Chiến tranh thương mại của Mỹ với Trung Quốc tạm dừng sau khi các chính quyền đồng ý giảm các mối đe dọa thuế quan và thực hiện một thỏa thuận rộng lớn hơn. Washington đặc biệt quan tâm tới việc bán thêm dầu mỏ và khí đốt sang Mỹ.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng tắc nghẽn nghĩa là xuất khẩu năng lượng và hàng hóa có thể chỉ tăng dần, và chỉ khi dầu, khí đốt và hàng hóa khác của Mỹ có chi phí hấp dẫn so với sự cạnh tranh toàn cầu. Morgan Stanley ước tính họ có thể mất đến ba năm để Trung Quốc tăng 60 tỷ USD tới 90 tỷ USD mua hàng hóa của Mỹ.
Tổng kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt của Mỹ sang Trung Quốc năm 2017 đạt 4,3 tỷ USD, dựa theo mức giá trung bình, còn xa so với mục tiêu giảm thâm hụt 200 tỷ USD. Nhưng xuất khẩu của Mỹ đang tăng và Trung Quốc đã chi 2 tỷ USD để nhập khẩu dầu mỏ của Mỹ riêng trong quý 1/2018.
Nhập khẩu dầu thô từ Mỹ tăng sẽ giúp Trung Quốc thay thế cho các nguồn cung cấp từ Iran, được dự kiến giảm do Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt với Tehran. Kim ngạch nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Mỹ trong năm nay có thể tăng lên 9 tỷ USD tới 11 tỷ USD, với khối lượng tăng lên 300.000 tới 400.000 thùng/ngày trong nửa cuối năm 2018, theo công ty Energy Aspects.
Đó sẽ chỉ là một phần nhỏ nhu cầu nhập khẩu 9,6 triệu thùng của Trung Quốc trong tháng 4, trị giá khoảng 20 tỷ USD. Và trong khi xuất khẩu của Mỹ có thể tăng, những nút thắt cơ sở hạ tầng thời điểm này có thể kiềm chế doanh số.
Các kho cảng xuất khẩu dầu của Mỹ là nhỏ theo tiêu chuẩn toàn cầu và cho tác tàu lớn nhất, không phù hợp qua kênh đào Panama. Phải đi vòng qua châu Phi, họ có bất lợi so với các nhà sản xuất từ Trung Đông, châu Phi và châu Âu.
Washington cũng muốn Mỹ xuất khẩu thêm khí tự nhiên hóa lỏng ( LNG) sang Trung Quốc. Trong năm 2017, Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc là khách hàng LNG lớn thứ hai thế giới sau Nhật Bản. Trung Quốc đang trông cậy vào các nguồn năng lượng chi phí thấp để giảm sử dụng than và cắt giảm ô nhiễm môi trường.
Trong khi xuất khẩu LNG tăng, chỉ có duy nhất hai cơ sở xuất khẩu lớn hoạt động tại Mỹ, cả hai phần lớn đã ký hợp đồng cung cấp của họ. Cũng có những hạn chế tại Trung Quốc do công suất đường ống và kho cảng. Các cơ sở hóa lỏng bổ sung đang được xây dựng tại 5 địa điểm của Mỹ. Nếu các công ty Trung Quốc trở thành đối tác trong các dự án xuất khẩu của Mỹ, xuất khẩu LNG của Mỹ sang Trung Quốc có thể tăng vọt.
Charlie Cone, nhà phân tích độc quyền LNG để cung cấp số liệu cho Genscape cho biết “ít nhất 13% trong tổng số LNG của Mỹ xuất sang Trung Quốc, và chúng tôi dự kiến số lượng này tăng do có thêm công ty của Mỹ ký hợp đồng dài hạn với khách hàng Trung Quốc bởi quốc gia của họ tiếp tục phát triển cơ sở hạ tầng khí đốt”.
Paul Burke, giám đốc khu vực Bắc Á của Hội đồng Xuất khẩu Đậu tương Mỹ cho biết Trung Quốc có thể chỉ đạo các nhà máy nghiền đậu tương nhà nước mua thêm hạt có dầu dư thừa của Mỹ. Điều đó có khả năng bổ sung 14 triệu tấn nhập khẩu trị giá 6 tỷ USD trong thanh toán thương mại năm nay vào chi phí của các nhà xuất khẩu lớn Brazil và Argentina.
Đậu tương là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai của Mỹ sang Trung Quốc, với trị giá 12 tỷ USD trong năm ngoái.
Trung Quốc đang nới lỏng kiểm soát về chế biến nhập khẩu của ngô biến đổi gen và phân bố đầy đủ hạn ngạch nhập khẩu thuế quan thấp đối với lúa mì cũng bổ sung thêm xuất khẩu ngũ cốc.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet