Giám đốc điều hành của IEA ông Fatih Birol trả lời CNBC tại hội nghị CERAWeek ở Houston “tôi nghĩ tác động tới các thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ bị hạn chế nếu có”. “Chúng tôi có thể thấy một số ảnh hưởng. Có nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng tại Texas, nhiều đường ống. Chúng tôi không biết chi tiết thuế áp đặt, nhưng nếu có một số phí tổn áp dụng, điều này có thể gây ra một số thay đổi trong kế hoạch. Nhưng tôi không thấy điều này gây ra sự thay đổi lớn trong các thị trường dầu mỏ toàn cầu”.
Ông bổ sung “chúng tôi theo đuổi sản xuất dầu mỏ thực sự chặt chẽ. Trong năm 2009, chúng tôi cho biết một cuộc cách mạng lặng lẽ đang diễn ra tại Mỹ và nó sẽ có rất nhiều ý nghĩa. Và chúng tôi thấy hiện nay việc cải tổ dầu đá phiến rất lớn. Vì thế kết quả chúng tôi nghĩ trong vài năm tới, Mỹ sẽ đặt dấu ấn của mình trong thị trường dầu mỏ toàn cầu”.
Ông Birol bổ sung rằng Mỹ có thể bắt đầu sản xuất tới 12 triệu thùng/ngày vào năm 2023. Sản lượng hiện nay ước tính bởi Cơ quan Thông tin Năng lượng Mxy EIA là 11 triệu thùng/ngày vào cuối năm 2019.
Việc áp thuế thép và nhôm, trong khi không phải cú đánh vào ngành dầu mỏ, sẽ làm tăng chi phí của các dự án cơ sở hạ tầng trong ngành năng lượng.
Libby Toudouze, giám đốc danh mục đầu tư tại Cushing Asset Management cho biết “câu hỏi thực là liệu ngành thép của Mỹ có khả năng cung cấp cho mọi dự án đường ống tại Mỹ không”. “Trong năm 2017, 2018 chúng tối cần 300 mile đường ống và công suất tối đa của các công ty thép Mỹ có thể đưa ra là 100 mile đường ống. Điều đó chưa hợp lý cho chúng tôi giữ 200 mile đường ống vì công ty Mỹ không thể có quy mô đến đó”.
Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: Vinanet