Tổ chức OPEC+ cũng yêu cầu các nước như Nigeria và Iraq, quốc gia đã sản xuất vượt hạn ngạch trong tháng 5 và tháng 6/2020, phải bù bằng việc cắt giảm thêm trong tháng 7 tới tháng 9/2020.
Ban đầu hồi tháng 4/2020, OPEC+ đã đồng ý sẽ cắt giảm sản lượng 9,7 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và tháng 6/2020 để hỗ trợ giá giảm bởi khủng hoảng Covid-19. Việc cắt giảm sẽ giảm xuống 7,7 triệu thùng/ngày từ tháng 7 tới tháng 12/2020.
Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Thái tử Abdulaziz bin Salman trả lời trên một hội nghị trực tuyến của các bộ trưởng OPEC+ “nhu cầu đang trở lại do các nền kinh tế tiêu thụ nhiều dầu mỏ trở lại sau khi phong tỏa bởi dịch bệnh. Nhưng chúng tôi vẫn chưa hết khó khăn và thách thức vẫn còn phía trước”.
Dầu thô Brent đã tăng lên mức cao nhất 3 tháng trong ngày 5/6/2020, trên 42 USD/thùng, sau khi giảm xuống dưới 20 USD/thùng hồi tháng 4/2020. Giá vẫn thấp hơn 30% so với cuối năm 2019.
Saudi Arabia, lãnh đạo thực tế của OPEC, và Nga phải thực hiện một hành động cân bằng để thúc đẩy giá dầu nhằm đáp ứng nhu cầu ngân sách của họ trong khi không thúc đẩy giá trên 50 USD/thùng để tránh việc khuyến khích khôi phục sản lượng dầu đá phiến của Mỹ.
Vẫn chưa rõ liệu Saudi Arabia, UAE và Kuwait sẽ gia hạn việc cắt giảm sản lượng tình nguyện 1,18 triệu thùng/ngày ngoài tháng 6/2020 không.
Thỏa thuận tháng 4/2020 đạt được dưới sức ép của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người muốn tránh ngành dầu mỏ Mỹ phá sản.
Ông Trump trước đó đã đe dọa rút hết quân đội Mỹ ra khỏi Saudi Arabia nếu Riyadh không hành động, đã nói chuyện với các nhà lãnh đạo Nga và Saudi Arabia trước cuộc thảo luận ngày 5/6, cho biết ông rất vui với giá dầu phục hồi.
Trong khi giá dầu đã phục hồi một phần, giá vẫn thấp hơn chi phí của hầu hết các nhà sản xuất dầu đá phiễn Mỹ. Việc đóng cửa, sa thải và cắt giảm chi phí tiếp tục trên khắp nước Mỹ.
Do việc phong tỏa dịu đi, nhu cầu dầu mỏ được dự kiến vượt nguồn cung ở thời điểm nào đó trong tháng 7/2020 nhưng OPEC vẫn chưa xóa được 1 tỷ thùng dầu tồn kho được tính toánh kể từ tháng 3/2020.
Quyết định ngày 5/6/2020 sẽ giúp tồn kho của OPEC giảm 3 tới 4 triệu thùng/ngày trong tháng 7 và tháng 8/2020. Tồn kho giảm nhanh hơn, giá sẽ tăng cao hơn.
Bộ trưởng Dầu khí của Nigeria cho biết ủng hộ ý tưởng bù cho sản lượng vượt hạn ngạch của họ trong tháng 5 và tháng 6/2020.
Iraq một trong những quốc gia có mức tuân thủ kém nhất trong tháng 5/2020 đã đồng ý cắt giảm thêm mặc dù không rõ Baghdad sẽ đạt được thỏa thuận với các nhà sản xuất chính thế nào về cắt giảm sản lượng của Iraq. Iraq đã sản xuất nhiều hơn hạn ngạch 520.000 thùng/ngày trong tháng 5/2020, trong khi sản xuất vượt của Nigeria là 120.000 thùng/ngày. Angola là 130.000 thùng/ngày, Kazakhstan là 180.000 thùng/ngày và Nga là 100.000 thùng/ngày.
Ủy ban giám sát chung của OPEC+ gọi là JMMC, sẽ nhóm họp hàng tháng cho tới tháng 12/2020 để xem xét về thị trường, mức tuân thủ và mức đề nghị cắt giảm. Cuộc họp tới của JMMC sẽ lên kế hoạch vào ngày 18/6/2020.
OPEC và OPEC+ sẽ tổ chức cuộc họp lần tới vào ngày 30/11 và 1/12/2020.
 

Nguồn: VITIC/Reuters