Tuần trước Mỹ đã than phiền với ủy ban trừng phạt Triều Tiên gồm 15 thành viên của Hội đồng bảo an rằng tính tới ngày 30/5, đã có 89 vụ vận chuyển các sản phẩm dầu mỏ bằng tàu không hợp pháp của Bình Nhưỡng.
Họ đã yêu cầu ủy ban này thông báo tới tất cả các nước thành viên Liên hợp quốc rằng Triều Tiên đã phá vỡ hạn chế dầu mỏ đã lọc ở mức 500.000 thùng/năm - đã áp đặt bởi hội đồng hồi tháng 12/2017 và yêu cầu dừng ngay lập tức tất cả các vụ vận chuyển.
Nhưng người đứng đầu của Nga ở Liên hợp quốc đã trì hoãn yêu cầu của Mỹ, nói với ủy ban rằng họ đang tìm kiếm thêm thông tin về từng trường hợp chuyển giao xăng dầu bất hợp pháp.
Trung Quốc đã ủng hộ Nga và yêu cầu Mỹ cung cấp thêm thông tin thực tế cho tất cả các nước nghiên cứu và đưa ra phán xét. Động thái này đến một ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đề nghị một lời hứa từ Tổng thống Nga Valdimir Putin để giúp đàm phán với Triều Tiên. Ông cũng cho biết “không vội vàng, các lệnh trừng phạt vẫn còn”.
Đại sứ của Nga tới Triều Tiên cũng cho biết sẽ là hợp lý để nêu lên câu hỏi về việc giảm bớt các lệnh trừng phạt Triều Tiên với Hội đồng bảo an Liên hợp quốc.
Theo trang web của ủy ban trừng phạt Triều Tiên tại Hội đồng bảo an chỉ Nga và Trung Quốc báo cáo bán được 14.000 tấn xăng dầu sang Triều Tiên trong năm 2018.
Nhưng Washington cho biết Triều Tiên cũng đạt được thêm xăng dầu bất hợp pháp thông qua vận chuyển bằng tàu trên biển. Họ không nói những nước họ tin tưởng đã cung cấp bất hợp pháp cho Triều Tiên. Tuy nhiên, họ đề cập một trường hợp chuyển giao liên quan tới tàu mang cờ Nga.
Hồi tháng 12/2017, Reuters đã báo cáo rằng các tàu của Nga đã cung cấp nhiên liệu cho Triều Tiên bằng cách chuyển hàng hóa trên biển. Phái đoàn của Nga ở Liên hợp quốc cho biết họ đang tìm kiếm giải thích về phương pháp đã sử dụng trong tính toán xăng dầu xuất khẩu bất hợp pháp.
Mỹ đã cung cấp một danh sách cho ủy ban Hội đồng bảo an trong tuần trước với 89 giao dịch bất hợp pháp của Triều Tiên và vài bức ảnh.
Hội đồng bảo an đã nhất trí tăng cường trừng phạt Triều Tiên kể từ năm 2006 trong một nỗ lực cắt giảm tài trợ cho các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Bình Nhưỡng, cấm xuất khẩu gồm than, sắt, chì, dệt may và hải sản và hạn chế nhập khẩu dầu thô và sản phẩm xăng dầu.
Trong tháng 3/2018, hội đồng đã liệt kê hàng chục tàu và công ty vận chuyển dầu và than lậu của Triều Tiên.
Nguồn: VITIC/Reuters