bùng nổ tại Mỹ và sự gia tăng đáng kể tại Canada và Brazil sẽ vượt xa khả năng sụt giảm mạnh tại Venezuela và Mexico”.
Sản xuất ngắn hạn của Mỹ đang phản ứng với giá dầu ngày càng tăng và do đó sản lượng dầu thô của Mỹ dự báo tăng 1,1 triệu thùng trong năm 2018 từ 870.000 thùng/ngày trong báo cáo trước đó.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet