Số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho biết nước tiêu thụ than hàng đầu thế giới này đã mua 7,94 triệu tấn than từ Australia trong tháng trước, tăng 9,4% so với một năm trước, giảm từ 8,07 triệu tấn trong tháng 12.
Các nguồn cung cấp than của Indonesia tăng vọt gần 40% trong tháng 1 so với một năm trước lên 5,04 triệu tấn, một trong số tháng cao nhất của nước này kể từ năm 2014.
Sự tăng vọt này là sự phục hồi lớn từ tháng 12 chỉ 1,7 triệu tấn, khi trì hoãn nạp hàng ở các cảng Indonesia do mưa lớn làm chậm chất hàng lên tàu.
Các khách hàng than của Indonesia cũng do dự các đơn hàng nhiên liệu này, do các quy định vận chuyển than và dầu cọ mới mà Jakarta đã phát hành được dự kiến hạn chế xuất khẩu trên các tàu của Indonesia. Quy định này sẽ có hiệu lực vào cuối tháng 4.
Với thời tiết băng giá quét qua Trung Quốc trong cuối tháng 1 và đầu tháng 2, một số nhà máy điện chạy than cảnh báo nguồn cung than hạn hẹp do tồn kho của họ giảm dưới mức tiêu chuẩn bởi mức tiêu thụ kỷ lục hàng ngày.
Số liệu phát hành trong tháng này cho thấy rằng Trung Quốc đã nhập khẩu tổng cộng 27,81 triệu tấn than trong tháng 1, mức cao nhất trong 4 năm.
Một thương nhân ở Trịnh Châu cho biết “than đã nhập khẩu tiếp tục đóng một vai trò quan trọng do bổ sung thêm vào than trong nước cho đến giữa tháng 3 bởi nhu cầu sưởi ở miền bắc Trung Quốc vẫn mạnh”. Mùa đông thường kết thúc vào giữa tháng 3 ở miền bắc Trung Quốc.
Số liệu ở cảng và theo dõi các tàu của Thomson Reuters cho thấy Trung Quốc sẽ nhập khẩu khoảng 21,68 triệu tấn than bằng đường biển trong tháng 2. Giá than nhiệt trên sàn giao dịch hàng hóa Trịnh Châu của Trung Quốc đạt 679,8 NDT (106,89 USD)/tấn vào 29/1, tăng từ khoảng 390 NDT một năm trước.
Để đảm bảo ổn định các nguồn cung than, các nhà chức trách địa phương và nhà nước đã yêu cầu các mỏ tăng cường sản xuất và yêu cầu các cảng đẩy nhanh quá trình tiếp nhận than bằng đường biển.
Giá than nhiệt giao ngay từ cảng Newcastle, Australia đã chạm mức cao nhất 13 tháng tại 109,5 USD vào ngày 17/1.
Nhập khẩu từ Nga cũng tăng trong tháng 1, tăng 43% lên 2,53 triệu tấn so với 2,14 triệu tấn trong tháng 12/2017.
Tuy nhiên, nhập khẩu từ Mongolia giảm 40,8% xuống 1,85 triệu tấn so với một năm trước và giảm từ 2,83 triệu tấn trong tháng 12 do tắc nghẽn ở biên giới Trung Quốc.
Nguồn: VITIC/Reuters
 

Nguồn: Vinanet