Tổng thống Mỹ Donald Trump cuối cùng đã đưa mục tiêu ngừng xuất khẩu dầu của Iran và do đó bóp nghẹt nguồn doanh thu chính của Tehran. Washington đang gây áp lực cho Iran để hạn chế chương trình hạt nhân của họ và dừng ủng hộ dân quân ở Trung Đông.
Mỹ có thể sẽ gia hạn miễn trừ cho hầu hết các quốc gia mua dầu thô của Iran, gồm các khách hàng lớn nhất Trung Quốc và Ấn Độ, để đổi lấy cam kết giảm nhập khẩu tổng thể dưới 1 triệu thùng/ngày. Số lượng đó thấp hơn khoảng 250.000 thùng/ngày so với lượng xuất khẩu hiện nay 1,25 triệu thùng/ngày của Iraq.
Một trong các nguồn tin cho biết “mục tiêu hiện nay là giảm xuất khẩu dầu của Iran xuống dưới 1 triệu thùng/ngày”, ngoài ra chính quyền Trump lo ngại rằng việc thúc ép đóng cửa hoàn toàn xuất khẩu dầu của Iran trong một thời gian ngắn sẽ đẩy giá dầu trên toàn cầu tăng vọt.
Washington cũng có thể từ chối miễn trừ cho một số nước không mua dầu thô của Iran gần đây.
Mỹ đã tái áp đặt các lệnh trừng phạt trong tháng 11/2018 sau khi rút khỏi hiệp ước hạt nhân quốc tế năm 2015 giữa Iran và 6 cường quốc thế giới. Những lệnh trừng phạt này đã làm xuất khẩu dầu của Iran giảm một nửa.
Để các nhà nhập khẩu có thời gian tìm nguồn thay thế và ngăn cản giá dầu tăng vọt, Mỹ đã cấp miễn trừ mua dầu của Iran cho một số khách hàng chủ chốt với điều kiện họ giảm dần nhập khẩu trong tương lai. Việc miễn trừ được gia hạn 6 tháng một lần.
Một nguồn tin cho biết xuất khẩu của Iran về 0 có thể được chứng minh là khó khăn, ngoài ra giá dầu Brent quốc tế quanh 65 USD/thùng là ở cuối nấc cao trong phạm vi giá dầu dễ chịu của Tổng thống Trump. Chốt phiên ngày 13/3/2019 giá dầu ở mức 67,55 USD/thùng.
Cả hai nguồn tin cho biết họ đã được chính quyền Trump tóm tắt về vấn đề này nhưng không được phép nói công khai và yêu cầu giấu tên.
Trong khi các cuộc đàm phán mới nhất về miễn trừ nhằm giảm xuất khẩu, nguồn tin này cho biết chính quyền vẫn cam kết hoàn toàn ngừng xuất khẩu của Iran trong tương lai.
Brian Hook, đại diện đặc biệt của Bộ Ngoại giao về Iran, cũng cho biết tại hội nghị ở Houston rằng Washington đang thuyết phục kế hoạch đưa xuất khẩu dầu thô của Iran về 0.
Hook cho biết ông Trump đã nói rõ ràng rằng chúng ta cần có một chiến dịch gây áp lực kinh tế tối đa với Iran, “nhưng ông cũng không muốn gây sốc cho các thị trường dầu mỏ”.
Người pháp ngôn của Bộ Năng lượng từ chối bình luận về mục tiêu khối lượng mới cho các nhà nhập khẩu, nhưng cho biết các quan chức Mỹ liên tục đánh giá các thị trường dầu mỏ toàn cầu để xác định việc miễn trừ trừng phạt.
Miễn trừ ít hơn, dầu ít hơn
Trong tháng 11/2018, Washington đã cung cấp miễn trừ cho 8 nền kinh tế (đã giảm lượng dầu nhập khẩu của họ từ Iran), cho phép họ tiếp tục mua mà không bị trừng phạt trong 6 tháng tiếp. Đó là Trung Quốc và Ấn Độ, cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Italy và Hy Lạp. Tám quốc gia này đang đàm phán song phương về việc miễn trừ.
Chính quyền Mỹ đang xem xét từ chối yêu cầu gia hạn với Italy, Hy Lạp và Đài Loan, một phần vì họ đã không sử dụng hết sự miễn trừ của mình cho tới nay.
Hy Lạp và Italy không mua bất kỳ lượng dầu nào của Iran, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Bijan Zanganeh cho biết trong tháng 2/2019.
Không rõ liệu chính quyền Mỹ có thể thuyết phục Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ (tất cả đều phụ thuộc nhiều vào dầu của Iran và đã chỉ trích các lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran) giảm nhập khẩu không.
Một nguồn tin cho biết “Ấn Độ, Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ - 3 trường hợp khó khăn - sẽ tiếp tục đàm phán với chính quyền và có thể tiếp tục được gia hạn miễn trừ”.
Washington đang gây áp lực với đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc để giảm mua dầu thô từ Iran. Theo Amos Hochstein, người phụ trách trừng phạt Iran cho biết chính quyền sẽ khó khăn để cắt giảm xuất khẩu của Iran xuống dưới 1 tiệu thùng/ngày do nhu cầu mạnh từ Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Hochstein nói với các Bộ trưởng Năng lượng của các nước tiêu thụ dầu lớn “nhìn vào thị trường hiện nay dường như hợp lý rằng xuất khẩu của Iran sẽ vẫn ở mức trung bình 800.000 tới 1,1 triệu thùng/ngày”. Ông dự kiến riêng Trung Quốc và Ấn Độ đã mua khoảng 800.000 tới 900.000 thùng/ngày.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet