Dòng chảy này đảm bảo bắt đầu một thỏa thuận xuất khẩu 15 tỷ USD giữa công ty Delek Drilling của Israel và đối tác Noble Energy trụ sở ở Texas, với đối tác Ai cập trong những gì các quan chức Israel gọi là thỏa thuận quan trọng nhất xuất hiện kể từ khi nước láng giềng hòa bình trong năm 1979.
Ai Cập hy vọng tận dụng vị trí chiến lược của mình cũng như cơ sở hạ tầng phát triển tốt để trở thành một trung tâm giao dịch và phân phối khí đốt quốc tế quan trọng, một bước ngoặt đáng chú ý cho một quốc gia chi tiêu khoảng 3 tỷ USD một năm để nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng LNG gần đây như năm 2016.
Thỏa thuận này đã ký đầu năm ngoái sẽ mang khí tự nhiên từ các mỏ Tamar và Leviathan ngoài khơi Israel vào mạng lưới khít đốt Ai Cập.
Delek, Noble và Egyptian East Gas đã đồng ý mua đường ống của công ty khí Đông Địa Trung Hải để vận chuyển các nguồn cung cấp khí đốt.
Trong một cuộc phỏng vấn bên lề của diễn đàn khí đốt khu vực tại Cairo, ông Steinitz cho biết thỏa thuận này mua thị phần trong đường ống EMG giữa Ashkelon tại Israel và El-Arish tại Ai Cập gần như đã hoàn tất và sẽ hoàn thành trong vài tuần tới.
Steinitz cho biết ông mong đợi rằng có thêm kết nối có thể được xây dựng giữa Ai Cập và Israel. Ông nói “có thể là 1 đường, có thể là 2 đường, có thể là 1 đường đưa khí từ đảo Síp và Israel sang Ai Cập”.
Các cuộc thảo luận đã diễn ra về việc xây dựng một đường ống bổ sung xuyên Địa Trung Hải từ Israel trực tiếp từ giàm khoan khí đốt của Israel và đảo Síp tới kho cảng LNG ở đồng bằng sông Nile và về việc xây dựng một đường ống nối mới trên đất liền.
Delek Drilling trước đó cho biết họ hy vọng việc bán khí đốt thương mại sang Ai Cập sẽ bắt đầu vào cuối tháng 6/2019, nhưng đầu tháng này công ty cho biết xuất khẩu vẫn chưa bắt đầu mặc dù việc kiểm tra đã xong. Đường ống đã được kiểm tra xong và sẽ được sử dụng trong 3 tới 4 tháng nữa.
Một số lượng mỏ khí đốt lớn đã được phát hiện ở lưu vực Levant nằm ở phía đông Địa Trung Hải kể từ năm 2009. Tuy nhiên, khu vực này thiếu đáng kể cơ sở hạ tầng dầu và khí đốt và mối quan hệ giữa các quốc gia gồm đảo Síp, Hy lạp, Ai Cập, Israel, Lebanon và Syria đang căng thẳng về một số mặt.
Hồi tháng 1/2019, các nước ở đông Địa Trung Hải đã đồng ý tại Cairo về thiết lập một diễn đàn để tạo ra một thị trường khí đốt trong khu vực, cắt giảm chi phí cơ sở hạ tầng và đưa ra giá cạnh tranh. Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ không tham dự cuộc họp này, Syria cũng không.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet